Khả năng truyền DEN

Một phần của tài liệu Ebook Bệnh sốt xuất huyết dengue và các biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng: Phần 1 (Trang 57 - 59)

SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE 1 Một số kiến thức về virus dengue

3.7. Khả năng truyền DEN

Bản thân muỗiaedes aegyptiaedes albopictus

không mang DENV một cách tự nhiên. Ở những người mắc bệnh sốt xuất huyết dengue, nồng độ virus trong máu thường tăng cao trước khi có sốt 1-2 ngày và sau khi có sốt là 4-5 ngày. Nếu muỗi cái đốt người bệnh trong giai đoạn này sẽ bị nhiễm DENV. Kể từ khi bị nhiễm DENV, sau thời gian ủ bệnh khoảng 10-12 ngày, DENV phát triển trong dạ dày muỗi rồi lây nhiễm sang các mô khác, như tuyến nước bọt, hệ sinh dục và có thể xâm nhập

nhiên có nước (mưa, lũ) hoặc do con người cung cấp (tưới nước, để nước ứ đọng...) trứng sẽ nở. Ngoài ra trứng của loài muỗi ae. albopictus tại châu Âu có thể sống sót trong điều kiện lạnh âm 100C và một số quần thể ae. albopictus đã thích nghi với điều kiện lạnh, vẫn hoạt động trong suốt mùa đông.

Ấu trùng và cung quăng: Trong giai đoạn này, ấu trùng ae. aegypti hoàn toàn phát triển trong nước, như các vật chứa nước trong môi trường đô thị (hộ gia đình, công trường xây dựng và nhà máy), các đồ chứa nước (như bình chứa nước, đĩa trên chậu hoa, chậu hoa, bồn tắm, bồn ngâm chân, thùng gỗ, bể chứa, các đồ loại bỏ, lốp xe, chai, lon, hộp, ly nhựa, ống thoát nước). Thời gian phát triển của ấu trùng ae. aegypti phụ thuộc vào nhiệt độ, thức ăn sẵn có và mật độấu trùng trong nước. Trong điều kiện tối ưu, thời gian từ khi trứng nở đến khi phát triển thành muỗi trưởng thành xấp xỉ 10 ngày, hoặc ngắn hơn là 7 ngày. Tuy nhiên, nếu ở nhiệt độ thấp, giai đoạn này có thể mất vài tuần. Ấu trùng của ae. aegypti hiếm khi phát triển trong môi trường tự nhiên, như các lỗ cây, rìa lá, vỏ dừa... Ở khu vực khí hậu nóng và khô, hoặc nguồn nước không đều, các bể chứa trên cao và bể nước ngầm cũng là môi trường sống của loài ấu trùng này.

Đối với loài ae. albopictus, trong điều kiện nhiệt độ 250C và đủ thức ăn, giai đoạn ấu trùng (bọ gậy) mất từ 5 đến 10 ngày để chuyển sang giai đoạn nhộng (cung quăng) và sau 2 ngày sẽ phát triển thành muỗi non và muỗi trưởng thành. Ở nhiệt độ thấp, thời gian phát triển của ae. albopictus kéo dài hơn, tuy nhiên ở nhiệt độ dưới 110C ae. albopictus

ngừng phát triển.

3.6. Tuổi thọ

Muỗi ae. aegypti cái sống khoảng 3-4 tuần, trong mùa mưa muỗi tồn tại lâu hơn. Trong khi muỗi ae. albopictus với điều kiện 250C và độ ẩm 30% có thể sống từ 4-8 tuần. Muỗi cái sống lâu hơn muỗi đực.

3.7. Khả năng truyền DENV

Bản thân muỗiaedes aegyptiaedes albopictus

không mang DENV một cách tự nhiên. Ở những người mắc bệnh sốt xuất huyết dengue, nồng độ virus trong máu thường tăng cao trước khi có sốt 1-2 ngày và sau khi có sốt là 4-5 ngày. Nếu muỗi cái đốt người bệnh trong giai đoạn này sẽ bị nhiễm DENV. Kể từ khi bị nhiễm DENV, sau thời gian ủ bệnh khoảng 10-12 ngày, DENV phát triển trong dạ dày muỗi rồi lây nhiễm sang các mô khác, như tuyến nước bọt, hệ sinh dục và có thể xâm nhập

vào trứng đã phát triển ở thời điểm rụng trứng. Sau khi tuyến nước bọt bị nhiễm DENV, muỗi đốt người sẽ truyền DENV. Muỗi có khả năng truyền virus suốt cuộc đời còn lại.

Trong môi trường thí nghiệm, cả hai loài đều có thể truyền dọc DENV từ muỗi cái qua trứng đến các thế hệ sau, nhưng ae. albopictus được cho là có khả năng truyền duy trì virus cho các thế hệ sau cao hơn.

Một phần của tài liệu Ebook Bệnh sốt xuất huyết dengue và các biện pháp phòng bệnh tại cộng đồng: Phần 1 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)