1. Biểu hiện và diễn biến của bệnh sốt xuất huyết dengue
3.1. Xét nghiệm công thức máu ngoại
Trong xét nghiệm công thức máu, biểu hiện phổ biến nhất của bệnh sốt xuất huyết dengue là tình trạng giảm số lượng tiểu cầu và giá trị của hematocrit tăng cao, hematocrit thường tăng đồng thời hoặc ngay sau khi số lượng tiểu cầu giảm.
thần và vận động. Hội chứng Guillain-Barré, viêm tủy ngang cũng đã được báo cáo.
2.5. Các tổn thương tim mạch
DENV đã được báo cáo gây ra một loạt các biểu hiện tổn thương tim, từ rối loạn nhịp tim thoáng qua, đến viêm cơ tim, sốc tim. Trong thiếu máu hoại tử cơ tim là do hậu quả trực tiếp của nhiễm virus DEN, gây tổn thương các tế bào mạch máu. Một số trường hợp nhiễm DENV cũng gây nên bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp. Rối loạn dẫn truyền nhĩ thất và tràn dịch màng phổi xảy ra ở cả người bệnh có hội chứng sốc và không sốc, xuất hiện từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10 của sốt. Trên những người bệnh sốt xuất huyết dengue không có hội chứng sốc, người bệnh có biểu hiện mệt lừ đừ, chóng mặt, bỏ ăn, mạch rõ, không có sự bất thường về huyết áp và không có các biểu hiện của suy tim như phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, lượng nước tiểu bình thường. Các biểu hiện rối loạn nhịp tim phát hiện được dựa trên nghe tiếng tim và kết quả điện tim, nhưng diện tim không to trên hình ảnh chụp X-quang.
2.6. Tổn thương hệ hô hấp
Trong bệnh lý sốt xuất huyết dengue có thể có bệnh cảnh suy hô hấp cấp tính.Do tình trạng tổn
thương các vi mạch dẫn đến phù nề trong các phế nang và khoảng kẽ, gây rối loạn chức năng phổi. Virus DEN đã được tìm thấy trong các tế bào phế nang phổi. Hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS) có thể phát triển do rò rỉ mao mạch. Tình trạng tràn dịch màng phổi, hoặc nghe phổi có ran có thể phát hiện được trên những người bệnh sốt xuất huyết dengue có hội chứng sốc.
2.7. Suy thận cấp
Trong những năm gần đây đã có nhiều báo cáo về tình trạng suy thận cấp trong bệnh lý sốt xuất huyết dengue. Suy thận cấp hay xảy ra trên người bệnh sốt xuất huyết dengue có hội chứng sốc và có rối loạn chức năng đông máu, tuy nhiên suy thận cấp cũng gặp trên cả người bệnh sốt xuất huyết dengue không có hội chứng sốc.
3. Các xét nghiệm trong bệnh sốt xuất
huyết dengue
3.1. Xét nghiệm công thức máu ngoại vi
Trong xét nghiệm công thức máu, biểu hiện phổ biến nhất của bệnh sốt xuất huyết dengue là tình trạng giảm số lượng tiểu cầu và giá trị của hematocrit tăng cao, hematocrit thường tăng đồng thời hoặc ngay sau khi số lượng tiểu cầu giảm.
Trong giai đoạn khởi phát, biểu hiện bất thường sớm nhất là số lượng bạch cầu giảm. Khi bắt đầu sốt, số lượng bạch cầu bình thường và bạch cầu trung tính chiếm ưu thế, sau đó là tình trạng giảm cả số lượng bạch cầu cũng như bạch cầu trung tính. Số lượng bạch cầu giảm từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7 của sốt.
Về giá trị của hematocrit, trong giai đoạn khởi phát của bệnh hematocrit thường tăng nhẹ, liên quan với tình trạng sốt cao, chán ăn và nôn mửa. Hematocrit thường tăng rõ rệt từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 10 của bệnh và tăng cao nhất vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 5 của sốt. Chỉ số hematocrit thay đổi có liên quan tới tình trạng thoát dịch trong lòng mạch gây cô đặc máu, hoặc do mất máu và việc điều trị bù dịch đã giúp hematocrit giảm.
Về số lượng tiểu cầu, trong giai đoạn khởi phát, số lượng tiểu cầu vẫn bình thường và bắt đầu giảm dưới 100.000 tế bào/mm3 từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 10 của sốt. (xem Hình 3.3). Mức độ giảm tiểu cầu có tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh và ngoài ra còn có sự suy giảm chức năng tiểu cầu. Trên những người bệnh sốt xuất huyết dengue có hội chứng sốc do thấm thoát
huyết tương, thường có tình trạng giảm tiểu cầu nặng và có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
Nói chung trong bệnh sốt xuất huyết dengue có tình trạng giảm số lượng tiểu cầu và sự tăng cao của giá trị hematocrit từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 10 của sốt. Giá trị của hematocrit tăng phản ánh mức độ nặng của tình trạng thoát dịch. Số lượng bạch cầu trở về bình thường khi hết sốt, tuy nhiên số lượng tiểu cầu trở về bình thường muộn hơn, thường vào ngày thứ 10 của bệnh.
Hình 3.3: Số lượng tiểu cầu biến động
Trong giai đoạn khởi phát, biểu hiện bất thường sớm nhất là số lượng bạch cầu giảm. Khi bắt đầu sốt, số lượng bạch cầu bình thường và bạch cầu trung tính chiếm ưu thế, sau đó là tình trạng giảm cả số lượng bạch cầu cũng như bạch cầu trung tính. Số lượng bạch cầu giảm từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 7 của sốt.
Về giá trị của hematocrit, trong giai đoạn khởi phát của bệnh hematocrit thường tăng nhẹ, liên quan với tình trạng sốt cao, chán ăn và nôn mửa. Hematocrit thường tăng rõ rệt từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 10 của bệnh và tăng cao nhất vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 5 của sốt. Chỉ số hematocrit thay đổi có liên quan tới tình trạng thoát dịch trong lòng mạch gây cô đặc máu, hoặc do mất máu và việc điều trị bù dịch đã giúp hematocrit giảm.
Về số lượng tiểu cầu, trong giai đoạn khởi phát, số lượng tiểu cầu vẫn bình thường và bắt đầu giảm dưới 100.000 tế bào/mm3 từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 10 của sốt. (xem Hình 3.3). Mức độ giảm tiểu cầu có tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh và ngoài ra còn có sự suy giảm chức năng tiểu cầu. Trên những người bệnh sốt xuất huyết dengue có hội chứng sốc do thấm thoát
huyết tương, thường có tình trạng giảm tiểu cầu nặng và có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
Nói chung trong bệnh sốt xuất huyết dengue có tình trạng giảm số lượng tiểu cầu và sự tăng cao của giá trị hematocrit từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 10 của sốt. Giá trị của hematocrit tăng phản ánh mức độ nặng của tình trạng thoát dịch. Số lượng bạch cầu trở về bình thường khi hết sốt, tuy nhiên số lượng tiểu cầu trở về bình thường muộn hơn, thường vào ngày thứ 10 của bệnh.
Hình 3.3: Số lượng tiểu cầu biến động