Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT  GIẢI PHÁP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA  HUYỆN KHOÁI CHÂU - TỈNH HƯNG YÊN  (Trang 29 - 34)

- Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:

2.3.3. Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa

2.3.3.1. Sự cần thiết phải xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa

Sản xuất hàng hóa là sự biểu hiện của lực lượng sản xuất đã phát triển có sự tồn tại của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Sản xuất hàng hóa phản ánh về trình độ của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội. Sự phân công lao động xã hội này càng sâu sắc bao nhiêu thì sản xuất hàng hóa càng phát triển bấy nhiêu, sự phát triển hàng hóa phải gắn với sự trao đổi của thị trường và chính sách của Nhà nước. Nơng nghiệp sản xuất hàng hóa phải gắn liền với trình độ canh tác của người nông dân, người nông dân cần phải biết chun mơn hóa, tập trung trong sản xuất nhằm tạo ra nông sản phẩm nhiều về số lượng, tăng cường về chất lượng, đa dạng về chủng loại để thỏa mãn nhu cầu của thị trường, đem lại hiệu quả cao nhất trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp.

Nơng nghiệp là một hoạt động sản xuất mang tính chất cơ bản của mỗi quốc gia (Nguyễn Đình Hợi, 1993) [24]. Nhiều nước trên thế giới có nền kinh tế phát triển, tỷ trọng của sản xuất công nghiệp và dịch vụ trong thu nhập quốc dân chiếm phần lớn, nơng nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng những khó khăn trong nơng nghiệp đã gây ra khơng ít những xáo động trong đời sống xã

hội và ảnh hưởng sâu sắc đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế chung (Đường Hồng Dật và các cộng sự, 1994) [9]. Để nông nghiệp có thể thực hiện được vai trị quan trọng của mình đối với nền kinh tế quốc dân đòi hỏi nơng nghiệp phải phát triển tồn diện, mạnh mẽ vững chắc. Con đường tất yếu để phát triển nông nghiệp nước ta là phải chuyển từ sản xuất nhỏ tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hóa [24]

ở Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu nông sản đã chiếm tới 30 - 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (Ngơ Thế Dân, 2001) [8], điển hình như cao su, cà phê, hồ tiêu, chè, lúa,... Tuy nhiên, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa Việt Nam cịn thấp so với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Điều đó làm cho các sản phẩm hàng hóa khó tiêu thụ, ảnh hưởng đến thu nhập của người sản xuất. Theo Đặng Hữu (2000) [25], nguyên nhân sâu xa của tình trạng trên là do bố trí cây trồng, vật ni chủ yếu dựa vào tiềm năng tự nhiên mà chưa dựa vào các luận cứ khoa học, chưa tổ chức tốt việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật. Một trong những nguyên nhân của việc xuất khẩu hàng hóa sụt giảm là ”chúng ta chưa có tập qn sản xuất nơng nghiệp chất lượng cao để cạnh tranh với thị trường thế giới” (Hoàng Thu Hà, 2001) [22]. Mặt khác, số đơng nơng dân cịn thiếu những hiểu biết về kinh tế thị trường, thiếu năng lực, bản lĩnh và trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh nơng nghiệp hàng hóa. Do đó, sản xuất hàng hóa cịn mang tính tự phát, thiếu ổn định và thiếu định hướng thị trường. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay là phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có định hướng và thị trường ổn định.

Chuyển sang nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa là sự tiến hóa hợp quy luật, đó là q trình chuyển nền nơng nghiệp truyền thống, lạc hậu sang nền nông nghiệp hiện đại phù hợp với cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Sản xuất hàng hóa là quy luật khách quan của mọi hình thái kinh tế xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển sản xuất của xã hội đó (Nguyễn Duy Tính, 1995)

[43]. Theo Lê Nin thì nguồn gốc của sản xuất hàng hóa là sự phân cơng lao động xã hội (Vũ Thị Phương Thụy, 2000) [42]. Vì thế, nền kinh tế tự cung tự cấp gắn liền với nền kinh tế đóng cửa và gần như tách biệt với thị trường làm cho nơng dân có cuộc sống thấp do năng suất lao động thấp, thế vận động kinh tế hộ nông dân tự cấp tự túc lên sản xuất hàng hóa, kích thích sự phát triển kinh tế nơng hộ lên sản xuất hàng hóa là đúng quy luật, nhằm tạo ra lực lượng sản xuất mới ở nơng thơn, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa (Vũ Thị Ngọc Trân, 1996) [44].

Nền sản xuất hàng hóa có đặc trưng là cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, trình độ khoa học - kỹ thuật, trình độ văn hóa của người lao động cao. Đó là nền sản xuất nơng nghiệp có cơ cấu sản xuất hợp lý, được hình thành trên cơ sở khai thác tối đa thế mạnh sản xuất nơng nghiệp từng vùng. Vì thế nó là nền nơng nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, khối lượng hàng hóa nhiều với nhiều chủng loại phong phú, đa dạng (Nguyễn Đình Hợi, 1993) [24].

Việc đưa nơng nghiệp sang phát triển sản xuất hàng hóa là q trình lâu dài và đầy những khó khăn phức tạp, cần phải gắn liền với việc hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh và thâm canh ngày càng cao và phải gắn nông nghiệp với lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp chế biến và được thực hiện thông qua việc phân cơng lại lao động, xã hội hóa sản xuất, ứng dụng các cơng nghệ mới vào sản xuất.

2.3.3.2. Hàng hóa, sản xuất hàng hóa

Đối với hộ nơng dân, những sản phẩm được đưa ra bán thì gọi là hàng hóa [24]. Đối với hệ thống trồng trọt, nếu mức hàng hóa được bán ra thị trường dưới 50% thị gọi là hệ thống nông nghiệp thương mại hóa một phần, nếu trên 50% thì gọi là hệ thống trồng trọt thương mại hóa (Hà Thị Thanh Bình, 2000) [2]. Hàng hóa là sản phẩm của lao động dùng để trao đổi (Đại từ điển kinh tế thị trường, 1998) [14]. Sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm đem bán để thu về giá trị của nó trong đó có phần giá trị thặng dư để tái sản

xuất và mở rộng quy mô (Phạm Duy Ưng, Nguyễn Khang, 1993) [45].

Hàng hóa là sản phẩm do người lao động tạo ra, nhưng để trao đổi, sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển dựa trên cơ sở phát triển các phương thức sản xuất và sự phân công lao động xã hội. Sự phân công ấy càng cao, càng sâu sắc, trình độ chun mơn hóa cao thì sản xuất hàng hóa càng phát triển, đời sống người dân ngày một tăng lên. Điều đó lại làm cho q trình trao đổi hàng hóa diễn ra mạnh hơn, sản xuất hàng hóa càng phát triển đa dạng hơn.

Nền kinh tế thị trường ra đời làm nảy sinh mối quan hệ cung cầu trên thị trường. Đối với sản xuất nơng nghiệp thì khả năng cung cho thị trường là các loại nông sản phẩm ... cịn cầu nơng nghiệp là các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu ... Hiện nay, nếu chủ hộ khơng chun mơn hóa cao trong việc sản xuất kinh doanh, không thay đổi giống và thâm canh tăng vụ thì kết quả sản xuất cũng chỉ để thỏa mãn nhu cầu của mình mà khơng có sản phẩm mang ra bán ở thị trường, hoặc sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu của thị trường và sẽ khơng có tích lũy để đề phịng rủi ro. Trong sản xuất hàng hóa rủi ro về thị trường ln là mối lo ngại nhất của người sản xuất.

Theo Nguyễn Duy Bột (2001) [4], thị trường và hoạt động tiêu thụ nông sản phẩm ở nước ta nổi lên một số vấn đề sau:

- Hầu hết các sản phẩm nông nghiệp thường bị tồn đọng, nhất là vào vụ thu hoạch.

- Trong tất cả các kênh phân phối liên quan đến sản xuất nông nghiệp đều có sự tham gia rất phổ biến của tư thương. Phân phối qua nhiều khâu trung gian đã làm chậm quá trình lưu thơng sản phẩm, thậm chí gây ách tắc dẫn đến tồn đọng giả tạo.

- Hệ thống kinh doanh thương mại Nhà nước đang lâm vào thế lúng túng. Thị trường đầu ra không ổn định gây khó khăn thường xun cho nơng nghiệp trong việc bao mua sản phẩm và bao cung tư liệu sản xuất.

mình có chứ chưa phải bán cái thị trường cần”, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu sử dụng cái sẵn có chứ chưa chủ động khai thác các yếu tố của nền kinh tế thị trường.

Từ những vấn đề trên cho thấy: xây dựng nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa là hướng đi đúng, là sự tiến hóa hợp quy luật. Do đó, tìm kiếm thị trường và những giải pháp sản xuất, đầu tư hợp lý để sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa có hiệu quả cao, ổn định là rất cần thiết.

2.3.3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nơng nghiệp sản xuất hàng hóa

- Các yếu tố về điều kiện tự nhiên:

Điều kiện đất đai, khí hậu, thời tiết có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp. Nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hộ nơng dân có thể lợi dụng những yếu tố đầu vào miễn phí để tạo ra nơng sản hàng hóa với giá rẻ (Nguyễn Duy Tính, 1995) [43].

- Các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội:

Thị trường là nhân tố quan trọng, dựa vào nhu cầu của thị trường nông dân lựa chọn hàng hóa để sản xuất.

Các chính sách kinh tế có ảnh hưởng lớn đến sản xuất hàng hóa của nơng dân. Đó là cơng cụ để Nhà nước can thiệp vào sản xuất nhằm khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất các loại nơng sản hàng hóa (Phan Sỹ Mẫn, Nguyễn Việt Anh, 2001) [31].

Các chính sách khác: chính sách đất đai, các chính sách đầu tư, hỗ trợ ... - Những yếu tố về tổ chức sản xuất, kỹ thuật:

Tổ chức sản xuất có tác động lớn đến sản xuất hàng hóa của hộ nơng dân thông qua các khâu: tổ chức dịch vụ đầu vào và đầu ra

Về kỹ thuật: sản xuất hàng hóa của hộ nơng dân không thể tách rời những tiến bộ kỹ thuật và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Sản xuất nơng nghiệp hàng hóa phát triển địi hỏi phải khơng ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành nông sản phẩm, muốn vậy cần phải có quy trình cơng nghệ cao và đồng bộ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT  GIẢI PHÁP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA  HUYỆN KHOÁI CHÂU - TỈNH HƯNG YÊN  (Trang 29 - 34)