- Phạm vi nghiên cứu:
15 ml/bình 8 lít
4.3.4. Đánh giá tổng hợp hiệu quả của các kiểu sử dụng đất
Trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các kiểu sử dụng đất của huyện, chúng tôi tiến hành đánh giá định tính tổng hợp đối với các chỉ tiêu về hiệu quả cho các kiểu sử dụng đất.
Để đánh giá các hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các kiểu sử dụng đất là cao hay thấp cần có các chỉ tiêu để đánh giá, từ đó chúng tơi đã lập ra một hệ thống các chỉ tiêu được trình bày cụ thể trong bảng 4.11, 4.12, 4.13 sau:
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
ĐVT: 1 triệu đồng /ha
Chỉ tiêu kinh tế Rất cao Cao Trung bình Thấp GTSX > 200 100 - 200 50 - 100 < 50 GTGT > 100 70 - 100 40 - 70 < 40 Thu nhập thuần > 30 20 - 30 10 - 20 < 10
Bảng 4.12: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Chỉ tiêu xã hội Rất cao Cao Trung bình Thấp Số cơng >1500 công/ha 1000 - 1500 công/ha 600 - 1000 công/ha < 600 công/ha Giá trị ngày công > 150 triệu
đồng 100 – 150 triệu đồng 50 – 100 triệu đồng < 50 triệu đồng
Bảng 4.13: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường
Chỉ tiêu môi trường ảnh hưởng Không ảnh hưởng Phân bón
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của một doang nghiệp, của một địa phương cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng đất nơng nghiệp. Vì vậy, nếu cho tổng cả ba hiệu quả đạt giá trị tối ưu là 10 điểm trong đó hiệu quả kinh tế đạt giá trị tối ưu là 4 điểm, hiệu quả xã hội đạt giá trị tối ưu là 3 điểm, hiệu quả môi trường đạt giá trị tối ưu là 3 điểm. Từ đó ta có bảng đánh giá tổng hợp hiệu quả các kiểu sử dụng đất như sau:
Bảng 4.14. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất bền vững của các kiểu sử dụng đất
ĐVT: điểm
Kiểu sử dụng đất Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả môi trường Tổng hiệu quả
1. Lúa xuân - lúa mùa 1 2 2 5 2. Hành - cà chua - bắp cải 4 2 1 7 3. Bí xanh - cà chua - su hào 3 2 2 7 4. Lạc - đậu tương - khoai tây 2 2 2 6 5. Bầu - đậu tương - su hào 2 2 2 6 6. Đậu tương - lạc - đỗ 3 2 2 7 7. Lạc - đậu tương - khoai 2 2 2 6 8. Quất quả 4 2 1 7 9. Cam đường 4 3 1 8 10. Cam vinh 4 3 1 8 11. Bưởi diễn 4 3 1 8 12. Táo 3 2 2 7 13. Nhãn 2 2 2 6 14. Chuối 3 3 2 8 15. Quất cảnh 4 3 1 8
Qua bảng 4.14 ta thấy kiểu sử dụng đất cam đường, cam vinh, bưởi diễn, chuối, quất cảnh đạt tổng hiệu quả cao nhất với 8 điểm, sau đó đến kiểu sử dụng đất hành - cà chua - bắp cải, bí xanh - cà chua - su hào, đậu tương - lạc - đỗ, táo, quất quả đạt tổng hiệu quả là 7 điểm. Và kiểu sử dụng đất lúa
xuân - lúa mùa có tổng hiệu quả thấp nhất với 5 điểm.
Từ kết quả nghiên cứu ở huyện Khối Châu, chúng tơi đi đến một số nhận xét chung như sau:
- Nhìn chung hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất tương đối cao. Một số LUT điển hình khơng những cho hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo được nhiều việc làm với giá trị ngày cơng cao, đó là: LUT cây ăn quả. LUT cây cảnh.
- LUT cây ăn quả, LUT cây cảnh cho hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên, việc áp dụng LUT này không phổ biến do phải đầu tư lớn cả về vốn lẫn trình độ khoa học kỹ thuật. Mặt khác, sản phẩm hàng hóa của những cây này khơng có thị trường tieu thụ ổn định.
- Những yếu tố có ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp hàng hóa ở huyện Khối Châu là:
+ Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội
Trong nhóm này trước tiên phải kể đến yếu tố thị trường. Thị trường là yếu tố có tính chất quyết định đến việc lựa chọn hàng hóa để tiến hành sản xuất của hộ nông dân.
Cơ sở hạ tầng cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Quan trọng phải kể đến hệ thống thủy lợi, giao thông và các trung tâm dịch vụ thương mại.
+ Nhóm các yếu tố về tổ chức sản xuất, kỹ thuật
Việc tổ chức dịch vụ đầu ra và đầu vào cho các hộ sản xuất hàng hóa là rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất hàng hóa. Ngồi ra, đầu tư vật chất và trình độ khoa học kỹ thuật cũng là một vấn đề có ảnh hưởng lớn không chỉ với hiệu quả kinh tế mà là cả hiệu quả môi trường và xã hội.