Kiến nghị hoàn thiện về ghi nhận quyền của người khuyết tật trong pháp

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong luật an sinh xã hội ở Việt Nam (Trang 146 - 155)

7. Kết cấu của Luận án

4.2.1.Kiến nghị hoàn thiện về ghi nhận quyền của người khuyết tật trong pháp

xã hội ở Việt Nam

4.2.1. Kiến nghị hoàn thiện về ghi nhận quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam luật an sinh xã hội ở Việt Nam

4.2.1.1. Kiến nghị hoàn thiện về ghi nhận quyền được bảo vệ thu nhập của người khuyết tật

Thứ nhất, Luật NKT cần sửa đổi, bổ sung một số quy định sau:

Một là, Khoản 1 Điều 51 Luật NKT năm 2010 sửa đổi theo hướng cho phép NKT nặng và đặc biệt nặng đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng vẫn được hưởng chính sách TCXH hàng tháng. Quy định như vậy sẽ đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng trong BHXH cũng như đảm bảo nguồn thu nhập cho NKT.

Hai là, bổ sung quy định về duy trì việc làm và hỗ trợ NKT tiến bộ trong công việc. Để phù hợp với Công ước số 159 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của

NKT năm 1983 và Công ước quốc tế về quyền của NKT thì Luật NKT cần bổ sung quy định về duy trì việc làm và hỗ trợ NKT tiến bộ trong công việc. Không chỉ quy định ghi nhận NKT có quyền có việc làm mà còn có quyền được duy trì việc làm và tiến bộ trong công việc nhằm mục tiêu NKT được hoà nhập và tái hoà nhập xã hội. Chính sách thích ứng nghề nghiệp phải phù hợp với loại khuyết tật và có những biện pháp cụ thể để triển khai thực hiện.

Thứ hai, Luật BHXH cần sửa đổi nhằm tạo cơ hội cho NKT được thuận lợi hưởng các chế độ trợ cấp BHXH. Để tránh việc NKT nặng và đặc biệt nặng phải thực hiện thủ tục “Xác định mức độ suy giảm khả năng lao động” để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn thì Luật BHXH cần công nhận NLĐ khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng quyền lợi hưu trí như NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; NKT nhẹ được hưởng quyền lợi hưu trí như NLĐ suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 81%.

4.2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện về ghi nhận quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người khuyết tật

Thứ nhất, Luật NKT cần sửa đổi, bổ sung một số quy định sau:

Một là, bổ sung ghi nhận quyền chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho NKT trong Luật NKT. Quyền được chăm sóc sức khoẻ sinh sản là quyền thiết yếu đối với mỗi con người và trong đó có NKT. Ghi nhận quyền này trong Luật NKT sẽ đảm bảo pháp luật Việt Nam có sự tương thích với CRPD đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực thi quyền chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho NKT. Đi cùng với việc ghi nhận quyền thì Luật NKT cũng cần quy định các biện pháp cụ thể để bảo đảm thực hiện quyền chăm sóc sức khoẻ sinh sản của NKT về giá thành, chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, nội dung/hình thức các chương trình giới và sức khoẻ sinh sản phù hợp với NKT nam và NKT nữ cũng như phù hợp với từng dạng khuyết tật.

Hai là, bổ sung ghi nhận NKT không bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong khám bệnh, chữa bệnh. Mặc dù trong Luật NKT và các văn bản pháp luật liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh đối với NKT không có quy định nào thể hiện sự bất bình đẳng với NKT nhưng cũng không có quy định nào ghi nhận quyền NKT không bị kỳ thị, phân biệt đối xử trong khám bệnh, chữa bệnh. Bản thân NKT thường có sức khoẻ yếu hơn nên nhu cầu được khám bệnh chữa bệnh thường cao hơn người bình thường. Thực tế còn nhiều rào cản khiến NKT được tiếp cận quyền khám bệnh, chữa bệnh nên việc ghi nhận rõ quyền này trong luật sẽ tạo hành lang pháp lý để có những biện pháp để xoá bỏ sự kỳ thị, phân biệt trong khám bệnh, chữa bệnh đối xử với NKT.

Ba là, bổ sung ghi nhận NKT có quyền khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở đồng ý tự nguyện và có hiểu biết. Cần quy định rõ về việc NKT có quyền được biết trước và trong quá trình điều trị bằng thuốc, phẫu thuật và các biện pháp can thiệp lên cơ thể NKT. NKT có quyền được cung cấp đầy đủ thông tin về việc điều trị, thông qua hình thức và ngôn ngữ phù hợp để NKT có thể hiểu. Khi đã có hiểu biết về việc điều trị trên cơ thể mình, NKT có quyền đồng ý hoặc từ chối với những phương pháp điều trị đó. Sự đồng ý điều trị phải đảm bảo NKT hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, nhầm lẫn hay bị xúi giục để tham gia vào quá trình điều trị. Đối với NKT chưa thành niên, NKT tâm thần hoặc những dạng khuyết tật khác dẫn đến không có/hạn chế khả năng nhận thức thì người giám hộ của NKT phải biết và đồng ý về việc khám bệnh, chữa bệnh đối với NKT.

Bốn là, làm rõ quy định về việc đưa NKT tâm thần đi chữa trị bắt buộc. Để bảo đảm sự an toàn cho xã hội và bản thân NKT, những NKT mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác thì bắt buộc chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Hiện nay, Luật NKT chưa quy định về chủ thể có quyền quyết định đưa NKT tâm thần đi chữa bệnh bắt buộc cũng như điều kiện, thủ tục để chấm dứt việc chữa bệnh bắt buộc. Trong trường hợp NKT tâm thần không có khả năng nhận thức thì nên quy định người đại diện theo pháp luật của họ cùng với bác sỹ có trình độ về sức khoẻ tâm thần có quyền yêu cầu toà án nhân dân xem xét, ra quyết định đưa NKT tâm thần đi chữa bệnh bắt buộc hay chấm dứt việc chữa bệnh bắt buộc. Bệnh án phải ghi rõ tên người quyết định đưa bệnh nhân đi chữa bệnh bắt buộc.

Năm là, bổ sung quy định về điều kiện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được áp dụng các biện pháp kìm hãm về thể xác và bắt buộc cách ly đối với NKT tâm thần. Luật NKT cần quy định về những trường hợp, thời hạn cũng như trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được áp dụng các biện pháp kìm hãm về thể xác và bắt buộc cách ly đối với NKT tâm thần.

Sáu là, bổ sung quy định NKT có quyền được PHCN thông qua hỗ trợ đồng đẳng. Thông qua những NKT có kiến thức, kinh nghiệm về PHCN sẽ hỗ trợ, hướng dẫn cho những NKT cùng PHCN là một giải pháp rất gần gũi, chi phí hợp lý và hiệu quả. Luật NKT ghi nhận quyền này sẽ tạo cơ sở pháp lý để quy định những giải pháp phát triển, mở rộng mô hình PHCN thông qua hỗ trợ đồng đẳng.

Sửa đổi quy định về ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho NKT. Để mở rộng đối tượng NKT được ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh và thống nhất với Luật NKT thì Luật Khám bệnh, chữa bệnh cần quy định“Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai, NKT đặc biệt nặng, NKT nặng, trẻ em khuyết tật, ngườ i cao tuổi khuyết tật”. Đồng thời, Luật Khám bệnh, chữa bệnh cũng cần quy định rõ các quyền ưu tiên chung đối với NKT và quyền ưu tiên riêng đối với từng dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật. Các quyền ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh dành cho NKT có thể kể đến như ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh trước người khác; được ưu tiên trong quá trình đón tiếp bệnh nhân; ưu tiên cấp phát các loại thuốc đặc trị riêng; khám sức khoẻ định kỳ 1 – 2 lần/năm...

Thứ ba, Luật BHYT cần bổ sung, sửa đổi một số quy định sau:

Một là, Luật BHYT cần mở rộng đối tượng được nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng BHYT có NKT nhẹ. Thực tế thì nhu cầu được cấp BHYT của NKT nhẹ là rất lớn bởi qua khảo sát cho thấy có 82% NKT nhẹ có cuộc sống không ổn định, khi 23% trong số đó không có khả năng lao động và 59% có việc làm bấp bênh. 95% NKT nhẹ chưa có thẻ BHYT đều đánh giá chi phí khám chữa bệnh là “cao và rất

cao” so với khả năng kinh tế của họ216. Do đó, nhà nước cần hỗ trợ phí đóng BHYT

cho NKT nhẹ. Để không tạo gánh nặng cho ngân sách nhà nước thì cần quy định lộ trình nhà nước hỗ trợ đóng quỹ BHYT cho NKT nhẹ. Trước mắt, nên quy định NKT nhẹ được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT với mức hỗ trợ 30% (bằng mức hỗ trợ cho học sinh, sinh viên). Về sau sẽ quy định nhà nước đóng phí BHYT cho NKT (không phân biệt mức độ khuyết tật).

Hai là, tách quy định về chính sách BHYT dành cho NKT và chính sách bảo trợ xã hội cho NKT. Cần quy định rõ trong nhóm ngân sách nhà nước đóng BHYT bao gồm NKT, không nên gộp họ vào nhóm người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng. Để đảm bảo kịp thời nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của NKT cũng như thực hiện chính sách BHYT toàn dân thì nên quy định NKT được ngân sách nhà nước đóng BHYT và thẻ BHYT có giá trị sử dụng từ ngày có giấy chứng nhận khuyết tật.

Ba là, mở rộng phạm vi chi trả BHYT đối với vật tư y tế trong khám bệnh, chữa bệnh và PHCN, chi trả dụng cụ trợ giúp NKT. Dụng cụ trợ giúp có vai trò quan trọng trong việc khắc phục những khiếm khuyết của cơ thể, phát huy các khả

năng còn lại của cơ thể và tăng cơ hội cho NKT được sống độc lập, tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội. Theo kết quả Điều tra quốc gia về NKT cũng cho thấy, khi không sử dụng dụng cụ trợ giúp, có 15,14% NKT gặp khó khăn khi đi bộ. Khi sử dụng dụng cụ trợ giúp, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1,94% 217. Do đó, nếu đáp ứng được việc cung cấp dụng cụ trợ giúp cho NKT sẽ tạo cơ hội lớn cho NKT được chủ động tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội. Để giảm bớt khó khăn, gánh nặng chi phí chỉnh hình, PHCN thì cần mở rộng phạm vi chi trả BHYT đối với vật tư y tế, dụng cụ trợ giúp NKT. Trước tiên cần ưu tiên chi trả các dụng cụ cơ bản thiết yếu gồm máy trợ thính, thiết bị hỗ trợ tăng thị lực cho người khiếm thị; chân tay giả, nẹp chỉnh hình, nạng, xe lăn... sau này, phạm vi chi trả dụng cụ trợ giúp NKT ngày càng mở rộng hơn nữa.

4.2.1.3. Kiến nghị hoàn thiện về ghi nhận quyền được trợ giúp xã hội của người khuyết tật

Thứ nhất, Luật NKT cần sửa đổi, bổ sung một số quy định sau:

Một là, mở rộng đối tượng NKT được hưởng TCXH hàng tháng. Bên cạnh việc quy định NKT đặc biệt nặng và NKT nặng được hưởng TCXH hàng tháng thì cần bổ sung thêm đối tượng NKT trẻ em, NKT cao tuổi và NKT nữ mang thai dù khuyết tật nhẹ cũng thuộc đối tượng được hưởng TCXH hàng tháng. Quy định như vậy sẽ đảm bảo tính tương thích với CRPD.

Hai là, mở rộng đối tượng NKT được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội. Trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng vẫn còn non nớt về thể chất và tinh thần nên dù trẻ em khuyết tật nhẹ mà hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cũng nên thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội. Quy định như vậy cũng phù hợp với tinh thần CRPD vì trẻ em khuyết tật luôn là đối tượng được Liên hợp quốc quan tâm nhất, đồng thời cũng thống nhất với Nghị định số 20/2021/NĐ-CP về chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội.

Ba là, sửa đổi quy định về hệ số trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với NKT. Tạo sự thống nhất trong việc tính hệ số trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho NKT thì Nghị định 28/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật NKT cần quy định hệ số trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với NKT lên mức 5,0 áp dụng đối với NKT dưới 04 tuổi và hệ số 4,0 đối với NKT từ 4 tuổi trở lên để phù hợp với Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

217https://dantri.com.vn/suc-khoe/nguoi-khuyet-tat-gap-kho-trong-viec-tiep-can-chan-gia-tay-gia- 20190823194817154.htm; truy cập ngày 15/01/2021

Thứ hai, pháp luật quy định về chính sách trợ giúp xã hội với đối tượng bảo trợ xã hội cần sửa đổi, bổ sung như sau:

Một là, tiếp tục tăng mức hưởng TCXH theo lộ trình. Mặc dù, Nghị định 20/2021/NĐ-CP đã tăng mức chuẩn TCXH lên 360.000đ/tháng, cao hơn mức chuẩn cũ là 90.000đ/tháng. Tuy nhiên, mức hưởng TCXH vẫn thấp hơn nhiều so với chuẩn nghèo thành thị và nông thôn. Đồng thời số lượng các địa phương thực hiện tăng mức TCXH cao hơn mức chuẩn còn khá khiêm tốn. Do đó, trong thời gian tới, để đảm bảo mức sống tối thiểu cho đối tượng bảo trợ xã hội trong đó có NKT thì nhà nước cũng cần có phương án để tiếp tục tăng mức hưởng TCXH.

Hai là, quy định mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng phụ thuộc vào số NKT được nhận chăm sóc. Thực tế thì hộ gia đình có thành viên là NKT luôn có nguy cơ nghèo cao hơn so với hộ gia đình không có thành viên nào khuyết tật218. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của NKT, gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng; người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng thì nên quy định gia đình nuôi dưỡng NKT đặc biệt nặng được hưởng mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng với hệ số 1,0/NKT; người nhận nuôi dưỡng chăm sóc NKT đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng với hệ số 1,5/NKT. Qua đó sẽ khuyến khích cá nhân, hộ gia đình nhận nuôi dưỡng, chăm sóc NKT để NKT được sống, hoà nhập cộng đồng.

Ba là, mở rộng đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng. Bên cạnh NKT nặng và NKT đặc biệt nặng, cần bổ sung thêm trẻ em khuyết tật nhẹ cũng thuộc đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng. Vì trẻ em khuyết tật dù ở mức độ nào nếu không có người nuôi dưỡng chăm sóc thì được cộng đồng nhận nuôi dưỡng là điều rất ý nghĩa.

4.2.1.4. Kiến nghị hoàn thiện về ghi nhận quyền bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người khuyết tật

Thứ nhất, Luật NKT cần sửa đổi, bổ sung như sau:

Một là, quy định ưu tiên giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông cho NKT nhẹ. Luật NKT chỉ quy định giảm giá vé, giá dịch vụ đối với NKT nặng và đặc biệt nặng khi tham gia giao thông, không áp dụng ưu tiên này đối với NKT nhẹ. Quy định như vậy là không phù hợp với tinh thần của CRPD là tất cả NKT được tham gia giao thông với giá thành vừa phải. Do đó, để tạo điều kiện cho NKT thực hiện quyền “di chuyển cá nhân” với “giá thành vừa phải” nên quy định cho NKT

nhẹ được giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng xe buýt; máy bay; tàu hoả; xe ô tô vận tải hành khách theo tuyến cố định.

Hai là, thay đổi cách dùng từ ngữ khi ghi nhận quyền của NKT trong lĩnh vực văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch. Thay vì quy định trách nhiệm “hỗ trợ” của nhà nước và quyền “hưởng thụ” văn hoá, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của NKT thì nên quy định NKT có quyền bình đẳng trong tiếp cận văn hoá, thể

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong luật an sinh xã hội ở Việt Nam (Trang 146 - 155)