Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế xã

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 53)

1.1.1 .Vị trí địa lý, địa hình

2.1. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội huyện Nam Trà My

2.1.2. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế xã

- xã hội huyện Nam Trà My

2.1.2.1. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam

+ Chủ trương của Đảng: Trong bối cảnh thế giới và trong nước diễn biến phức

tạp trước sự khủng hoảng của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đơng Âu, Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VII xác định đường lối về phát triển kinh tế - xã hội với mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm 1991 – 1996 là “ổn định, phát triển và nâng cao hiệu

quả nền sản xuất xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế” [12; tr. 95]. Qua các Đại hội VIII (1996), IX (2001),

X (2006), Đảng tiếp tục bổ sung và phát triển đường lối này. Đặc biệt, đến Đại hội XI (2011), Đảng xác định mục tiêu phát triển đất nước 5 năm (2011 – 2015) đó là“phát

huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân” [13; tr.188].

+ Chính sách của Nhà nước: Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban

hành nhiều chính sách hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đảm bảo các nguồn lực thoát nghèo bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội của khu vực này, đã được áp dụng và có ảnh hưởng trực tiếp đến huyện trong giai đoạn 2003 – 2018.

Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về “phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó

khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa” với mục tiêu nâng cao nhanh đời sống vật chất,

tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để đưa các vùng này thốt khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước, góp phần đảm bảo trật tự an tồn xã hội, an ninh quốc phịng.

Ngày 20 tháng 7 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 134/QĐ-TTg “về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh

hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn”. Nhà nước đã trực

tiếp hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt để người dân ổn định nơi ở vàcó điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo.

Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về “chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc

thiểu số giai đoạn 2007-2010”, với mục tiêu chung là hỗ trợ di dân thực hiện định

canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm tạo điều kiện cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số còn du canh, du cư có nơi ở ổn định, có đủ điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, xố đói, giảm nghèo, góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh - chính trị, trật tự - an toàn xã hội tại các địa phương.

Ngày 27 tháng 12 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP

“về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo” trên

cả nước, nhằm tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch, xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc, dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

Ngày 04 tháng 12 năm 2012, Thủ tướng chính phủ quyết định số 54/2012/QĐ- Ttg về“Ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu

số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015” để đảm bảo điều kiện cho đồng bào dân

tộc thiểu số có vốn phát triển sản xuất thoát nghèo bền vững.

Trước những khó khăn thách thức sau khi chia tách, sự kịp thời của các chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước ban hành đã giúp người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh ổn định nơi ăn, chốn ở và được thụ hưởng đầy đủ các dịch vụ cơng. Từ đó, đã tạo động lực cho người dân hăng say lao động sản xuất, thực hiện tốt cơng tác xóa đói, giảm nghèo và thốt nghèo bền vững; góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững chủ quyền của đất nước.

2.1.2.2. Chủ trương của tỉnh Quảng Nam và huyện Nam Trà My về phát triển kinh tế - xã hội

+ Chủ trương của tỉnh Quảng Nam: Đứng trước những thuận lợi và thời cơ cũng như khó khăn, thách thức về kinh tế - xã hội sau khi tái lập tỉnh, Đại hội đại biểu

Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XVII (1997) đã đề ra phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, trong đó “quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới

của Đảng, phát huy những thành tựu đã đạt được, động viên toàn Đảng bộ, toàn quân và toàn dân nêu cao tinh thần tự lực tự cường và truyền thống tốt đẹp của con người Quảng Nam, khai thác các tiềm năng của tỉnh, đẩy mạnh phát triển các thành phần kinh tế theo cơ cấu nông lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại, du lịch, dịch vụ; chú trọng củng cố và phát triển quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Khẩn trương cải tạo nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo mọi động lức để phát triển kinh tế và tăng nhanh khả năng tài chính của địa phương; kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống nhân, chú ý chăm lo các đối tượng được hưởng chính sách, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng; giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội” [14; tr.38].

Trong báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2000 – 2005, bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng chỉ ra thách thức trong giai đoạn đến, đó là “Năng lực

của độ ngũ cán bộ quản lý trong điều kiện hội nhập kinh tế còn hạn chế; thiếu lao động được đào tạo; các thói quen khơng phù hợp với tình hình mới; hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và yếu kém; nơng thơn và miền núi cịn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, Đại

hội định hướng phát triển vùng miền núi- trung du. Trong đó xác định rõ “miền núi -

trung du là vùng có chức năng xung yếu về phịng hộ, vị trí quan trọng về quốc phịng - an ninh, còn nhiều tiềm năng chưa được khơi dậy cần nhận thức đầy đủ để có một chiến lược phát triển lâu dài, đúng hướng. Phát triển miền núi - trung du vừa nhằm mục tiêu giảm nghèo, vừa làm chức năng là chỗ dựa, tác động trở lại đối với sự phát triển của vùng đồng bằng ven biển, bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp điện, xi măng, các loại vật liệu xây dựng và tạo thế liên kết với Lào, Thái Lan để tham gia vào tuyến hành lang kinh tế Đông – Tây [15; tr.50].

Để thực hiện thành công chủ trương này, Đảng bộ tỉnh chủ trương đẩy mạnh thực hiện một số nhiệm vụ phát triển kinh tế khu vực miền núi Quảng Nam như sau:

Thứ nhất, cần quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trồng cây cao su, song mây, cây nguyên liệu giấy, quế, trầm dó và các loại cây dược liệu, hương liệu, cây ăn quả bản địa.

Thứ hai, phải đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng, khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, triển khai xây dựng nhà máy xi măng Thạnh Mỹ, Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang.

Thứ ba, xây dựng hệ thống thủy điện gắn với hình thành các cụm kinh tế - kỹ thuật, từng bước phát triển du lịch sinh thái, nhất là tại các hồ nước và các khu vực

rừng nguyên sinh.

Thứ tư, mở rộng thị trấn Khâm Đức - Phước Sơn thành thị xã và nâng cấp các thị trấn, thị tứ các huyện miền núi, đồng thời, dành sự quan tâm đặc biệt đối với hai huyện mới chia tách Nam Trà My và Tây Giang.

Thứ năm, thúc đẩy sự hỗ trợ cùng phát triển và gắn kết với nhau giữa hai vùng kinh tế đồng bằng và miền núi, thông qua hệ thống giao thông trục ngang và hệ thống dịch vụ.

Đặc biệt, đến Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI (2015), lần đầu tiên đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm đối với kinh tế - xã hội miền núi, đó là “tập trung

phát triển kinh tế - xã hội miền núi và tổ chức thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai” [16; tr.78].

Nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả các chính sách ở vùng miền núi của tỉnh, tỉnh ủy đã ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị để chỉ đạo, điều hành như:

Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 03-CT/TU, ngày 24 tháng 5 năm 2001 về tăng cường công tác kết nghĩa giúp đỡ các xã miền núi đặc biệt khó khăn, chỉ đạo thực hiện

việc kết nghĩa giữa các huyện, xã đồng bằng với các huyện, xã miền núi, kết nghĩa giữa các sở, ban, ngành của tỉnh với các xã miền núi đặc biệt khó khăn, kết nghĩa giữa các phịng, ban của huyện với các thơn, bản khó khăn nhằm giúp hệ thống chính trị miền núi nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, vận động quần chúng xây dựng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 9 (khóa XVIII), Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05- NQ/TU, ngày 11 tháng 10 năm 2002 về một số chủ trương và giải pháp trọng tâm về

dân tộc và miền núi giai đoạn 2002 - 2007. Nội dung đề ra 06 chủ trương, giải pháp

trọng tâm. Trong đó, vấn đề phát triển toàn diện con người tại chỗ và vấn đề giải quyết đúng đắn mối quan hệ lợi ích từ rừng và chủ thể sinh sống tại chỗ là 02 luận điểm mới và khoa học, có ý nghĩa chiến lược và bền vững trong thực hiện chính sách dân tộc và miền núi. Đây là nghị quyết vừa toàn diện, vừa cụ thể đối với công tác dân tộc và miền núi của tỉnh.

Xác định xóa đói, giảm nghèo, nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của tồn bộ cơng tác vận động đồng bào các dân tộc thiểu số, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các huyện miền núi triển khai thực hiện Kết luận số 05-KL/TU ngày 10 tháng 8 năm 2006 của Tỉnh ủy về giải pháp giảm nghèo ở miền núi và vùng dân tộc ít người tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 và những

năm tiếp theo. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh việc bố trí nguồn lực đối ứng của địa

phương và lồng ghép thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia của Chính phủ, nâng cao năng lực cộng đồng, lấy thơn, nóc làm địa bàn chỉ đạo, coi trọng vận động đồng bào các dân tộc với vai trò vừa là đối tượng giảm nghèo vừa là chủ nhân trong bảo vệ, xây dựng và phát triển miền núi.

Năm 2009, thực hiện chủ trương của Trung ương, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 57-CT/TU, ngày 05 tháng 6 năm 2009 về việc lãnh đạo chỉ đạo tổ chức Đại hội các

dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam lần thứ nhất. Với phương châm “đồn kết, tơn trọng, tương trợ, phát triển”, Đại hội đã tổng kết những kết quả thực hiện chính sách dân tộc

với những mơ hình, điển hình trong cơng tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số và đề ra phương hướng xây dựng khối đại đoàn kết và phát triển các dân tộc tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn mới.

Ngày 12 tháng 10 năm 2009, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TUvề công

tác dân vận trong tình hình mới, nêu rõ quan điểm chỉ đạo thực hiện tốt chính sách dân

tộc, tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của cấp ủy, cơng tác dân vận chính quyền và lực lượng vũ trang, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận, đoàn thể hướng về cơ sở, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, phân công đảng viên, cán bộ phụ trách nhóm hộ trong thực hiện xóa đói giảm nghèo, xây dựng mơ hình, điển hình dân vận khéo.

Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành nhiều nghị quyết về kinh tế - xã hội, trong đó nổi bật là Nghị quyết số 55/2012/NQ-HĐND về phát triển kinh tế- xã hội miền núi giai

đoạn 2013-2016 và định hướng đến năm 2020. Trong đó xác định mục tiêu trọng tâm

làtăng cường cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao trình độ dân trí cho người dân sinh sống tại miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đẩy mạnh Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về quy mô và chất lượng giáo dục - đào tạo, đào tạo nghề, phát triển hệ thống mạng lưới y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân, quan tâm giải quyết việc làm cho lực lượng lao động nông thôn, miền núi. Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số, tăng cường cơng tác quốc phịng - an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Từ chủ trương của Tỉnh, vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói chung và huyện Nam Trà My nói riêng đã được quan tâm tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ đảm bảo điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng phát triển đã làm thay đổi diện mạo nông thôn miền núi; đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số từng bước được nâng lên; các

chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân đã góp phần nâng cao dân trí, tầm vóc, sức khỏe cho đồng bào. Vì vậy, đồng bào các dân tộc thiểu số luôn một lịng tin tưởng theo Đảng, Bác Hồ và cơng cuộc đổi mới của đất nước.

+ Chủ trương của huyện Nam Trà My: Trong chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My đến năm 2020 đã xác định: Phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My đặt trong định hướng phát triển chung của tỉnh Quảng Nam và theo hướng tăng cường liên kết, hợp tác và hỗ trợ phát triển giữa các địa phương trong tỉnh và khu vực; phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, các nguồn lực tại chỗ về con người và tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, tích cực, chủ động tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh và thu hút các nguồn lực bên ngồi (nhất là vốn, cơng nghệ) nhằm tạo sự phát

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)