Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện quyền của người khuyết tật trong pháp

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong luật an sinh xã hội ở Việt Nam (Trang 138 - 146)

7. Kết cấu của Luận án

4.1.Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện quyền của người khuyết tật trong pháp

HIỆU QUẢ THỰC THI

4.1. Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam và giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi

Thứ nhất,đảm bảo phù hợp với định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về chính sách an sinh xã hội đối với người khuyết tật.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến vấn đề ASXH của toàn thể nhân dân. Kể từ Đại hội IX của Đảng (năm 2001) đến nay, thuật ngữ ASXH đã luôn được Đảng ta đề cập tới trong các Nghị quyết Đại hội208. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nêu rõ một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021- 2030 “... chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển; quan tâm đến mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh xã hội. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.

Đảng ta đặc biệt quan tâm bảo đảm ASXH cho NKT. Các chính sách của Đảng đều nhằm chăm lo, bảo đảm quyền và phát huy vai trò của NKT, ngày càng nâng cao hơn đời sống vật chất, tinh thần của NKT, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội xác đi ̣nh: “Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội”; “Chăm lo đời sống những người cao tuổi, neo đơn, khuyết tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi”.

Đặc biệt, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI (Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020), Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa ra quan điểm rõ ràng “Bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản bảo đảm ASXH toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. Để bảo đảm ASXH, Đảng xác định rõ nhiệm vụ bảo đảm về việc làm, thu nhập và giảm nghèo; bảo đảm về BHXH; bảo đảm về trợ

208https://nhandan.com.vn/bhxh-va-cuoc-song/muc-tieu-xuyen-suot-la-bao-dam-an-sinh-xa-hoi-638452/, ngày truy cập 20/03/2021

giúp xã hội những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; bảo đảm mức sống tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản. Riêng đối với bảo đảm ASXH của NKT, Đảng đặc biệt lưu tâm tới vấn đề trợ giúp xã hội. Theo đó, cần “nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước”, “tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội”, “Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội, phát triển mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô hình chăm sóc người khuyết tật”.

Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với công tác NKT, Ban chấp hành trung ương Đảng khoá XII ban hành chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác NKT. Chỉ thị số 39/CT-TW đã chỉ rõ những nguyên nhân của những hạn chế và từ đó đưa ra năm nhiệm vụ cụ thể cần triển khai:

Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng, các cơ quan, tổ chức và nhân dân trong thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về trợ giúp NKT;

Hai là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về NKT;

Ba là, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động trợ giúp NKT;

Bốn là, phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đối với các tổ chức của NKT;

Năm là, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức của NKT. Để việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm, hành động của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân về công tác NKT, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW. Kế hoạch đưa ra 6 nhiệm vụ cần thực hiện: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về NKT; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách, pháp luật về NKT đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động trợ giúp NKT; Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội đối với các tổ chức của NKT; Nâng cao chất lượng, hiệu quả

hoạt động của các tổ chức của NKT; Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, khen thưởng.

Chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác NKT là kim chỉ nam cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền của NKT ở Việt Nam. Để pháp luật trở thành công cụ hữu hiệu ghi nhận, bảo vệ, bảo đảm quyền của NKT thì pháp luật Việt Nam phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng.

Thứ hai, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam trong từng giai đoạn.

Quy định pháp luật ASXH của NKT phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Bởi kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của các chính sách ASXH. Nếu các tiêu chuẩn ASXH đặt ra quá cao mà cơ sở kinh tế - xã hội lại thấp sẽ không khả thi, khó thực hiện trên thực tế, nhưng tiêu chuẩn ASXH quá thấp sẽ không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của NKT.

Sự thay đổi về kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Số liệu sơ bộ cho thấy GDP thực tăng khoảng 7% trong năm 2019, gần với tỉ lệ tăng trưởng năm 2018 và Viê ̣t Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực209. Năm 2020 với sự ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD, Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á210.

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn. Việt Nam lại thuộc nhóm nước Đông Nam Á chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu,

209 The World Bank, Tổng quan về Việt Nam, https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview, ngày truy cập 11/08/2020

210 https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/01/kinh-te-viet-nam-2020-mot-nam-tang- truong-day-ban-linh/, truy cập ngày 25/03/2021

như mưa bão, lũ lụt thường xuyên, nước biển dâng...; xu hướng già hoá dân số; dịch bệnh bùng phát; còn nhiều đối tượng cần giúp đỡ như người nghèo, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... đã đặt ra những thách thức về chi phí để thực hiện các chính sách ASXH.

Bảo đảm ASXH và phát triển kinh tế xã hội là hai vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau. Thực hiện ASXH cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Khi các vấn đề ASXH được giải quyết, cuộc sống của NKT được đảm bảo thì khi đó yếu tố con người lại trở thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển.

Những yếu tố khách quan và chủ quan đã khiến nền kinh tế - xã hội Việt Nam trải qua những giai đoạn thăng trầm. Do đó, cần nghiên cứu kỹ tình hình kinh tế và xã hội ở Việt Nam giai đoạn hiện tại cũng như trong tương lai để làm cơ sở ban hành văn bản pháp luật về ASXH. Các văn bản pháp luật ASXH khi phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội sẽ có hiệu lực thực hiện ổn định, lâu dài, khả năng thực thi cao. Để triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách ASXH cần ban hành kế hoạch, chương trình, đề án về việc thực hiện chính sách ASXH theo giai đoạn 3 – 5 năm.

Theo xu hướng chung, nền kinh tế - xã hội Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, nên các quy định pháp luật về ASXH cũng phải quy định theo hướng ngày càng mở rộng diện bao phủ ASXH đến nhiều NKT, các mức hưởng chế độ ASXH ngày càng nâng cao hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của NKT.

Thứ ba,kế thừa thành tựu lập pháp, khắc phục hạn chế của pháp luật hiện hành. Thực hiện chính sách ASXH là một trong những chức năng xã hội của Nhà nước. Do đó, ngay từ thời kỳ phong kiến ở Việt Nam đã có các quy định về ASXH211. Cho đến ngày nay, Nhà nước vẫn tiếp tục quy định và đảm bảo thực hiện pháp luật ASXH.

Trải qua những giai đoạn lịch sử với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị, xã hội đã làm thay đổi chính sách ASXH. Đối với NKT, các quy định pháp luật về ASXH có sự thay đổi hơn cả. Nhận thức về vấn đề khuyết tật được tiếp cận dưới góc độ y tế chuyển sang tiếp cận dưới góc độ xã hội; quyền của NKT được ghi nhận dưới góc độ nhân đạo chuyển sang tiếp cận ở góc độ nhân quyền. Để phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và phù hợp với nhận thức về NKT hiện nay thì chính sách ASXH đối với NKT phải thay đổi. Sự thay đổi này cần dựa trên việc kế thừa thành tựu lập pháp đồng thời khắc phục hạn chế của pháp luật hiện hành.

Các chế định pháp luật ASXH ở Việt Nam từ xưa đến nay đã đặt nền móng cho việc thực hiện và bảo đảm ASXH. Cho đến thời điểm hiện nay, pháp luật ASXH Việt Nam được đánh giá khá đầy đủ, đã ghi nhận, bảo đảm trực tiếp hoặc gián tiếp quyền của NKT. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và triển khai Luật NKT, Luật BHXH, Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật BHYT, Luật Giáo dục... cùng một số văn bản thuộc lĩnh vực ASXH đã phát sinh những bất cập, ảnh hưởng đến quyền của NKT như pháp luật còn chồng chéo, mâu thuẫn khiến cho việc áp dụng không có sự thống nhất; quy định về ASXH của NKT còn nằm rải rác ở nhiều văn bản, gây khó khăn cho việc áp dụng; vẫn còn một số quy định tiếp cận theo hướng nhân đạo; nhiều quy định chỉ dừng ở việc ghi nhận quyền của NKT, còn thiếu các biện pháp bảo đảm quyền; những quy định về “hỗ trợ”, “khuyến khích”, “tạo điều kiện” cho NKT mới chỉ mang tính hình thức, không có chế độ, chính sách cụ thể...

Để các chính sách ASXH đi vào cuộc sống, ngày càng mở rộng hơn nữa phạm vi bao phủ với NKT, mức hưởng chế độ ngày càng nâng cao, đảm bảo nhu cầu của NKT thì các quy định về ASXH cần tiếp tục kế thừa thành tựu lập pháp, khắc phục hạn chế của pháp luật hiện hành và phát triển hơn nữa để tiệm cận với quy định pháp luật quốc tế.

Thứ tư,có sự tương thích với tiêu chuẩn quốc tế về ASXH.

Thể hiện quyết tâm cao trong việc thúc đẩy và bảo đảm quyền của NKT, Việt Nam đã chủ động tích cực gia nhập các điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người. Cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều công ước quan trọng của Liên hợp quốc về quyền con người như Công ước về các quyền dân sự và chính trị (1966); Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (1966); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (1979); Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (1969); Công ước về quyền trẻ em (1989) và đặc biệt là Công ước về quyền của người khuyết tật (2006)... Việt Nam cũng tham gia nhiều công ước của ILO như Công ước về tuổi lao động tối thiểu (1973); Công ước về trả công bình đẳng giữa lao động nam và nữ (1951); Công ước về không phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp (1958); Công ước về xoá bỏ lao động cưỡng bức (1957)... và gần đây nhất Việt Nam đã phê chuẩn công ước số 159 của ILO về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật năm 1983212.

212 Theo Thông báo số 38/2019/TB-LPQT về hiệu lực của Điều ước Quốc tế ngày 11/09/2019 thì Công ước số 159 về Phục hồi chức năng lao động và việc làm của Người khuyết tật có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 25/03/2020

Sau khi trở thành thành viên của các công ước quốc tế, Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của quốc gia thành viên, trong đó có nghĩa vụ nội luật hóa vào pháp luật quốc gia. Trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay, pháp luật Việt Nam cần tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới để có sự tương đồng, hạn chế tối đa sự khác biệt với pháp luật các quốc gia khác, đặc biệt là pháp luật các quốc gia cùng khu vực.

Trong các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia, phải kể đến Công ước về quyền của Người khuyết tật năm 2006 (CRPD). Đây là công ước duy nhất, toàn diện nhất ghi nhận quyền và bảo đảm quyền của NKT. Việt Nam đã ký Công ước này từ ngày 22/10/2007, Quốc hội phê chuẩn ngày 28/11/2014 và có hiệu lực ngày 05/02/2015.

Nội dung được xây dựng trong CRPD có sự khác biệt đáng kể so với những công ước quốc tế khác về quyền con người. Đây là văn bản về quyền của nhóm người dễ bị tổn thương nhất trong số những người dễ bị tổn thương. CRPD bao gồm hai nội dung chính: thứ nhất, CRPD ghi nhận NKT được hưởng tất cả các quyền con người; thứ hai, các biện pháp để bảo đảm thực hiện quyền của NKT. Do đó, để pháp luật Việt Nam tương thích với CRPD thì cần tập trung vào hai nội dung chính:

Một là, pháp luật Việt Nam cần ghi nhận đầy đủ tất cả các quyền con người của NKT. Các quy định về quyền của NKT cần đề cao đến sự bình đẳng, không phân biệt đối xử. Cần rà soát để loại bỏ các quy định có tính chất phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật.

Hai là, pháp luật Việt Nam cần ghi nhận các biện pháp thích hợp để bảo vệ và

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong luật an sinh xã hội ở Việt Nam (Trang 138 - 146)