- Phạm vi nghiên cứu:
4. Kết quả nghiên cứu
4.3.1. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của một doang nghiệp hay một địa phương. Một sản phẩm được sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không không những thể hiện ở chất lượng sản phẩm mà còn thể hiện ở chỗ sản phẩm được bán ra ở mức giá nào (Vũ Thị Phương Thụy, 2000) [42].
Từ thực tế đó, khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm xác định. Trong đề tài nghiên cứu chúng tôi dựa trên giá cả thị trường tại địa bàn huyện Khoái Châu và các vùng lân cận năm 2008.
Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng 4.7.
* Loại hình sử dụng đất chuyên lúa: Có một kiểu sử dụng đất là lúa
mùa - lúa xuân.
Hai vụ lúa là hình thức canh tác truyền thống của nơng dân Khối Châu tuy có mức độ thu nhập thấp so với một số loại hình khác với GTSX là 44.333,33 nghìn đồng/ha , giá trị gia tăng đạt 32.499,99 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần khá thấp ở mức 3.339,99 nghìn đồng/ha nhưng do đầu tư thấp, thu nhập khá ổn định, giải quyết được cả vấn đề lương thực của gia đình, nơng sản dễ bảo quản và cũng dễ tiêu thụ nên vẫn chiếm một tỷ lệ diện tích khá lớn trong các loại hình sử dụng đất hiện đang có ở địa phương. Hiện nay, người dân đã sử dụng nhiều giống lúa có năng suất cao, phẩm chất có thể chấp nhận được như các giống lúa lai, lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc (Nhị ưu 838, Đặc ưu 527, Kháng mằn, Q5...), các giống lúa lai và thuần của Việt Nam (Xi 23, Việt lai 20, C70, Đột biến 6, AC5...) đạt năng suất tương đối cao. Hiệu suất đồng vốn đầu tư của loại hình này cũng khá thấp, chỉ đạt 1,08 lần.
* Loại hình sử dụng đất chuyên màu: Với 06 kiểu sử dụng đất có diện tích
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất chính ĐVT: 1000đ/ha Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG LD công/ha CPLĐ Tổng chi GTGT Thu nhập thuần Hiệu suất đồng vốn (lần)
1. Lúa xuân - Lúa mùa 44.333,33 11.833,34 486 29.160,00 40.993,34 32.499,99 3339,99 1,08
2. Hành - cà chua - bắp cải 183.333,34 87.430,56 918 55.080,00 142.510,56 95.902,78 40.822,78 1,29
3. Bí xanh - cà chua - su hào 144.444,44 64.958,33 889 53.340,00 118.298,33 79.486,11 26.146,11 1,22
4. Lạc - đậu tương - khoai tây 90.555,56 30.875,00 778 46.680,00 77.555,00 59.680,56 13.000,56 1,17
5. Bầu - đậu tương - su hào 99.999,99 33.541,67 805 48.300,00 81.841,67 66.458,32 18.158,32 1,22
6. Đậu tương - lạc - đỗ 107.222,22 29.888,89 833 49.980,00 79.868,89 77.333,33 27.353,33 1,34
7. Lạc - đậu tương - khoai lang 78.055,56 30.791,67 694 41.640,00 72.431,67 47.263,89 5.623,89 1,08
8. Quất quả 155.555,56 73.194,44 833 49.980,00 123.174,44 82.361,12 32.381,12 1,26
9. Cam đường canh 275.000,00 115.500,00 1667 100.020,00 215.520,00 159.500,00 59.480,00 1,28
10. Cam vinh 213.888,89 65.944,44 1667 100.020,00 165.964,44 147.944,45 47.924,45 1,29 11. Bưởi diễn 222.222,22 100.694,44 1111 66.660,00 167.354,44 121.527,78 54.867,78 1,33 12. Táo 104.166,67 40.361,11 556 33.360,00 73.721,11 63.805,56 30.445,56 1,41 13. Nhãn 91.666,67 33.583,33 833 49.980,00 83.563,33 58.083,34 8.103,34 1,10 14. Chuối 125.000,00 61.666,67 556 33.360,00 95.026,67 63.333,33 29.973,33 1,32 15. Quất cảnh 277.777,78 102.569,44 1944 116.640,00 219.209,44 175.208,34 58.568,34 1,27
Từ bảng 4.7 cho thấy công thức 2, 3, 5, 6 là những loại hình sử dụng đất chiếm ưu thế trong vùng. Đây là những loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại hình sử dụng đất cịn lại. Trong các cơng thức trên thì các sản phẩm hàng hóa chủ yếu là hành, cà chua, bắp cải, bầu, bí, đậu đỗ.
Kiểu sử dụng đất hành - cà chua - bắp cải cho GTSX cao nhất 183.333,33 nghìn đồng/ha, GTGT 95.902,78 nghìn đồng/ha, đạt thu nhập thuần là 40.822,78 nghìn đồng/ha; kiểu sử dụng đất bí xanh - cà chua - su hào cho GTSX đứng thứ hai đạt 144.444,44 nghìn đồng/ha, GTGT đạt 79.486,11 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 26.146,11 nghìn đồng/ha; kiểu sử dụng đất đậu tương - lạc - đỗ có GTSX là 107.222,22 nghìn đồng/ha, GTGT là 77.333,33 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần là 27.353,33 nghìn đồng/ha; kiểu sử dụng đất bầu - đậu tương - su hào có GTSX là 99.999,99 nghìn đồng/ha, GTGT là 66.458,33 nghìn đồng/ha, thu hập thuần là 18.158,32 nghìn đồng/ha. Hiệu suất đồng vốn của các kiểu sử dụng đất này tương đối cao, cao nhất là kiểu sử dụng đất đậu tương - lạc - đỗ đạt 1,34 lần, tiếp theo là kiểu sử dụng đất hành - cà chua - bắp cải đạt 1,29 lần và thấp nhất là kiểu sử dụng đất lạc - đậu tương - khoai lang đạt 1,08 lần.
* Loại hình sử dụng đất chuyên cây ăn quả: Có 07 kiểu sử dụng đất
với diện tích 622,84 ha. Đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao và là điểm mạnh của Khối Châu. Mặc dù chi phí cao nhưng cây cam đường canh, cam vinh, bưởi diễn, chuối đều cho GTGT, thu nhập thuần cao, thu hút nhiều lao động. Trung bình GTSX của LUT cây ăn quả là 169.642,86 nghìn đồng/ha, GTGT 99.507,94 nghìn đồng/ha, CPTG là 70.134,92 nghìn đồng/ha, đạt thu nhập thuần trung bình 37.596,5 nghìn đồng/ha.
Trong 7 kiểu sử dụng đất của LUT cây ăn quả thì kiểu sử đụng đất cam đường canh đạt GTSX, GTGT, lợi nhuận cao nhất, sau đó đến bưởi diễn, cam vinh, quất quả, táo, chuối, đạt giá trị thấp nhất trong LUT này là kiểu sử dụng đất nhãn.
Hiệu suất đồng vốn của LUT cây ăn quả đạt từ 1,41 đến 1,10 lần, mặc dù GTSX, GTTG và thu nhập thuần của LUT cây ăn quả đạt mức cao nhưng mức đầu tư cho sản xuất cũng cao vì thế hiệu suất đồng vốn đạt được chưa cao lắm.
LUT cây ăn quả là một thế mạnh của huyện cần được quan tâm đầu tư chăm sóc tốt hơn nữa để cho năng suất, chất lượng cao hơn từ đó tăng sức cạnh tranh trên thị trường, thực tế sản xuất đã chứng tỏ khả năng phát triển các loại cây ăn quả trên địa bàn huyện Khối Châu.
* Loại hình sử dụng đất chuyên cây cảnh: Với một kiểu sử dụng đất duy
nhất là cây quất cảnh có diện tích 24,12 ha, kiểu sử dụng đất này có GTSX đạt 277.777,78 nghìn đồng/ha, GTGT đạt 175.208,33 nghìn đồng/ha, thu nhập thuần đạt 58.568,34 nghìn đồng/ha, đạt hiệu suất đồng vốn là 1,27 lần. Quất cảnh là sản phẩm hàng hóa cho giá trị kinh tế cao, tuy nhiên nó địi hỏi nhiều cơng sức, mức đầu tư lớn và địi hỏi người trồng có kỹ thuật chăm sóc cao, tỉ mỉ, rất phức tạp. Mặt khác, mức độ rủi ro lại cao, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường nên kiểu sử dụng đất này đạt hiệu quả cao nhưng rất khó nhân ra diện rộng. Những hộ áp dụng kiểu sử dụng đất này phải là các hộ có kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật cao và có nhiều vốn.