Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (Trang 78 - 79)

1.1.1 .Vị trí địa lý, địa hình

3.1. Đánh giá chung

Trong giai đoạn 2003 – 2018, nhà nước tập trung hỗ trợ nguồn lực, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong cả nước, trong đó có huyện Nam Trà My, đã tạo ra bước chuyển biến tích cực, góp phần làm thay đổi diện mạo của huyện. Đời sống vật chất tinh thần của đồng bào được nâng lên, các chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, an sinh xã hội đã nâng cao dân trí, tầm vóc, sức khỏe cho người dân.

Trước năm 2003, với đặc điểm kinh tế nương rẫy và chủ yếu phụ thuộc nước trời, đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Trà My thường xuyên bị thất bát, mất mùa và chịu đói giáp hạt. Từ năm 2003 trở về sau, vùng miền núi tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Nam Trà My nói riêng được đầu tư các cơng trình thủy lợi nhỏ, hỗ trợ sản xuất nơng lâm nghiệp, tạo điều kiện cho người dân tập trung khai hoang ruộng lúa nước, khai thông hệ thống nước tự chảy, đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ canh tác cây lúa nước và các cây lương thực khác, cũng như trồng cây nguyên liệu công nghiệp, dược liệu,… Từ đó đã giảm dần hoạt động nông nghiệp nương rẫy, phụ thuộc vào nước trời.

Ngoài ra, tỉnh cịn tiến hành quy hoạch ngành nơng nghiệp, ban hành cơ chế, hỗ trợ phát triển sản xuất ở nông thôn và miền núi, như phát triển giao thông nông thôn, “dồn điền đổi thửa” đất nông nghiệp, phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, kiên cố hóa kênh mương, phát triển thủy lợi nhỏ, thành lập Ban nông nghiệp xã, quản lý nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng dựa vào cộng đồng, hỗ trợ cho người hoạt động không chuyên trách xã kiêm nhiệm công tác lâm nghiệp, đổi mới, củng cố và phát triển kinh tế tập thể, phát triển chăn ni hàng hóa, phát triển một số cây trồng chủ lực gắn với kinh tế vườn - kinh tế trang trại, quản lý khai thác các cơng trình cấp nước sạch nông thôn, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh, cây dược liệu, quế Trà My, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, cho thuê dịch vụ môi trường rừng để phát triển cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ và du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, huyện đã ban hành cơ chế riêng về phát triển kinh tế như hỗ trợ khai hoang trồng lúa nước, phát triển giao thông nông thôn, phát triển cây dược liệu, hỗ trợ xúc tiến thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

“Dân vận khéo”, “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thơn mới”, “Thanh niên tình nguyện”, “Xây dựng gia đình 5 khơng, 3 sạch”, “Nhà sạch, vườn đẹp”, phong trào “3 cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang” giúp 1 hộ nghèo, gắn với xây dựng

nông thôn mới được người dân của huyện nhiệt tình hưởng ứng và tham gia. Hiệu quả của mơ hình giảm nghèo đã tác động tích cực đến thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Một phần của tài liệu (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)