Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (Trang 83 - 146)

1.1.1 .Vị trí địa lý, địa hình

3.4. Nguyên nhân của những hạn chế về kinh tế xã hội huyện Nam Trà My (2003 –

3.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, một bộ phận cán bộ chính quyền địa phương và nhân dân cịn tư tưởng

trông chờ, ỷ lại khơng muốn thốt nghèo. Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề rất thấp. Một số chính sách quy định đối tượng được thụ hưởng chưa thật phù hợp so với tình hình thực tế. Giải pháp lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, chính sách, dự án trên địa bàn huyện còn lúng túng, thiếu tập trung và kém hiệu quả. Một số cơng trình nước sinh hoạt và thủy lợi nhanh xuống cấp do chất lượng không đảm bảo và thiên tai lũ lụt. Công tác quản lý, vận hành duy tu bảo dưỡng các cơng trình dân sinh và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất không được tiến hành thường xuyên, nhận thức về trách nhiệm bảo vệ cơng trình của cộng đồng hưởng lợi chưa cao. Cơng tác thông tin báo cáo, phối hợp thực hiện, quản lý điều hành giữa các ngành chức năng của địa phương, cơ sở chưa đồng bộ.

Thứ hai,năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của hệ

thống chính trị của địa phương, nhất là ở cơ sở còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết các thách thức đặt ra trong sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững kinh tế -xã hội của huyện. Công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực có hiệu lực, hiệu quả chưa cao, chưa tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc. Một số cơ chế chính sách chậm điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu phát triển kinh tế miền núi trong thời kỳ mới.

tiễn, trực quan, sinh động, nhưng nhiều địa phương chưa coi trọng việc xây dựng, trình diễn, nhân rộng mơ hình để đồng bào làm theo. Đội ngũ cán bộ cơ sở chưa tập trung vận động, hướng dẫn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, mở rộng sản xuất cho Nhân dân. Công tác tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kinh nghiệm, cách làm ăn đến người dân chưa được tiến hành thường xuyên. Đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm mỏng, chưa chuyên sâu theo từng đối tượng sản xuất; vì vậy, việc chuyển giao các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật đến cộng đồng thơn, nóc, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số cịn hạn chế. Trong khi đó, việc thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng được triển khai ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng có địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp chưa được quan tâm đúng mức, cịn nhiều bất cập trong cơng tác giao đất, giao rừng, cấp quyền sử dụng đất.

Thứ tư, việc bố trí nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi thực tiễn

phát triển kinh tế - xã hội. Ngân sách các cấp đầu tư cho công tác khuyến nông, khoa học công nghệ, hỗ trợ sản xuất, vốn xây dựng nông thôn mới còn rất hạn hẹp. Bên cạnh đó, mặc dù dịng tín dụng nơng nghiệp tăng trong thời gian qua, nhưng do năng lực sản xuất của lĩnh vực này vẫn cịn rất lớn, nên chính sách tín dụng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như phát huy được hiệu quả như mong đợi.

Thứ năm, chính quyền các cấp ở địa phương trong q trình triển khai các chính

sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn còn nặng tư tưởng chủ quan, thiếu phù hợp với điều kiện mơi trường tự nhiên sở tại. Điển hình như việc xây nhà ở cho hộ nghèo, xóa nhà tạm cho đồng bào thiểu số hầu hết làm theo mẫu nhà thấp, thưng gỗ kín, lợp tơn, q nóng đồng bào khơng ở được, gây lãng phí. Việc cấp giống cây trồng cho dân không phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng hoặc làm công trình thủy lợi nhưng đến mùa khơ khơng có nước tưới. Thêm vào đó, tập qn sản xuất tự cấp tự túc, manh mún, nhỏ lẻ chi phối cách nghĩ, cách làm của đồng bào, khiến cho họ chưa mạnh dạn mở rộng quy mơ sản xuất, chưa hình thành được tư duy sản xuất hàng hóa.

Tiểu kết chương 3

Trong 15 năm qua (2003 – 2018), trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tác động của thiên tai, dịch bệnh,...; song, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Nam Trà My đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu cao và đạt được những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực; hoàn thành đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Kinh tế tăng trưởng cao và khá ổn định. Hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục được đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện. Nhiều chương trình, kế hoạch lớn của huyện được triển khai hiệu quả; tiềm năng, thế mạnh của huyện được phát huy, đặc biệt là việc nâng tầm giá trị và mở rộng diện tích trồng Sâm Ngọc Linh. Quốc phịng – an ninh được giữ vững; chính trị, xã hội ổn định; quan hệ đối ngoại được mở rộng. Lĩnh vực văn hố – xã hội có nhiều tiến bộ; các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc người có cơng cách mạng, sắp xếp ổn định chỗ ở cho người dân,... được thực hiện kịp thời; công tác giảm nghèo đạt hiệu quả; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân khơng ngừng được cải thiện, nâng cao. Hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố; công tác xây dựng Đảng được tăng cường về mọi mặt.

Những kết quả trên có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng để huyện tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng trong thời gian đến. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My vẫn cịn một số hạn chế nhất định đó là:

+ Kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn chậm, nhất là lĩnh vực nông – lâm nghiệp; hiệu quả sản xuất nông nghiệp đạt thấp; quy mô sản xuất cịn nhỏ lẻ, chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa; việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt cịn hạn chế; tình trạng dịch bệnh trên đàn gia súc thường xuyên xảy ra; tổng đàn tăng trưởng chậm; công tác xây dựng quy hoạch còn chậm; quản lý quy hoạch chưa hiệu quả; một số cơng trình, dự án chưa phát huy hiệu quả sau đầu tư; tiến độ xây dựng Nơng thơn mới cịn chậm, các tiêu chí đạt được thiếu tính bền vững; xây dựng khu dân cư nơng thôn mới kiểu mẫu chưa đạt chỉ tiêu; tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, các nghề thủ công truyền thống chưa phát huy hiệu quả; tiềm năng du lịch chưa được đầu tư, khai thác hiệu quả; quản lý Nhà nước về đất đai, lâm sản, khống sản vẫn cịn những hạn chế, bất cập, gây lãng phí tài nguyên, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự; vệ sinh môi trường, cảnh quan ở nhiều khu dân cư còn hạn chế; chưa đầu tư xây dựng được nhà máy xử lý rác thải tập trung; thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn còn thấp, phần lớn phụ thuộc vào ngân sách cấp trên; nguồn lực đầu tư còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; kết cấu hạ tầng giao thông, điện lưới, nước sinh hoạt hợp vệ sinh…, chưa đáp ứng nhu cầu và chưa theo kịp yêu cầu phát triển của huyện.

lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ cịn thấp; cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng dân số thấp; tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp cịi cịn cao; đầu tư cho văn hóa, thể thao chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ; công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống kết hợp với phát triển du lịch cịn hạn chế; chưa có các mơ hình điểm về xây dựng thơn, khu dân cư văn hóa; một số tập tục lạc hậu chưa được xóa bỏ; tỷ lệ hộ nghèo còn cao; giảm nghèo chưa bền vững; đời sống của một bộ phận nhân dân cịn nhiều khó khăn.

KẾT LUẬN

Huyện Nam Trà My có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội và quốc phòng – an ninh. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, trung dũng, kiên cường, đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Nam Trà My đã đi theo con đường Đảng và Bác Hồ lựa chọn. Trong kháng chiến, Huyện Nam Trà My, được Khu ủy Khu V chọn làm căn cứ địa cách mạng, để lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân xâm lược, giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước.

Ở giai đoạn 2003 – 2018, với sự tập trung lãnh đạo của Trung ương và tỉnh Quảng Nam, kinh tế -xã hội huyện Nam Trà My đã có bước phát triển đáng kể. Nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được tăng cường, đã giải quyết tốt các vấn đề bức xúc trong sản xuất và đời sống của người dân. Các mơ hình sản xuất nơng - lâm nghiệp như cây ăn quả, quế Trà My, dược liệu, Sâm Ngọc Linh, .... theo hướng hàng hóa dần hình thành. Đặc biệt, phát triển mạnh cây sâm Ngọc Linh, từ chổ chỉ có 110 hộ trồng sâm tại xã Trà Linh, với diện tích là 65ha năm 2003, thì đến nay đã phát triển tại 07 xã, số hộ trồng sâm lên đến 1.200 hộ với diện tích trồng là 1.600ha. Tháng 6 – 2017, Sâm Ngọc Linh đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia, mở ra tiềm năng và hướng phát triển mạnh mẽ cho cây Sâm Ngọc Linh nói riêng và cho triển vọng đưa Nam Trà My thành thủ phủ Sâm Ngọc Linh và cây dược liệu trong tương lai gần. Tổng giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng đều qua các năm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2003 – 2018 là 10%.

Hệ thống giao thông phát triển mạnh, nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đi qua địa bàn huyện đến nay, 10/10 xã có đường ơ tơ về đến trung tâm xã, bên cạnh các trục giao thông lớn mở ra hướng kết nối huyện với các huyện, tỉnh bạn, như QL 40B, đường Đông Trường Sơn, Trà Vinh – Đăk Ru, Măng Lùng – Đăk Glei; Trà Leng – Phước Thành,… Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, làm tăng diện tích tưới chủ động, phục vụ sản xuất nông nghiệp tại huyện.

Trong giai đoạn 2010 – 2018, tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam đã có hơn 3.000 lao động được hỗ trợ học nghề nông nghiệp (chiếm gần 16%). Tỉnh cũng thực hiện tốt cơng tác xóa đói, giảm nghèo và nâng cao thu nhập của người dân. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 11 triệu đồng/người/năm.

Mạng lưới trường, lớp học không ngừng phát triển ở tất cả các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông; Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú được phân bố đều khắp vùng. Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục trẻ ngày càng được quan tâm. Tình trạng học sinh đi học thiếu chuyên cần giảm đáng kể. Số học sinh đến lớp được duy trì và phát triển ổn định.

Chất lượng dạy và học được nâng lên. Các xã đã hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học – xóa mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác y tế và hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được những kết quả tiến bộ. Hệ thống y tế từ huyện đến xã được củng cố và kiện tồn. Các chính sách khám chữa bệnh cho người dân tộc thiểu số và hộ nghèo được triển khai kịp thời và đạt hiệu quả.

Phong trào văn hoá – văn nghệ, thể dục – thể thao có bước phát triển; các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được duy trì, bảo tồn và phát triển. Hệ thống thơng tin đại chúng được đầu tư, mở rộng, với khoảng 85% dân số được nghe đài truyền thanh và xem truyền hình. Hệ thống thơng tin liên lạc, dịch vụ viễn thông và mạng Internet phát triển nhanh, mạng di động đã phủ sóng 10/10 xã. Các giá trị văn hóa được khơi phục, bảo tồn, gìn giữ, những hủ tục mê tín dị đoan đã dần được loại bỏ. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đa dạng và phong phú.

Cơng tác xố đói, giảm nghèo được quan tâm và đã đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 70,89% xuống còn 56,07% theo chuẩn nghèo đa chiều, bình quân mỗi năm giảm trên 7%,

Quốc phịng – An ninh ln được ổn định và giữ vững. Hoạt động đối ngoại, liên kết với các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong và ngoài nước để học tập, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao khoa học kỹ thuật và thu hút đầu tư…, cũng đạt những kết quả rất tích cực.

Tóm lại, sau 15 năm (2003 – 2018), từ nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và Tỉnh Quảng Nam đã giúp kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My có sự chuyển biến nhất định. Cơ bản giải quyết các vấn đề bức xúc còn tồn tại về cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, trồng trọt, chăn ni. Theo đó, chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, đẩy nhanh được tốc độ giảm nghèo, rừng được bảo vệ và đảm bảo độ che phủ, mơi trường sinh thái cải thiện, văn hố truyền thống dân tộc được lưu giữ, tính đồn kết các dân tộc giữ vững.

Tuy nhiên, huyện Nam Trà My vẫn còn nhiều mặt yếu kém, khó khăn, đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong sự nghiệp xây dựng và phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng trong tồn huyện. Chính vì vậy, để giúp cho kinh tế - xã hội huyện Nam Trà My tiếp tục phát triển và đạt được nhiều thành tựu lớn hơn nữa trong giai đoạn sắp tới, đứng trên góc độ khoa học, tác giả xin được đề xuất một số kiến nghị sau đây:

* Đối với Trung ương:

lực và thuận lợi trong triển khai thực hiện. Khi hoạch định, xây dựng chính sách dân tộc giai đoạn tiếp theo, cần căn cứ thực tiễn, phù hợp với từng vùng miền và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, xem xét ban hành một số chính sách ở giai đoạn tiếp theo như sau: chính sách về Quy hoạch, sắp xếp, bố trí dân cư gắn với ổn định phát triển sản xuất bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, chính sách về khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng vùng dân tộc thiểu số gắn với phát triển làng nghề và tiêu thụ sản phẩm, chính sách hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Về lĩnh vực phát triển sản xuất, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư xây dựng các cơng trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất, có cơ chế, chính sách phát triển khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, thú y, bảo vệ thực vật, tăng cường hỗ trợ về giống, phát triển chăn nuôi, trồng rừng và chăm sóc bảo vệ rừng,... Đồng thời, Đảng và Chính phủ cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ gỗ làm nhà cho các hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số, giao khoán cho người dân bảo vệ diện tích rừng tự nhiên.

3. Về chương trình xây dựng nơng thơn mới, cần xem xét có cơ chế cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã khu vực II đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục được hưởng các chính sách như đơn vị hành chính cấp xã vùng đặc biệt khó khăn.

4. Tăng cường các chính sách thu hút, đãi ngộ để phát triển nguồn nhân lực y tế có chất lượng cho các huyện miền núi. Đồng thời hỗ trợ các nguồn vốn để đầu tư sửa

Một phần của tài liệu (Trang 83 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)