Đánh giá hiệu quả về môi trường

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT  GIẢI PHÁP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA  HUYỆN KHOÁI CHÂU - TỈNH HƯNG YÊN  (Trang 69 - 72)

- Phạm vi nghiên cứu:

4. Kết quả nghiên cứu

4.3.3. Đánh giá hiệu quả về môi trường

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi chỉ xin được đề cập đến ảnh hưởng của các kiểu sử dụng đất đến môi trường thông qua chỉ tiêu: mức đầu tư phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.

Theo Đỗ Nguyên Hải, một trong những ngun nhân chính dẫn đến suy giảm độ phì ở những vùng thâm canh cao là vấn đề sử dụng phân bón mất cân đối giữa N:P:K.

Kết quả điều tra nông hộ về mức sử dụng phân bón cho các loại cây trồng của huyện Khối Châu được so sánh với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý cho các cây trồng của Nguyễn Văn Bộ (2000) [3]. Kết quả cụ thể lượng phân bón cho các cây trồng được trình bày trong bảng 4.9.

Do mới tìm hiểu được tiêu chuẩn bón phân cân đối của một số cây trồng, nên những nhận xét của chúng tôi chưa phản ánh đầy đủ thực trạng sử dụng phân bón của huyện Khối Châu. Tuy nhiên, chúng tôi muốn đưa ra những nhận xét chung nhất về tình hình sử dụng phân bón để có những giải pháp phù hợp cho định hướng phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố trong giai đoạn tới:

- Mức độ đầu tư phân bón cho cây trồng ở mức bình thường, nhóm cây rau màu, cây ăn quả lượng phân bón tương đối cao hơn các cây khác. Lượng đạm chủ yếu được bón từ phân urê, lân chủ yếu từ supe lân, kali chủ yếu từ kaliclorua.

Bảng 4.9: So sánh mức đầu tư phân bón với tiêu chuẩn bón phân cân đối và hợp lý.

Theo điều tra nông hộ Theo tiêu chuẩn (*) Loại cây trồng N (kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) N (kg/ha) P2O5 (kg/ha) K2O (kg/ha) Phân chuồng (tấn/ha) 1. Lúa xuân 130,6 85,5 80,24 7,7 120-130 80-90 30-60 8-10 2.Lúa mùa 124,6 66,5 60,3 7,2 80-100 50-60 0-30 6-8 3. Khoai lang 61,6 40,2 40 4,5 50-60 40-50 60-90 8-10 4. Bắp cải 160 66,09 5,2 180-200 80-90 110-120 25-30 5. Su hào 129,61 65,79 70,89 5,5 6. Bầu 65,7 46,6 8,1 7. Bí xanh 65,7 46,6 8,3 8. Cà chua 122,5 74,37 83,83 6,5 180-200 90-180 150-240 20-40 9. Khoai tây 132,4 70,78 60 12,8 120-150 50-60 120-150 20-25 10. Đậu đỗ 75 50,2 5,2 11. Hành 130,02 75 46,5 5,5 50-60 70-80 80-90 25-30 12. Đậu tương 49,7 50,2 62 8,2 20 40-60 40-60 5-6 13. Lạc 64,4 53,7 5,9 30-40 40-60 40-60 8-12 14. Cam vinh 119,84 60,84 75,7 11 70-80 40-60 70-80 8-10 15. Cam canh 119,84 60,84 75,7 11 70-80 40-60 70-80 8-10 16. Bưởi diễn 123,3 75,6 74 13 17. Táo 90,25 62,57 76,6 10 18. Nhãn 72 58 36 7,5 80-100 30-40 80-100 4-6 19. Chuối 69,84 71,67 17,64 7,6 200 60-90 200 20. Quấ quả 184,33 90,84 221,56 8,1 150-180 40-60 180-240 21. Quất cảnh 155,4 155 100 15,7

- Việc cân đối giữa N:P2O5:K2O đối với mỗi cây trồng là rất khác nhau, đặc biệt là ở cây ăn quả. Một số cây trồng lượng phân bón mất cân đối giữa N và P2O5 với K2O. Gần như nơng dân chưa có thói quen bón phân kali cho cây trồng vì thế đã gây ảnh hưởng không tốt đến việc hấp thụ dinh dưỡng, đến năng suất cây trồng, đến môi trường.

- Đạm và lân được dùng nhiều trong số các loại phân vô cơ. Tuy nhiên một số cây trồng lượng phân đạm và lân bón chưa đạt tới chỉ tiêu định mức mà cây trồng cần.

- Chất hữu cơ có vai trị quan trọng đối với độ phì đất. Tuy nhiên, lượng phân hữu cơ được bón thấp hơn nhiều so với yêu cầu.

Tóm lại: xét tổng thể lượng phân bón tỉ lệ N:P2O5:K2O đạt yêu cầu ở mức thông thường, xét trên từng cây trồng cụ thể, tỉ lệ này mất cân đối nghiêm trọng. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất và sản xuất lâu bền cần phải có hướng dẫn cụ thể tỉ lệ phân bón N:P:K cân đối cho từng cây trồng. Mặt khác, để có thể nhận định chính xác về sự ảnh hưởng của phân bón đến đất, nước, sinh vật ... cần được nghiên cứu phân tích đầy đủ các chỉ tiêu về đất, nước và các nông sản phẩm.

Qua điều tra về lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong quá trình sản xuất ở các loại cây trồng cho thấy lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tương đối nhiều, hầu hết các loại cây trồng đều được phun thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt là các loại cây rau màu và nhóm cây ăn quả, cây cảnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật rất nhiều. Do số lượng thuốc và số lần phun thuốc nhiều, hơn nữa có lần phun ngay trước khi thu hoạch nên lượng thuốc bảo vệ thực vật còn dư lượng trong đất, trong sản phẩm nông nghiệp là tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và chất lượng sản phẩm. Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét và khuyến cáo cho các hộ nông dân sử dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp và các biện pháp khác nhằm hạn chế đến mức tối đa dùng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc một cách khoa học.

Từ số liệu điều tra chúng tôi tổng hợp được mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên một số loại cây trồng thể hiện ở bảng 4.10 sau:

Bảng 4.10. Mức độ sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật

Cây trồng Tên thuốc Trị bệnh Tiêu chuẩn cho phép

Thực tế sử dụng

Asitrin 50EC Sâu cuốn lá, sâu cắn gié 0,2 lit/ha 0,3 lit/ha Southsher 10EC Bọ xít hơi 0,2 lit/ha 0,25 lit/ha Methik 25EC

Sâu phao đục bẹ, đục cuốn lá,

nhện gié 1 - 1,2 lit/ha 1,5 lit/ha Diboxylin 2SL Đạo ôn, khô vằn lúa 0,14 lit/ha 0,18 lit/ha Ningnastar 30SL Vàng lá, đạo ôn, khô vằn 0,08 lit/ha 0,09 lit/ha Padan 95SP Sâu cuốn lá, rầy nâu, đục thân 0,08kg/ha 0,09kg/ha Lúa

Gramoxne 20 SL Thuốc trừ cỏ 2-3 lit/ha 3,5 lit/ha Bian 40EC Bọ xít, rệp 1,0 - 2,0 lit/ha 2,2 lit/ha Supracide 40EC Rệp sáp, rầy mềm, côn trùng 1-1,5 lit/ha 1,7 lit/ha Đậu tương,

đậu đỗ, bầu, bí

Angun 5WDG Sâu đục quả 0,2- 0,25kg/ha 0,4 kg/ha Vitashield 40EC

Sâu ăn lá, sâu xanh, sâu tơ,

rầy mềm 0,4 - 0,8 lit/ha 0,95 lit/ha Diboxylin 2SL Thỗi nhũn bắp cải 0,14lit/ha 0,17lit/ha Southsher 10EC Sâu đục thân bắp cải

0,2 – 0,4

lit/ha 0,35 lit/ha Bắp cải

Dibaroten 5SL Sâu xanh, sâu tơ, rầy 1 – 2 lit/ha 3 lit/ha Diboxylin 2SL Thỗi nhũn cà chua 0,14 lit/ha 0,16 lit/ha Match 50 EC Sâu đục hoa, quả 0,4 - 0,8 lit/ha 0,7 lit/ha Cà chua

Southsher 10EC Sâu xanh, sâu ăn tạp

0,2 – 0,4

lit/ha 0,5 lit/ha Match 50 EC Sâu tơ 0,5- 1,0lit/ha 1,4 lit/ha Su hào

Padan 95SP Sâu cuốn lá, đục thân 0,08kg/ha 0,09kg/ha Polythrin Bệnh ruồi đen 0,4lit/ha 0,7lit/ha Mancozeb Trị bệnh nấm 0,7 lit/ha 0,8 lit/ha Khoai Tây

Damycine 3SL Thối gốc, thối rễ, lở cổ rễ 1,5 – 2 lit/ha 2 lit/ha Dibaroten 5SL Rầy chổng cánh, nhện đỏ 1 -2 lit/ha 4 lit/ha Aivan 64SL Thối nhũ quả, sương mai

8-10ml/bình 8

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT  GIẢI PHÁP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA  HUYỆN KHOÁI CHÂU - TỈNH HƯNG YÊN  (Trang 69 - 72)