Những chuyển biến về văn hóa xã hội huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu (Trang 64 - 71)

1.1.1 .Vị trí địa lý, địa hình

2.3. Những chuyển biến về văn hóa xã hội huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

(2003 -2018)

2.3.1. Giai đoạn 2003 – 2010

Trong giai đoạn 2003 – 2005, sự nghiệp Giáo dục có bước phát triển, cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên người tại chỗ được chú trọng. Mạng lưới trường lớp ngày càng mở rộng và phát triển đều ở các cấp học, bậc học. Tỷ lệ học sinh ra lớp tăng bình quân hằng năm 6%, duy trì sĩ số học sinh tương đối đảm bảo. Chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, mơ hình trường Bán trú cụm xã được phát huy; cơ bản đã tổ chức ổn định nề nếp hoạt động của Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện, Trường Trung học phổ thông. Chất lượng dạy và học có nâng lên, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở hằng năm đạt 95%. Nhận thức xa hội hóa giáo dục trong các tầng lớp nhân dân được nâng lên; chỉ số phổ cập giáo dục Tiểu học – chống mũ chữ được giữ vững và đang triển khai công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cậo giáo dục Trung học cơ sở.

Cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được chú trọng, các chương trình y tế quốc gia được triển khai đều khắp. Khống chế được các dịch bệnh, nhất là bệnh sốt rét, khơng có tình trạng sốt rét bùng phát thành dịch; hạn chế các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em; chất lượng khám, điều trị bệnh được nâng lên. Đặc biệt, sau khi chia tách huyện, các trạm y tế xã được củng cố, pját huy lực lượng đội ngũ y tế thơn bản, năm 2005 có 115 cán bộ y tế được bố trí đều khắp 43 thôn, đáp ứng được một phần u cầu cơng tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Cơng tác dân số, gia đình, trẻ em được triển khai thực hiện có hiệu quả. Trẻ em suy dinh dưỡng hằng năm giảm từ 3% đến 5%, năm 2005 còn 40% trẻ em suy dinh dưỡng.

Các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao, truyền thanh – truyền hình đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; các hoạt động văn hóa đã hướng về cơ sở; thơng qua các dịp lễ hội, phát động thôn bản văn hóa, các ngày lễ lớn tổ chức nhiều nội dung hoạt động phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Lắp đặt một hệ thống truyền thanh công suất nhỏ, 01 trạm truyền thanh không dây và hỗ trợ 25 hệ thống Parabol thu sóng truyền hình tại các thơn và trung tâm một số xã, tạo sự chuyển biến tích cực đời sống văn hóa ở cơ sở.

Công tác xây dựng thôn bản văn hóa gắn với việc đẩy mạnh phong trào tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa đạt nhiều kết quả; năm 2005 xây dựng được 26/43

thơn bản văn hóa.

Triển khai thực hiện tốt các chế độ chính sách ưu đãi và quan tâm chăm lo đời sống người có cơng cách mạng, gia đình thương binh, liệt sĩ. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm lo các đối tượng chính sách được thực hiện thường xuyên.

Phần lớn các nguồn vốn vay được phát huy hiệu quả thơng qua các chương trình, kêng vay vốn lồng ghép, góp phần nâng dần mức sống của nhiều hộ gia đình; đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm góp phần quan trọng vào việc ổn định, cải thiện đời sống nhân dân. Năm 2005, tỷ lệ hộ đói nghèo tồn huyện chiếm 52,25% dân số; trong đó: tỷ lệ hộ quá nghèo chiếm 11,76% giảm 1,46% so với năm 2004, khơng cịn tình trạng hộ đói kinh niên như những năm 2000 trở về trước. Phong trào xóa nhà tạm, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà đại đồn kết cho các đối tượng chính sách được hưởng ứng rộng khắp và đem lại hiệu quả thiết thực.

Nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội 5 năm giai đoạn 2005 – 2010, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đã xác định: “Tập trung

huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển văn hoá – xã hội; đẩy mạnh cơng tác xã hội hố giáo dục, nhằm phát huy mọi nguồn lực tại chỗ; đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ dạy và học; giữ vững chỉ tiêu phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, hồn thành phổ cập giáo dục THCS; tăng cường cơng tác giáo dục truyền thống đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp; học đi đôi với hành; giữ gìn và phát huy các hoạt động văn hoá – văn nghệ, thể dục thể thao mang bản sắc truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Nam Trà My; đẩy mạnh phong trào tồn dân xây dựng đời sống văn hố khu dân cư, thơn văn hố, cơ quan văn hố, gia đình văn hố; khơi phục các nghề truyền thống, các sản phẩm dệt dồ, dệt thổ cẩm, rèn, đúc đồ sắt, ... khuyến khích tiêu thụ để trở thành hàng hố; chú trọng cơng tác Truyền thanh phát lại truyền hình góp phần đưa chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến với nhân dân; triển khai đồng bộ các chương trình y tế quốc gia, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; nâng cao chất lượng khám điều trị, dự phòng, coi trọng và nâng cao giáo dục y đức, tinh thần trách nhiệm người thầy thuốc; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho ngành y tế từ huyện đến xã; tăng cường phối hợp, thực hiện lồng ghép đồng bộ các dự án, chương trình đầu tư, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống người dân; phấn đấu mỗi năm giảm từ 5 - 7% hộ nghèo; tiếp tục triển khai đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa, bảo trợ, cứu trợ; chính sách người có cơng, chương trình xố nhà tạm cho gia đình chính sách và hộ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn [18; tr. 11].

phục vụ dạy và học khơng ngừng phát triển; tồn huyện có 24 đơn vị trường học, 358 lớp, 8254 học sinh, tăng 07 trường với 1.927 học sinh, đặc biệt bậc học Trung học Phổ thông đã tăng hơn 08 lớp với 440 học sinh so với năm học 2005-2006. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hố đội ngũ giáo viên được chú trọng. Hoàn thành phổ cập giáo dục bậc tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục Trung cơ sở; tỷ lệ học sinh ra lớp duy trì ở mức cao (trên 90%) [19; tr. 15].

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm đúng mức; đã cử hơn 143 cán bộ đi đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Đào tạo nghề cho 485 lao động phổ thông, giải quyết việc làm 160 lao động, đã và đang đào tạo, đưa đi xuất khẩu lao động 85 trường hợp; Từ chương trình 135, hằng năm huyện đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ chính quyền cơ sở, đã có hơn 2.800 lượt người là cán bộ xã, thơn, nóc, được đào tạo, tập huấn [19; tr. 16].

+ Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng (tăng 9

bác sỹ so với năm 2005). Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, sức khoẻ sinh

sản, dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ - chăm sóc - giáo dục trẻ em, vì sự tiến bộ của phụ nữ... tiếp tục triển khai có hiệu quả. Tình hình dịch bệnh, nhất là dịch sốt rét được khống chế, sức khỏe nhân dân cơ bản được đảm bảo [19; tr. 16].

+ Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, trong nhiệm kỳ qua, lĩnh vực văn hóa được đầu tư, phát triển trên quan điểm kế thừa và phát huy bản sắc văn hố truyền thống; văn hóa vật thể, phi vật thể được bảo tồn; tổ chức thành công các lễ hội truyền thống, các ngày lễ lớn với nhiều nội dung, hình thức phong phú đa dạng, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục triển khai thực hiện đạt kết quả, đã có 43/43 thơn phát động xây dựng thơn văn hố (5/6 thơn đạt chuẩn cấp Tỉnh - đạt 83% chỉ tiêu), có trên 95% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn cơ quan văn hóa. Hệ thống thơng tin đại chúng phát triển đáng kể; ngoài việc đầu tư nâng cấp công suất, trang thiết bị Đài Truyền thanh – Phát lại truyền hình huyện, đã xây dựng 9 trạm truyền thanh không dây, lắp đặt gần 300 hệ thống pa ra pol; lắp đặt truyền hình cáp với 45 kênh tại trung tâm huyện, hiện nay số hộ xem truyền hình trên 50%, nhờ vậy các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước thường xuyên đến được với nhân dân. Thông tin liên lạc phát triển tương đối khá, tỉ lệ hộ có điện thoại cố định 12,3%, mạng điện thoại di động phủ sóng trên 70% số xã [19; tr. 16].

+ Đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, bình quân mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo 4,27% - thấp hơn 1,73% so với chỉ tiêu Nghị quyết; cơ bản hoàn thành việc

hỗ trợ xoá nhà tạm theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg và Quyết định 167/2008/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ; triển khai thực hiện tốt các chế độ ưu đãi cho các đối tượng chính sách; cơng tác đền ơn, đáp nghĩa được thực hiện đảm bảo [19; tr. 17].

Kết quả đạt được giai đoạn 2005 – 2010, đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; các chính sách xã hội triển khai thực hiện đảm bảo.

2.3.2. Giai đoạn 2010 – 2018

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nam Trà My lần thứ XVII xác định mục tiêu tổng quát của giai đoạn 2010 – 2015 về phát triển văn hóa – xã hội đó là, “Tích cực triển

khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; đầu tư tồn diện để lĩnh vực văn hóa tinh thần có bước phát triển năng động, rõ nét, tương xứng với tăng trưởng kinh tế; giữ gìn và phát huy các hoạt động văn hoá-văn nghệ, thể dục thể thao mang bản sắc truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Nam Trà My; tích cực triển khai các hoạt động văn hố, thơng tin báo chí, truyền thanh - truyền hình góp phần đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; tạo mọi điều kiện để giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ thực sự giữ vai trò quốc sách hàng đầu trong phát triển; thực hiện tốt hơn cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh cơng tác truyền thơng dân số, gia đình và trẻ em; tăng cường phối hợp, thực hiện lồng ghép đồng bộ các dự án, chương trình đầu tư nhằm giải quyết việc làm, đẩy mạnh chương trình đào tạo lao động, xuất khẩu lao động” [19; tr. 55].

+ Giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm đầu tư và có bước tiến bộ. Tồn

huyện có 30 đơn vị trường học, với 8.884 học sinh ở 04 cấp học (tăng 630 học sinh so với năm học 2009 - 2010), bình qn hơn 3 người dân có một người đi học. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở trường lớp, trường chuẩn quốc gia và trang thiết bị phục vụ dạy và học, số phòng học kiên cố, cấp 4 tăng, khơng cịn phịng học tranh tre, nứa lá. Đội ngũ giáo viên hầu hết đạt chuẩn, trên chuẩn; tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn giảm từ 8% (41/515 người) năm 2010 xuống còn 3,41% (22/645 người). Tỷ lệ học sinh ra lớp duy trì trên 95%. Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 05 tuổi. Đào tạo các nghề phổ thông cho 1.807 lao động nông thôn; giải quyết việc làm cho 318 lao động và đưa 449 người đi lao động xuất khẩu. Bên cạnh đó, 100% cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng về chun mơn, nghiệp vụ, có 13.480 lượt cán bộ, đảng viên và quần chúng tham gia học tập các chương trình bồi dưỡng, tập huấn. Xét cử tuyển 210 học sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong và ngoài Tỉnh, tạo nguồn cán bộ kế cận cho địa phương [20; tr. 25].

+ Lĩnh vực khoa học – công nghệ được chú trọng. Triển khai và hoàn thành 03

đề tài cấp huyện và 01 đề tài cấp tỉnh9. Công tác nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa

học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi đạt kết quả; xác lập cơ sở khoa học cho việc triển khai các mơ hình ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển kinh tế vườn, rừng, trang trại, canh tác trên đất dốc, mơ hình phát triển vùng nguyên liệu sâm Ngọc Linh…, đạt kết quả nhất định, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, tạo các sản phẩm hàng hóa trong sản xuất nơng nghiệp, giúp Nhân dân phát triển kinh tế, ổn định đời sống và nâng cao dân trí. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính của các cơ quan, đơn vị; đồng thời, xây dựng các trang thông tin điện tử của Đảng bộ và UBND huyện, kịp thời cung cấp thông tin phục vụ công tác đối nội, đối ngoại [20; tr. 26].

+ Cơng tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tiếp tục được đầu tư và có bước cải thiện rõ rệt. Cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước đượcđầu tư, đáp ứng yêu cầu khám chữa

bệnh thiết yếu cho Nhân dân (tuyến xã đạt khoảng 90%; tuyến trung tâm là 80%); công suất sử dụng giường bệnh đạt trên 110% (vượt 15% so với chỉ tiêu). Đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng10. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế tiếp tục triển khai có hiệu quả. Tình hình dịch bệnh, nhất là dịch sốt rét được khống chế. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được thực hiện đạt kết quả, Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hằng năm là 13,87‰ (chỉ tiêu Nghị quyết là từ 11 – 15‰), tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm còn 25,2% (năm 2010 là 27,87%) [20; tr. 27].

+ Hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao và công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung

ương 5 (Khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà

bản sắc dân tộc” và Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) về “Xây dựng văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Công tác bảo tồn và

phát huy văn hóa các dân tộc trong huyện được chú trọng; tổ chức thành công các hội thi hát dân ca, múa cồng chiêng, nói tiếng dân tộc thiểu số của địa phương..., thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Cơng tác xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa – văn nghệ, thể dục – thể thao từng bước được phát huy; nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được tổ chức rộng khắp từ huyện đến cơ sở. Cuộc vận động “Toàn dân

đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng và đạt kết quả; có 30

lượt thơn được cơng nhận thơn văn hóa cấp huyện, đạt 69,76% (tăng 18,6% so với đầu

nhiệm kỳ), 2.722 hộ được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 41,8%11 và 350

lượt cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa [20; tr. 28].

+ Hệ thống thông tin đại chúng phát triển khá nhanh, kịp thời cung cấp thông tin

Nhân dân. Nâng cấp công suất thiết bị của Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện; lắp đặt 08 trạm truyền thanh không dây và hệ thống tivi + parabol cho 65 cụm dân cư ở 42

Một phần của tài liệu (Trang 64 - 71)