Quyền được bảo vệ thu nhập

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong luật an sinh xã hội ở Việt Nam (Trang 72 - 73)

7. Kết cấu của Luận án

3.1.1. Quyền được bảo vệ thu nhập

3.1.1.1. Quyền được tự do, bình đẳng và bảo vệ việc làm

Quyền được tự do, bình đẳng và bảo vệ việc làm của NKT được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”. Luật NKT năm 2010 quy định NKT được bảo đảm thực hiện quyền được tạo việc làm phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật (Điểm d Khoản 1 Điều 4).

Tháng 3 năm 2019 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký văn kiện phê chuẩn Việt Nam gia nhập Công ước số 159 của ILO về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho NKT (Công ước số 159). Đây được coi là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy quyền được tạo việc làm cho NKT. Theo đó, các quốc gia thành viên phải có những biện pháp để tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho NKT, có nghĩa là NKT có thể tìm được và duy trì được một việc làm thích hợp, có thể tiến bộ được về mặt nghề nghiệp và dễ dàng hoà nhập và tái hoà nhập xã hội57. Tại điểm a Khoản 1 Điều 27 CRPD cũng ghi nhận cấm phân biệt đối xử trên cơ sở khuyết tật trong mọi vấn đề liên quan đến việc làm như tuyển dụng, thăng tiến nghề nghiệp. Trong Luật NKT mới chỉ tập trung vào các giải pháp giải quyết việc làm cho NKT nhưng chưa đề cập đến duy trì việc làm và hỗ trợ NKT tiến bộ trong công việc. Điều này đã ảnh hưởng nhiều đến quyền được bảo vệ thu nhập của NKT.

3.1.1.2. Quyền được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

NKT có quyền bình đẳng tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện58 và bảo hiểm thất nghiệp59. NKT sẽ được hưởng 5 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất khi tham gia BHXH bắt buộc và NKT được hưởng 2 chế độ hưu trí và tử tuất khi tham gia BHXH tự nguyện60. Dựa trên nguyên tắc có đóng có hưởng nên các quy định về đối tượng hưởng, điều kiện

57 Khoản 2 Điều 1 Công ước số 159 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của NKT năm 1983 58 Khoản 1, khoản 4 Luật BHXH năm 2014

59 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013

hưởng, mức hưởng, thời gian hưởng các chế độ BHXH đối với NKT không có sự khác biệt nhiều so với người không khuyết tật.

NKT đặc biệt nặng và NKT nặng không được coi là điều kiện để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn. Luật BHXH quy định NLĐ đóng BHXH đủ 20 năm trở lên; bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên hoặc 81% trở lên và đáp ứng điều kiện về độ tuổi và tính chất công việc sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng với mức thấp hơn61. Như vậy, NKT nặng hoặc đặc biệt nặng nếu không chờ đến lúc đủ tuổi theo quy định để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức đầy đủ thì có thể hưởng chế độ tiền hưu trí hàng tháng với mức thấp hơn nhưng họ phải thực hiện thêm thủ tục giám định suy giảm khả năng lao động. Quy định này không cần thiết, bởi NKT nặng và NKT đặc biệt nặng là những người không thể thực hiện được một số hoặc tất cả hoạt động phục vụ nhu cầu cá nhân hàng ngày và cần có người theo dõi, chăm sóc và trợ giúp.

Khoản 1 Điều 51 Luật NKT năm 2010 quy định NKT đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng thì không được hưởng chính sách TCXH hàng tháng. Quy định này là không hợp lý bởi đây là hai nguồn tài chính độc lập nhau. Chế độ trợ cấp BHXH hàng tháng (bao gồm trợ cấp hưu trí hàng tháng và trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng) được hưởng trên nguyên tắc có đóng, có hưởng. Còn chế độ TCXH hàng tháng là sự bảo trợ của nhà nước đối với những NKT nặng và đặc biệt nặng. Để đảm bảo thu nhập của NKT cũng như khuyến khích NKT nặng và đặc biệt nặng tham gia quan hệ lao động, tham gia BHXH thì không nên hạn chế việc hưởng đồng thời trợ cấp BHXH hàng tháng và TCXH hàng tháng.

Một phần của tài liệu Quyền của người khuyết tật trong luật an sinh xã hội ở Việt Nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)