Tình hình nghiên cứu về hoàn thiện quyền của người khuyết tật trong

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong luật an sinh xã hội ở Việt Nam (Trang 27 - 31)

7. Kết cấu của Luận án

1.1.3.Tình hình nghiên cứu về hoàn thiện quyền của người khuyết tật trong

Bài viết “Thực trạng quyền an sinh xã hội của người khuyết tật ở Việt Nam”

của tác giả Nguyễn Hiền Phương đăng trên Tạp chí Luật học số 03/2016, tr. 46-54 đã đưa ra giải pháp để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền cho NKT trong lĩnh vực ASXH. Tác giả đề xuất một số giải pháp như: rà soát hệ thống pháp luật trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, du lịch...; tuyên truyền phổ biến pháp luật về NKT; quy định cụ thể trách nhiệm của các chủ thể; đẩy mạnh công tác xã hội hoá; phát triển hệ thống thông tin phản hồi của NKT...

Tác giả Phan Thị Lan Hương với bài viết“Đánh giá Luật Người khuyết tật – So sánh với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và khuyến nghị cho Việt Nam”đăng trên tạp chí Luật học số 2/2020, tr. 30-41 đã đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật như cần áp dụng mô hình xã hội để xây dựng khái niệm khuyết tật, cần quy định các nguyên tắc cơ bản theo CRPD trong luật NKT, đảm bảo tiếp cận giáo dục đầy đủ, đảm bảo quyền tiếp cận y tế và phục hồi chức năng, sửa đổi tiêu chuẩn trong xây dựng và giao thông công cộng, cần tăng cường sự tham gia của NKT trong ban hành các quyết định và hoạt động giám sát.

Một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện quyền được bảo vệ thu nhập của NKT:

Bài viết “Việc làm đối với người khuyết tật – Từ pháp luật đến thực tiễn thực hiện” của tác giả Trần Thị Thuý Lâm đăng trên Tạp chí Luật học số đặc san pháp luật NKT năm 2013, tr. 68-74 đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về việc làm của NKT, đồng thời để đảm bảo được quyền làm việc của NKT thì cần phải nâng cao nhận thức xã hội về NKT cũng như tăng cường nguồn nhân lực và phát triển các dự án dành cho NKT. Tác giả Hoàng Kim Khuyên với bài viết “Thực trạng thực hiện các quy định về quyền có việc làm đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 02/2017, tr. 44-50 cũng đưa ra một số kiến nghị như: cần có các quy định cụ thể hoá chính sách ưu đãi đối

với các doanh nghiệp sử dụng NKT; hoàn thiện các quy định về chế độ bảo trợ xã hội cho NKT; hoàn thiện các quy định về an toàn, vệ sinh lao động dành cho NKT.

Tác giả Tạ Thị Thu Hường với bài viết “Bảo đảm tiếp cận việc làm của người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam” đăng trên Tạp chí Nghề luật số 3/2017 đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền tiếp cận việc làm của NKT ở Việt Nam hiện nay.

Tác giả Nguyễn Ngọc Lan với bài viết “Việc làm cho người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 3/2018, tr.14-17 đưa ra một số kiến nghị như: Ban hành quy định pháp luật theo hướng đảm bảo công bằng cho NKT; quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong đảm bảo việc làm cho NKT; cụ thể hoá chính sách ưu đãi đối với NSDLĐ khi tuyển dụng lao động khuyết tật.

Tác giả Trần Thái Dương với bài viết “Bảo đảm quyền lao động và việc làm của người khuyết tật ở Việt Nam và việc gia nhập Công ước 159 của ILO” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2/2018, tr. 22 – 31 đề xuất cần thực hiện đồng bộ các biện pháp như hoàn thiện các quy định về chống phân biệt đối xử với NKT, quy định hợp lý để thực sự khuyến khích NSDLĐ sử dụng NLĐ khuyết tật làm việc; nhà nước cần có chính sách hiệu quả trợ giúp NKT phục hồi chức năng lao động cho NKT...

Công trình nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện quyền được chăm sóc sức khoẻ của NKT có bài viết “Chế độ chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật và phương hướng hoàn thiện” của tác giả Đỗ Thị Dung với đăng trên Tạp chí Luật học số Đặc san pháp luật NKT năm 2013, tr.22-27 đề xuất một số giải pháp sử a đổi, bổ sung quy đi ̣nh của pháp luật về chăm sóc sức khoẻ NKT nhằm bảo đảm hơn quyền được chăm sóc sứ c khoẻ của NKT theo hướng phù hợp với từng đối tượng, da ̣ng tật và nhu cầ u tiếp cận vớ i di ̣ch vu ̣ y tế, cũng như kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền được chăm sóc sức khoẻ của NKT.

Một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện quyền được trợ giúp xã hội của NKT phải kể đến như sau:

Tác giả Nguyễn Hiền Phương với bài viết “Pháp luật bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật tại Việt Nam – Thực tiễn và một số kiến nghị” đăng trên Tạp chí Luật học, số đặc san pháp luật người khuyết tật năm 2013, tr.84-93 đã đề xuất một số kiến nghi ̣, giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo trợ xã hội đối với NKT nhằm đảm bảo thực thi, nâng cao hiệu quả thực hiện bảo trợ xã hội đối với NKT trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam...

Tác giả Hoàng Kim Khuyên với bài viết “Một số bất cập trong áp dụng pháp luật về bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2015, tr.58-65,84 đã đưa ra một số đề xuất như: Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền và phương thức đánh giá mức độ khuyết tật; hoàn thiện các quy định về tiêu chí xác định đối tượng NKT được hưởng chế độ bảo trợ xã hội; hoàn thiện các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội; hoàn thiện các quy định về nuôi dưỡng và chăm sóc NKT tại cơ sở bảo trợ xã hội; hoàn thiện các quy định về công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chi trả trợ cấp, nuôi dưỡng và chăm sóc NKT tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Tác giả Nguyễn Vân Trang với bài viết “Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật và hướng hoàn thiện” đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 8/2017, tr. 3-7 cũng đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với NKT.

Một số công trình nghiên cứu liên quan đến hoàn thiện quyền được bình đẳng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản:

Bài viết “Giáo dục đối với người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam – Từ quy định đến thực tiễn thực hiện” của tác giả Nguyễn Hiền Phương đăng trên Tạp chí luật học số đặc san pháp luật người khuyết tật năm 2013, tr. 94-103 đã đề xuấ t một số giải pháp nhằ m hoàn thiện quy đi ̣nh pháp luật hiện hành và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về giáo dục cho NKT...

Bài viết “Thực trạng pháp luật về hoạt động thể dục thể thao đối với người khuyết tật và một số kiến nghị” của tác giả Đỗ Thị Dung đăng trên Tạp chí Luật học số Đặc san pháp luật NKT năm 2013, tr. 28 – 35 đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về hoạt động thể dục, thể thao đối với NKT nhằm bảo đảm hơn nữa quyền được tham gia và hưởng thụ hoạt động thể dục, thể thao của NKT...

Bài viết “Tiếp cận nhà chung cư, công trình công cộng và giao thông đối với người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Đào Thị Hằng đăng trên tạp chí Luật học số Đặc san pháp luật NKT năm 2013, tr. 54 – 62 kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về nhà chung cư, công trình công cộng và giao thông đảm bảo điều kiện tiếp cận đối với NKT...

Bài viết “Pháp luật về tham gia giao thông của người khuyết tật – Từ quy định đến thực tiễn thực hiện” của tác giả Nguyễn Hiền Phương đăng trên Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học, tập 32, số1/ 2016, tr. 50 – 59 đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về tham gia giao thông của NKT ở Hà Nội...

Hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo quyền NKT trong một số lĩnh vực cụ thể như: bảo đảm việc làm; chăm sóc y tế; trợ giúp xã hội; giáo dục; văn hoá, thể dục thể thao, giải trí và du lịch; tiếp cận chung cư, công trình công cộng; tham gia giao thông và tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông.

Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện quyền của NKT trong pháp luật Việt Nam hay hoàn thiện pháp luật về quyền con người trong pháp luật ASXH, mặc dù những công trình này không trực tiếp liên quan đến đề tài luận án, nhưng có nội hàm khá gần gũi, nên những công trình này cũng là nguồn tài liệu tham khảo rất hữu ích cho luận án.

Tác giả Nguyễn Thị Báo với cuốn sách chuyên khảo “Pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2011 đã phân tích các tiêu chí hoàn thiện pháp luật về quyền NKT, cũng như các yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và xây dựng cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT trong điều kiện hiện nay; các quan điểm hoàn thiện pháp luật về quyền của NKT. Tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật, xây dựng cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT.

Luận án tiến sỹ luật học “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Báo, Học viện Hành chính Quốc gia đã đưa ra những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật về quyền của NKT trong điều kiện hiện nay cũng như quan điểm hoàn thiện pháp luật về quyền của NKT. Qua đó, tác giả kiến nghị các giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật về quyền NKT (gồm quyền dân sự, chỉnh trị và quyền kinh tế, xã hội, văn hoá) và hoàn thiện về hình thức pháp luật (cần ban hành Luật về quyền của NKT) cũng như các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền của NKT.

Tác giả Nguyễn Thị Báo với bài viết “Pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” đăng trên Tạp chí Thông tin khoa học xã hội số 8/2009, tr. 15-23 đã nêu một số yêu cầu hoàn thiện cả về nội dung và hình thức pháp luật về quyền của NKT, cũng như đề xuất một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về quyền của NKT ở Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Thị Thuận với bài viết “Người khuyết tật trong Luật quốc tế - Những vấn đề pháp lý hiện đại” đăng trên Tạp chí Luật học số Đặc san pháp luật NKT năm 2013, tr. 115-120 đề xuất hai cơ chế gồm cơ chế quốc gia và cơ chế quốc tế nhằm đảm bảo quyền cho NKT.

Tác giả Hà Thanh Hoà với bài viết “Chính sách, pháp luật bảo vệ quyền của người lao động khuyết tật tại các nước ASEAN và Việt Nam” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11/2017 đã đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả trong việc bảo vệ quyền của người lao động khuyết tật và thực hiện những cam kết của ASEAN trên một số khía cạnh như thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích cho NKT, thành lập và duy trì hoạt động của quỹ hỗ trợ NKT, tổ chức việc làm cho NKT, nâng cao nhận thức của xã hội.

Tác giả Đinh Thị Cẩm Hà với bài viết “Hoàn thiện các quy định của Hiến pháp bảo đảm quyền của người khuyết tật” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 9/2012 đã đề xuất hoàn thiện Hiến pháp năm 1992 nhằm đảm bảo cơ hội có việc làm, được giáo dục, được hoà nhập cộng đồng và bảo đảm các chế độ phúc lợi xã hội đối với NKT.

Tác giả Nguyễn Thị Báo với bài viết “Các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá của người khuyết tật trong pháp luật Việt Nam” đăng trên Tạp chí Luật học số 6/ 2005, tr.3-8 đã đưa ra một số giải pháp để đảm bảo tốt hơn quyền được làm việc, chăm sóc sức khoẻ và phục hồi chức năng, quyền được học tập của NKT.

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong luật an sinh xã hội ở Việt Nam (Trang 27 - 31)