1.1.1 .Vị trí địa lý, địa hình
1.3. Tình hình kinh tế xã hội huyện Nam Trà My trước năm 2003
1.3.2. Đời sống văn hóa – xã hội
Huyện Nam Trà My có 06 thành phần dân tộc sống đan xen với nhau, trong đó người Ca Dong chiếm số đơng với khoảng 53,54% dân số tồn huyện. Phong tục tập quán của đồng bào ngàn đời nay gắn liền với bản, làng, nóc, rừng núi, nương rẫy hẻo lánh xa xôi với những đặc điểm văn hố rất riêng. Văn minh đơ thị, phương thức sản xuất mới tác động đến đồng bào còn rất hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của huyện.
Dân tộc Kinh chỉ chiếm gần 3% dân số, tập trung chủ yếu ở xã Trà Mai và xã Trà Dơn. Họ có kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hằng năm là 13,87%. Tuy nhiên, số hộ sinh con thứ 3 trở lên vẫn còn nhiều, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác thông tin giáo dục truyền thông chưa thật sự đáp ứng nhu cầu thơng tin đa dạng của các nhóm đối tượng. Việc đưa các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến vùng sâu, vùng xa cịn hạn chế. Các biện pháp, chính sách đối với cơng tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình tuy đã được triển khai nhưng đối tượng thực hiện chưa đều, rộng khắp, nhận thức của một số đối tượng về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình chậm được chuyển biến.
Dân cư phân bố không đồng đều. Cao nhất là xã Trà Vân (48 người/km2. Thấp
nhất là xã Trà Leng (16 người/km2). Dân số nông thôn là 23.189 người, chiếm tỷ lệ
95,2%. Mật độ dân số trung bình tồn huyện là 29 người/km2, thấp hơn nhiều so với
toàn tỉnh Quảng Nam 145 người/km2.
Đa số dân cư sống tập trung tại các trung tâm xã, cụm xã và dọc theo tuyến ĐT 616 đi qua địa bàn huyện. Đa số các xã trong huyện, dân cư phân bố thưa thớt, sống theo cộng đồng thơn, nóc nhỏ gắn với ruộng, nương gây khó khăn trong quy hoạch, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển kết cấu hạ tầng.
Quá trình tồn tại và cùng chung sống của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở huyện Nam Trà My đã tạo nên sự đa dạng về văn hóa, được biểu hiện rõ rệt nhất trong ngôn ngữ cũng như đời sống tinh thần và nghệ thuật, với các làn điệu dân ca, đối đáp, múa cồng chiêng, điệu hát ting ting, hát giới của người Ca dong. Trong các nhà Rông, nhà dài của làng, các nghệ nhân đã thả hồn mình vào các hình vẽ và tạo hình điêu khắc, phác họa đời sống tinh thần của dân tộc mình. Nghệ thuật điêu khắc cịn được thể hiện tại các nhà mồ, đặc biệt người Ca dong đã sáng tạo ra chữ viết riêng theo mẫu tự La tinh.
Các dân tộc huyện Nam Trà My đều có truyền thống yêu tự do, bất khuất, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, dưới sự bảo bọc của đồng bào dân tộc thiểu số, Khu ủy Khu V đã chọn vùng đất này để làm nơi đứng chân của các cơ quan đầu não của khu V và của tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng.
Về y tế, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố. Các xã đều có cán bộ y tế thường
trực để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện phong trào vệ sinh phòng bệnh, ăn, ở hợp vệ sinh, xây dựng hố xí bước đầu có kết quả. Trong 2 năm 1977 – 1978, huyện đã đầu tư xây dựng Trung tâm y tế huyện, đưa vào hoạt động 1 bệnh viện gồm 30 giường tại xã Trà Mai và 1 bệnh viện gồm 10 giường tại xã Tiên Trà, đã điều trị cho hơn 3.968 lượt người, khám bệnh cho 22.397 lượt người và đã kịp thời dập tắt dịch cúm, sốt rét, tiêu chảy xảy ra trên địa bàn [17, tr. 113].
bộ, việc tuyên truyền giáo dục cho đồng bào xây dựng nếp sống văn minh, nhất là việc phòng chống và chữa bệnh được duy trì thường xuyên. Trong năm 1982, ngành đã tổ chức 257 lượt tuyên truyền, thu hút hơn 7.000 lượt người nghe, bảo đảm thực hiện tốt cho 3.123 cơng trình vệ sinh mơi trường, trong đó có 1.082 giếng nước; tổ chức khám và điều trị hơn 11.000 lượt người [17, tr. 123].
Trong các năm 1983 – 1985, cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được duy trì. Việc khám chữa bệnh cho nhân dân, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa được thực hiện tốt, góp phần khống chế các dịch bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết... hoành hành và đã củng cố trạm xá ở các khu vực, đưa vào hoạt động phân viện Tắk Pỏ, đã khám cho 14.000 lượt người và điều trị trên 4000 người, hạ thấp dần tỷ lệ tử vong [17, tr. 126].
Giai đoạn 1996 – 2000, chương trình y tế quốc gia được triển khai rộng khắp; mạng lưới y tế cơ sở được mở rộng, đã đào tạo 143 y tá thôn bản phát huy tác dụng tốt, chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai 21/21 xã với 94 % số thôn [17, tr. 161].
Trong những năm 2000 – 2002, các chương trình y tế quốc gia về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến. Cơng tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân về ý thức phòng dịch bệnh và bảo vệ môi trường sống được chú trọng. Công tác kiểm tra, phát hiện các dịch bệnh được tiến hành thường xuyên, đặc biệt là đã khống chế được bệnh sốt rét. Cơ sở vật chất phục vụ khám chữa bệnh được chú trọng đầu tư, mạng lưới y tế cơ sở được củng cố. Đến năm 2002, tồn huyện có 116/116 thơn có y tế thơn bản và 100 % số xã, thị trấn có nữ hộ sinh. Đặc biệt, ngày 20.1.2003, Huyện ủy ban hành Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 06- CT/TW, ngày 22.1.2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) “về việc củng cố và hồn thiện mạng lưới y tế cơ
sở”. Đây là cơ sở để tiếp tục đẩy mạnh cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong
những năm đến. Công tác dân số- gia đình- trẻ em có nhiều tiến bộ, đến năm 2002, huyện đã hoàn thành đợt 4 và đợt 5 chiến dịch đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe và kế hoạch hóa gia đình đến vùng khó khăn 22/22 xã, thị trấn đạt kết quả tốt. Tổ chức nhiều đợt truyền thông lồng ghép các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình gắn với vận động nhân dân xóa bỏ các tập tục lạc hậu, khơng sinh con thứ 3. Các chỉ tiêu về dân số đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, tổng các biện pháp tránh thai đạt 103 %, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm 3,97 % so với năm 2001. Trong năm, huyện đã tiến hành sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 55-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về tăng cường lãnh đạo của các
cấp ủy Đảng đối với cơng tác chăm sóc- giáo dục trẻ em; tổng kết 10 năm thi
hành Luật bảo vệ- chăm sóc- giáo dục trẻ em và tổng kết 3 năm thực hiện Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hồn cảnh
đặc biệt giai đoạn 1999-2002 [17, tr. 165, 166].
Về giáo dục và đào tạo, có nhiều chuyển biến tích cực. Năm học 1977 – 1978, số
lượng học sinh các cấp tăng 0,3 % so với năm học trước. Phong trào bổ túc văn hóa được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Năm 1978, huyện đã đầu tư xây dựng được trường bổ túc văn hóa “vừa học vừa làm” và thu hút 2.578 học viên tham gia, góp phần nâng cao trình độ văn hóa- khoa học kỹ thuật cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt của các địa phương.
Ngày 30. 9.1978, Huyện ủy có Chỉ thị số 52- CT/HU “về việc đẩy mạnh học bổ
túc văn hóa cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong hai năm 1978 -1979”. Đây là
chủ trương quan trọng góp phần giải quyết vấn đề cấp bách lúc bấy giờ là chống và xóa mù chữ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nâng cao từng bước trình độ dân trí [17, tr. 112, 113].
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng (khóa V) về việc đẩy mạnh phát triển giáo dục, năm 1982, Huyện ủy ban hành Chỉ thị 19- CT/HU “về việc bảo đảm hệ
thống trường, lớp để con em được đến trường". Sau khi có chủ trương, cơng tác giáo
dục trên địa bàn huyện có chuyển biến mạnh mẽ, chất lượng dạy và học được nâng lên đáng kể, cơ sở vật chất được quan tâm đúng mức. Năm 1982, tồn huyện có 16 trường phổ thơng cơ sở với 3.096 em; 1 trường dạy nghề với 230 em, trong đó có 63 em học sinh cấp III; 2 trường bổ túc văn hóa với 143 học viên, chủ yếu ở thị trấn. Chất lượng dạy và học được nâng lên, việc khai giảng đúng thời gian qui định, số lượng học sinh đến trường năm sau tăng hơn năm trước, phong trào thi đua "dạy tốt, học tốt" được chú ý. Tiêu biểu là trường cấp I xã Trà Vân, trường phổ thông cấp I, II thị trấn Trà My và trường cấp I, cấp II xã Trà Tân [17, tr. 122].
Ngày 14.7.1984, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Nghị quyết 05- NQ/HU về
phát triển giáo dục trong những năm đến. Về kết quả đạt được, Nghị quyết nêu rõ: Từ
ngày giải phóng đến nay, lần đầu tiên Trà My đã hình thành mạng lưới trường phổ thơng cấp I, bổ túc văn hóa ban đêm ở hầu khắp các bản làng, từ vùng thấp đến vùng rẻo cao hẻo lánh, 4/18 xã có lớp mẫu giáo và trường phổ thông cơ sở cấp I, II. Ở trung tâm huyện có các trường phổ thơng trung học, trường dân tộc nội trú, trường bổ túc văn hóa. Đến năm 1984, trên địa bàn huyện, cứ 1 vạn dân có 1.230 người đi học, chiếm tỷ lệ 12,3 %...góp phần xóa mù chữ cho cán bộ, đảng viên và một bộ phận nhân dân trong độ tuổi qui định, làm thay đổi cơ bản bộ mặt của huyện, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, đẩy lùi một bước sự nghèo nàn, lạc hậu, thúc đẩy công cuộc định canh định cư và tạo ra tiền đề phát triển trong tương lai [17, tr. 125, 126].
có chú ý đến chất lượng học tập. Đến cuối năm 1985, số học sinh đến lớp tăng hơn 2,13 lần năm 1982, đã đào tạo được 68 cán bộ chủ chốt ở cấp xã (17, tr 129). Những năm 1991 – 1995, công tác giáo dục đào tạo từng bước ổn định và có mặt phát triển, chú ý đến công tác giáo dục truyền thống cách mạng, đào tạo giáo viên tại chỗ, củng cố cơ sở vật chất, thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học được 1/4 số xã, tỷ lệ học sinh ra lớp tăng bình quân hằng năm gần 5% [17, tr. 147].
Giai đoạn 1996 – 2000, Giáo dục và Đào tạo phát triển về qui mô và nâng dần chất lượng, tỷ lệ huy động học sinh ra lớp hàng năm đạt 90%, học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 85% [17, tr. 161].
Trong các năm 2000 – 2002, về giáo dục và đào tạo luôn được huyện ủy quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được nâng lên. Cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước được đáp ứng. Mạng lưới trường lớp được củng cố và phát triển, số lớp và số học sinh đều tăng. Kỳ thi tốt nghiệp các cấp được tổ chức tốt. Năm 2001, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học đạt 95,9%, trung học cơ sở đạt 99,23 %, phổ thông trung học đạt 86,4% và bổ túc văn hóa đạt 94,8%; năm 2002, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học đạt 96 %, trung học cơ sở đạt 99,3 % [17, tr. 165].
Về lao động, việc làm, chế độ chính sách, hoạt động của ngành thương binh xã
hội từ huyện đến cơ sở có nhiều cố gắng. Mặc dù đội ngũ cán bộ của ngành cịn mỏng, ở huyện có 5 cán bộ chun trách, ở mỗi xã chỉ có một cán bộ, song trong hai năm 1977 – 1978, ngành đã tham mưu cho các cấp chính quyền giải quyết chế độ tiền tuất cho 3 gia đình thân nhân liệt sĩ, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận thương binh cho 13 đối tượng, giải quyết chế độ nghỉ hưu cho 13 cán bộ, phân phối trên 12.200 bộ quần áo và cấp 3 tấn gạo cho số gia đình thiếu lương thực [17, tr. 113].
Trong các năm 1981 – 1982, công tác bảo vệ bà mẹ trẻ em đạt một số kết quả. Đến năm 1982, tồn huyện có 515 cháu đến nhà trẻ và các trường mẫu giáo, vượt 20 % kế hoạch. Đặc biệt, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cô giáo, cô nuôi dạy trẻ được chú trọng. Việc ni dạy, chăm sóc các cháu được thực hiện tốt, song do cơ sở vật chất và dụng cụ vui chơi cho trẻ em ở hầu hết các nhà trẻ đều thiếu nên chất lượng phục vụ so với yêu cầu đạt không cao [17, tr. 123].
Giai đoạn 1991 – 1995, chương trình xóa đói giảm nghèo đạt được nhiềư kết quả. Trong hai năm 1994 – 1995, huyện đã giảm 15% trong tổng số 65% số hộ đói nghèo của tồn huyện [17, tr. 147].
Trong những năm 1996 – 2000, chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân được quan tâm đúng mức, tỷ lệ đói nghèo hàng năm giảm dần từ 65 % năm 1994 đến năm 2000 còn 41,5 % [17, tr. 161].
đối tượng xã hội được đặc biệt quan tâm. Các chế độ, chính sách liên quan đến người có cơng được triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Thường xuyên tổ chức các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, kịp thời thăm hỏi, động viên, tặng quà, tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình thương binh- liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người tàn tật, neo đơn. Riêng năm 2002, huyện đã hoàn chỉnh thủ tục trình cấp thẩm quyền xem xét cơng nhận 508/608 hồ sơ hoạt động kháng chiến, 23/25 hồ sơ thương binh, 4 hồ sơ liệt sĩ, 11/12 hồ sơ tù đày, tiến hành quy tập 13 mộ liệt sĩ về nghĩa trang huyện. Ban hành đề án xóa đói giảm nghèo đến năm 2005 và những năm tiếp theo. Đặc biệt, nhân kỷ niệm 55 năm ngày Thương binh- Liệt sĩ (27.7.1947-27.7.2002), ngày 9.5.2002, Huyện ủy Trà My ban hành Thông tri số 14-TT/HU,về việc Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thương binh,
liệt sĩ, người có cơng với cách mạng và phong trào " đền ơn đáp nghĩa trong giai đoạn mới" [17, tr. 166].
Về văn hóa - thơng tin, thể thao, Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể
thao có nhiều tiến bộ. Phong trào thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong nhân dân bước đầu có kết quả, nhiều gia đình đăng ký tham gia xây dựng gia đình “5 tốt”, một số xã thực hiện tốt vệ sinh phịng bệnh. Các lễ hội văn hóa được duy trì và góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc [17, tr. 113].
Năm 1982, huyện xây dựng thêm 1 đài truyền thanh cơ sở, tăng 1 đài so với năm 1980; số buổi biểu diễn nghệ thuật và việc chiếu phim phục vụ nhân dân ngày càng tăng, riêng năm 1982, đội chiếu bóng huyện phục vụ 146 buổi, thu hút 240.000 lượt người xem và tổ chức được 5 đợt triển lãm tranh ảnh nghệ thuật [17, tr. 123].
Một sự kiện nổi bật trên lĩnh vực văn hóa- thể thao trên địa bàn huyện, tháng 3.1982, huyện Trà My đăng cai tổ chức thành công Hội thao các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng lần thứ Nhất. Với những nỗ lực vượt bật, đoàn Trà My đã giành giải Nhất toàn đoàn [17, tr. 123].