7. Kết cấu của Luận án
3.2.3. Biện pháp pháp lý
3.2.3.1. Nhà nước ghi nhận đầy đủ, hợp lý quyền của NKT trong lĩnh vực an sinh xã hội bằng các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền của NKT được ghi nhận chủ yếu trong các văn bản quy phạm pháp luật. Quyền của NKT được ghi nhận trong Hiến
pháp, các văn bản luật và văn bản dưới luật. Trong 5 bản Hiến pháp của Việt Nam thì có 4 bản Hiến pháp đề cập trực tiếp đến NKT. Điều 14 Hiến pháp năm 1946 “... người tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ”; Điều 74 Hiến pháp năm 1980
“... người tàn tật không nơi nương tựa được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”. Điều 59 Hiến pháp năm 1992 “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp”; Điều 67 “... người tàn tật... được Nhà nước và xã hội giúp đỡ”. Điều 59 Hiến pháp 2013 “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp ... người khuyết tật...”; Điều 61 “Nhà nước ... tạo điều kiện để người khuyết tật .. được học văn hóa và học nghề”. Quy định về NKT trong Hiến pháp 2013 thể hiện sự thay đổi rõ rệt về tư duy lập pháp. Trong những bản Hiến pháp trước quy định NKT là đối tượng cần được giúp đỡ còn Hiến pháp 2013 quy định NKT được bình đẳng về cơ hội để thụ hưởng các quyền.
Quyền của NKT được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Pháp lệnh người tàn tật năm 1998 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên ở Việt Nam ghi nhận toàn diện về NKT và quyền của NKT, đặt nền móng cho việc xây dựng hệ thống pháp luật về NKT. Ngày 01/01/2011, Luật NKT năm 2010 có hiệu lực, thay thế Pháp lệnh người tàn tật năm 1998. Luật NKT đã tạo ra bước ngoặt mới cho pháp luật Việt Nam khi thay đổi cách tiếp cận theo xu hướng chung của thế giới, quyền NKT được tiếp cận dưới góc độ nhân quyền thay vì nhân đạo như trước đây. Ngoài ra, quyền của NKT còn được ghi nhận rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong các lĩnh vực ASXH như Bộ luật lao động năm 2019; Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014; Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật Du lịch năm 2017; Luật Đường sắt năm 2017; Luật Giáo dục năm 2019; Luật Giao thông đường bộ năm 2008; Luật Hàng không năm 2006 sửa đổi năm 2014; Luật Khám bệnh chữa bệnh năm 2009; Luật trẻ em năm 2016; Luật Người cao tuổi năm 2009...
Các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cũng giải thích, hướng dẫn các nội dung về quyền NKT được quy định trong các văn bản luật. Bao gồm Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật; Thông tư số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật...
Pháp luật Việt Nam quy định về quyền của NKT trong lĩnh vực ASXH tương đối đầy đủ, hợp lý đã tạo hành lang pháp lý cho việc thực thi quyền NKT. Tuy
nhiên khi đánh giá toàn diện về Luật NKT năm 2010 và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định quyền NKT trong lĩnh vực ASXH vẫn còn tồn tại hạn chế như một số nội dung chưa tương thích với Công ước quốc tế về quyền của NKT; còn những điểm chưa thống nhất giữa Luật NKT và văn bản pháp luật khác; trong quá trình thực hiện pháp luật về NKT đã bộc lộ những điểm chưa phù hợp với thực tiễn... Để văn bản quy phạm pháp luật trở thành công cụ hữu hiệu bảo vệ và thúc đẩy quyền của NKT thì nhà nước cần phải tiếp tục rà soát, sửa đổi hệ thống pháp luật để pháp luật về quyền của NKT ngày càng hoàn thiện hơn.
3.2.3.2. Pháp luật quy định trách nhiệm của chủ thể liên quan
Thứ nhất, quy định trách nhiệm của nhà nước đối với hoạt động quản lý nhà
nước trong lĩnh vực NKT.
Nhà nước có trách nhiệm chính và chủ yếu trong việc bảo đảm quyền cho NKT. Trách nhiệm này được ghi nhận trong Luật NKT năm 2010 và nằm rải rác ở các văn bản liên quan đến NKT thuộc mọi lĩnh vực. Điều 5 Luật NKT quy định chính sách của Nhà nước về NKT đã bao quát được hầu hết trách nhiệm bảo đảm và thúc đẩy quyền của NKT. Nhà nước chịu trách nhiệm về tài chính để thực hiện các chính sách về NKT; bảo trợ xã hội NKT; trợ giúp NKT; đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tư vấn, chăm sóc NKT; khuyến khích hoạt động trợ giúp NKT; tạo điều kiện để tổ chức của NKT, tổ chức vì NKT hoạt động; Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích, đóng góp trong việc trợ giúp người khuyết tật; xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật NKT.
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội có chức năng quản lý nhà nước về công tác NKT. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về công tác NKT. Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp quản lý chung về công tác NKT. Trách nhiệm thực hiện công tác NKT của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cùng trách nhiệm của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các cấp được ghi nhận tại Điều 50 Luật NKT. Chỉ một điều luật mà ghi nhận trách nhiệm của 10 Bộ và Uỷ ban nhân các cấp đã dẫn đến trách nhiệm của các cơ quan được quy định không rõ ràng, không bao quát hết lĩnh vực quản lý. Từ đó, dẫn đến việc quản lý, kiểm tra, giám sát, giải quyết vi phạm liên quan đến quyền của NKT trong các lĩnh vực không sát
sao, kịp thời; nhiều vụ việc vi phạm quyền của NKT, cơ sở vật chất không đảm bảo điều kiện tiếp cận không được phát hiện và xử lý.
Ngoài ra, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm quyền NKT còn được ghi nhận rải rác trong một số văn bản pháp luật chuyên ngành. Để thực hiện tốt công tác NKT thì các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với nhau. Trách nhiệm của các cơ quan ghi nhận ở nhiều văn bản khác nhau sẽ gây khó khăn trong việc xác định chủ thể có thẩm quyền đảm bảo quyền của NKT.
Uỷ ban quốc gia về người khuyết tật Việt Nam là cơ quan chuyên trách giải quyết các vấn đề liên quan về cơ chế, chính sách để thực hiện công tác NKT. Uỷ ban quốc gia về NKT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1717/QĐ-TTg ngày 05/10/2015. Thời điểm này, Luật NKT năm 2010 đã thực hiện được 5 năm, do đó, trong Luật NKT không quy định về Uỷ ban quốc gia về NKT Việt Nam. Uỷ ban quốc gia về NKT Việt Nam được thành lập ở trung ương với chủ tịch uỷ ban là Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và xã hội, phó chủ tịch là thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các uỷ viên là thứ trưởng các bộ quản lý các lĩnh vực chuyên ngành và đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp Hội về người khuyết tật Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội người mù Việt Nam, Hội nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Với thành phần uỷ ban không gần gũi với NKT như vậy có thể dẫn đến uỷ ban không nắm bắt nhanh nhạy các vấn đề bất cập nảy sinh liên quan đến NKT. Uỷ ban quốc gia về NKT Việt Nam có 6 nhiệm vụ chính là giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc giải quyết những vấn đề liên quan về cơ chế, chính sách để thực hiện công tác NKT.
So sánh với pháp luật một số quốc gia khác thấy rằng nhiều quốc gia quy định về cơ quan chuyên trách về NKT trong luật về NKT. Đạo Luật về quyền của NKT Ấn độ năm 2018 quy định về Hội đồng quốc gia dành cho NKT tại chương 2 với 12 điều từ Điều 3 đến Điều 14, theo đó, Ấn độ quy định về việc thành lập hội đồng, mục tiêu, chức năng, quyền hạn, thành phần... của hội đồng quốc gia dành cho NKT; Chương 4 Luật cơ bản về NKT Nhật bản năm 1970 sửa đổi năm 2004122 quy định về Hội đồng khuyến khích các biện pháp cho NKT. Hội đồng khuyến khích các biện pháp cho NKT được tổ chức ở trung ương và địa phương, với thành phần
tham gia có NKT, người hoạt động vì quyền lợi của NKT, chuyên gia có kiến thức hoặc nhu cầu của NKT. Điều 17 Luật Bình đẳng cho NKT (Đạo luật bình đẳng cho NKT –BGG) của Đức năm 2002123 quy định về văn phòng đại diện vì quyền lợi của NKT; Phần 6 Đạo luật phân biệt đối xử về NKT năm 1992 sửa đổi năm 2016 của Úc quy định về uỷ viên phân biệt đối xử124... Bên cạnh đó có những quốc gia không quy định không quy định rõ về cơ quan chuyên trách về NKT như Luật bảo vệ NKT của Trung quốc, Luật NKT Mĩ bị khuyết tật năm 1990 sửa đổi năm 2008...
Thứ hai, quy định trách nhiệm của gia đình NKT và cá nhân người khuyết tật. Luật NKT năm 2010 quy định gia đình có trách nhiệm bảo vệ, nuôi dưỡng, chăm sóc NKT; tạo điều kiện để NKT được chăm sóc sức khỏe và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật...; tạo điều kiện thuận lợi để NKT được khám bệnh, chữa bệnh, PHCN dựa vào cộng đồng; tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để NKT được học tập và phát triển theo khả năng của cá nhân (Điều 8, Điều 22, Điều 25, Điều 28).
Bản thân NKT cũng phải có trách nhiệm với chính mình và xã hội. Trong giáo dục, NKT có trách nhiệm hoàn thành chương trình đào tạo hoặc kế hoạch giáo dục cá nhân, tôn trọng cán bộ giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ nhau trong học tập và rèn luyện; thực hiện nội quy nhà trường; giữ gìn và bảo vệ tài sản chung125. Nhìn chung, quy định trách nhiệm của NKT được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam còn khá khiêm tốn.
Thứ ba, quy định trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, PHCN trong việc bảo đảm quyền chăm sóc sức khoẻ của NKT.
Điều 23 Luật NKT năm 2010 quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho NKT; ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho NKT đặc biệt nặng và NKT nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ khuyết tật có thai. Tuy nhiên, nhà nước lại không giải thích “khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho NKT” và “ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh”
được hiểu như nào.
Quy định về trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, PHCN trong việc chăm sóc sức khoẻ cho NKT chưa được đề cập đầy đủ trong pháp luật Việt Nam. Hiện tại, Khoản 1 Điều 21 Luật NKT năm 2010 và Thông tư số 33/2015/TT-BYT
123 https://www.gesetze-im-internet.de/bgg/BJNR146800002.html ngày truy cập 25/04/2021 124 https://www.legislation.gov.au/Details/C2016C00763 ngày truy cập 26/04/2021
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn quy định trách nhiệm của trạm y tế cấp xã trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại nơi cư trú và Khoản 4 Điều 25 Luật NKT năm 2010 quy định trách nhiệm của cơ sở chỉnh hình, PHCN tham gia hướng dẫn hoạt động chuyên môn PHCN dựa vào cộng đồng. Ngoài ra, không có quy định nào khác ghi nhận trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, PHCN trong việc chăm sóc sức khoẻ cho NKT.
Thứ tư, quy định trách nhiệm của NSDLĐ trong việc tạo và bảo đảm việc làm bình đẳng cho NKT.
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được từ chối tuyển dụng NKT có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của NKT (Khoản 2 Điều 33 Luật NKT 2010 quy định). Quy định như trên chưa bao quát được hết tất cả trách nhiệm của NSDLĐ trong việc tạo và bảo đảm việc làm bình đẳng của NKT bởi “từ chối tuyển dụng NKT” chỉ là một trong những hành vi phân biệt đối xử với NKT trong tuyển dụng. Đồng thời quy định này chưa tương thích với Công ước CRPD “Cấm phân biệt trên cơ sở sự khuyết tật trong mọi vấn đề liên quan đến việc làm, bao gồm điều kiện tuyển dụng, sự thuê mướn và tuyển dụng, tiếp tục được tuyển dụng...”
(Điểm a Khoản 1 Điều 27).
Nhà nước khuyến khích cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều NLĐ là NKT thông qua việc nhà nước dành cho cơ sở sản xuất kinh doanh một số ưu đãi126
và cũng không có bất kỳ chế tài nào đối với cơ sở không tuyển dụng NKT. NSDLĐ thường có tâm lý ngại tuyển NLĐ khuyết tật vì nghi ngờ về khả năng làm việc của NKT, họ sợ nhận NKT vào làm việc sẽ phát sinh các chi phí cải tạo lại môi trường làm việc để NKT vận động có thể tiếp cận; phát sinh chi phí cho phiên dịch viên khi trao đổi làm việc với NKT nghe nói... do đó, để tăng trách nhiệm của NSDLĐ thì cần có thêm những biện pháp khác bên cạnh biện pháp động viên.
Pháp luật Việt Nam còn thiếu quy định tuyển dụng NKT trong lĩnh vực công. Theo Điểm g Khoản 1 Điều 27 Công ước CRPD thì việc “Tuyển dụng người khuyết tật trong lĩnh vực công” là nghĩa vụ của các quốc gia thành viên. Khoản 1 Điều 35 Luật NKT năm 2010 quy định “Nhà nước khuyến khích cơ quan... nhận người khuyết tật vào làm việc” và Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng từ 10 NKT làm việc ổn định được hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc
phù hợp cho NKT 127. Quy định như vậy có thể hiểu các cơ quan dân cử (Quốc hội, Hội đồng nhân dân); cơ quan xét xử (Toà án); cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát) sẽ không được hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường làm việc nếu sử dụng từ 10 NKT làm việc ổn định hoặc có thể hiểu nhà nước không khuyến khích những cơ quan này tuyển dụng NKT.
Thứ năm, quy định trách nhiệm của các chủ thể chăm sóc, nuôi dưỡng NKT. Để NKT được sống trong môi trường đủ đầy về vật chất và tình yêu thương thì cá nhân, gia đình nhận nuôi NKT đặc biệt nặng phải đáp ứng một số điều kiện128
và bất cứ khi nào họ không có đủ khả năng để chăm sóc NKT và có các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ và quyền của NKT129 thì họ sẽ không được tiếp tục chăm sóc NKT nữa. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về tránh nhiệm của người nhận nuôi và chăm sóc NKT.
Cơ sở chăm sóc NKT130 có trách nhiệm tuân thủ điều kiện hoạt động; thực hiện đầy đủ các quy chuẩn về nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp NKT; thực hiê ̣n cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với