1. Biểu hiện và diễn biến của bệnh sốt xuất huyết dengue
2.1. Hội chứng sốc
Hội chứng sốc có thể xảy ra ở cả người bệnh nhiễm DENV sơ nhiễm và tái nhiễm. Hội chứng
sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của sốt, tập trung chủ yếu vào các ngày thứ 4 đến ngày thứ 6, gặp ở mọi lứa tuổi, nguy cơ cao nhất ở trẻ em là lứa tuổi 5-9 tuổi, tiếp theo là nhóm 1-4 tuổi. Điều này được cho là có liên quan với đặc điểm sinh lý của trẻ em và khả năng bù dịch bằng đường uống ở trẻ em có phần hạn chế.
Các đặc điểm lâm sàng chính của tình trạng sốc sốt xuất huyết dengue:
- Huyết áp kẹt: khoảng cách giữa huyết áp tối đa và tối thiểu nhỏ hơn 20mmHg, hoặc tình trạng tụt huyết áp so với huyết áp của lứa tuổi.
- Mạch nhanh và yếu, hoặc không bắt được. Các biểu hiện khác kèm theo:
- Ý thức: người bệnh trở nên li bì, kích thích, vật vã, thậm chí là hôn mê, tuy nhiên một số người bệnh vẫn còn tỉnh táo. Vì vậy ở những người bệnh ý thức còn tỉnh táo dễ chủ quan dẫn đến bệnh nặng hơn.
- Lạnh các đầu chi.
- Nhiệt độ cơ thể hạ, tuy nhiên khi có hội chứng sốc ở một số người bệnh vẫn còn sốt, thậm chí vẫn sốt cao.
- Tình trạng xuất huyết tăng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng xuất huyết làm cho hội
Nhìn chung cả bốn typ DENV đều gây nên bệnh cảnh sốt xuất huyết dengue tương tự như nhau và biểu hiện bệnh ở người lớn giống ở trẻ em. Tại các vùng có dịch sốt xuất huyết lưu hành cao, bệnh sốt xuất huyết dengue hay gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi. Mức độ nặng của bệnh và thời gian diễn biến có khác nhau giữa các cá thể trong một vụ dịch, giữa trẻ em và người trưởng thành, giữa các vụ dịch. 2. Các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết dengue Trong quá trình diễn biến của bệnh sốt xuất huyết dengue, hầu hết bệnh nhân tự hồi phục, tuy nhiên có một tỷ lệ ước đoán 5% số người bệnh sẽ có những diễn biến nặng bất thường như có hội chứng sốc, chảy máu gây mất máu, hoặc có suy tạng như suy gan nặng, tổn thương hệ thần kinh trung ương, tổn thương thận và một số cơ quan khác. Những diễn biến bất thường này được lý giải là hậu quả của biến chứng sau hội chứng sốc suy tuần hoàn, nhưng cũng có thể liên quan với các bệnh tiềm ẩn của từng người bệnh, hoặc do chính DENV gây ra.
2.1. Hội chứng sốc
Hội chứng sốc có thể xảy ra ở cả người bệnh nhiễm DENV sơ nhiễm và tái nhiễm. Hội chứng
sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của sốt, tập trung chủ yếu vào các ngày thứ 4 đến ngày thứ 6, gặp ở mọi lứa tuổi, nguy cơ cao nhất ở trẻ em là lứa tuổi 5-9 tuổi, tiếp theo là nhóm 1-4 tuổi. Điều này được cho là có liên quan với đặc điểm sinh lý của trẻ em và khả năng bù dịch bằng đường uống ở trẻ em có phần hạn chế.
Các đặc điểm lâm sàng chính của tình trạng sốc sốt xuất huyết dengue:
- Huyết áp kẹt: khoảng cách giữa huyết áp tối đa và tối thiểu nhỏ hơn 20mmHg, hoặc tình trạng tụt huyết áp so với huyết áp của lứa tuổi.
- Mạch nhanh và yếu, hoặc không bắt được. Các biểu hiện khác kèm theo:
- Ý thức: người bệnh trở nên li bì, kích thích, vật vã, thậm chí là hôn mê, tuy nhiên một số người bệnh vẫn còn tỉnh táo. Vì vậy ở những người bệnh ý thức còn tỉnh táo dễ chủ quan dẫn đến bệnh nặng hơn.
- Lạnh các đầu chi.
- Nhiệt độ cơ thể hạ, tuy nhiên khi có hội chứng sốc ở một số người bệnh vẫn còn sốt, thậm chí vẫn sốt cao.
- Tình trạng xuất huyết tăng, đặc biệt là xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng xuất huyết làm cho hội
chứng sốc trở nên nặng lên rất nhanh, đặc biệt là những trường hợp hội chứng sốc được phát hiện muộn, hoặc khi sốc kéo dài.
Tại thời điểm hội chứng sốc xảy ra, xét nghiệm máu có tình trạng cô đặc máu (hematocrit máu tăng cao, số lượng tiểu cầu giảm), có tình trạng thay đổi về các chất điện giải trong cơ thể (xét nghiệm điện giải đồ có tình trạng giảm natri máu).