Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (Trang 82 - 83)

1.1.1 .Vị trí địa lý, địa hình

3.4. Nguyên nhân của những hạn chế về kinh tế xã hội huyện Nam Trà My (2003 –

3.4.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, khí hậu khơng thuận lợi, địa

hình hiểm trở, độ dốc lớn, khó tổ chức sản xuất theo hướng chuyên canh vùng nguyên liệu tập trung, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hoá và gây nhiều bất lợi trong đầu tư xây dựng các cơng trình phục vụ sản xuất.

Thứ hai, trên cùng một địa bàn lại có nhiều chương trình, chính sách, dự án đầu

tư cùng triển khai, trùng lặp mục tiêu, đối tượng, nên trong tổ chức thực hiện cịn chồng chéo, ảnh hưởng đến cơng tác kiểm tra, giám sát. Một số chương trình, dự án, chính sách đã được phê duyệt nhưng nguồn vốn đầu tư hỗ trợ của Trung ương chưa đáp ứng nhu cầu và tiến độ thực hiện. Một số mục tiêu thực hiện dở dang, không đồng bộ, làm hạn chế hiệu quả đầu tư và ảnh hưởng đến lòng tin của người dân. Bên cạnh đó, cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý, nặng về lĩnh vực đầu tư gián tiếp, xây dựng kết cấu hạ tầng mà chưa đầu tư thích đáng lĩnh vực hỗ trợ trực tiếp sản xuất. Một số mơ hình được xây dựng khơng phù hợp với khả năng và điều kiện sản xuất của người dân.

Thứ ba, nhìn chung, các chính sách được ban hành kịp thời và đáp ứng được tình

hình mới, tuy nhiên, một số trường hợp vẫn phải chờ các văn bản hướng dẫn nên chậm được triển khai thực hiện như chính sách hỗ trợ hợp tác xã, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ). Nhiều nội dung trong các văn bản pháp luật, nghị định, thông tư phải điều chỉnh, bổ sung, thay đổi, gây khó khăn cho cơng tác quản lý kinh tế xã hội. Việc lồng ghép các chương trình, dự án cịn ít, chưa đồng bộ và thiếu sự phối hợp, nhất là ở khâu lập kế hoạch, dự án và thanh quyết tốn vốn. Cơng tác giám sát, đánh giá hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội chưa được thực hiện thường xuyên, chưa nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ.

Thứ tư, một số chính sách của Trung ương áp dụng đối với khu vực miền núi như

chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nơng sản, thủy sản, chính sách tín dụng phục vụ sản xuất nơng nghiệp trên thực tế chưa đạt hiệu quả cao. Số tổ chức, cá nhân ở huyện được hưởng các chính sách hỗ trợ trên cịn thấp, việc tiếp cận các nguồn vốn này gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển hợp tác xã chưa

nhiều, định mức hỗ trợ còn thấp, nhất là lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ hợp tác xã. Chính sách đất đai chưa khuyến khích các hợp tác xã đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do không thể thế chấp vay vốn. Các hợp tác xã khó tiếp cận quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã do nhiều điều kiện ràng buộc, nhất là tài sản thế chấp.

Thứ năm, nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực văn hóa cịn hạn chế nên gặp khó khăn

về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nên ảnh hưởng khơng ít đến hiệu quả tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số chưa được quan tâm đầy đủ và chưa có những chính sách, biện pháp hữu hiệu, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Nguồn kinh phí đầu tư cho cơng tác khơi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hố truyền thống cịn thấp, chưa đảm bảo cho việc điều tra khảo sát, nghiên cứu, bảo tồn và phát huy, dẫn đến nhiều giá trị văn hoá đặc sắc đã và đang có nguy cơ mai mọt. Trong khi đó, đời sống kinh tế của người dân cịn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng tới việc duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống. Người có uy tín và lực lượng nghệ nhân dân gian ngày càng ít, các giá trị văn hóa nghệ thuật ít được bảo tồn, truyền dạy cho thế hệ sau.

Một phần của tài liệu (Trang 82 - 83)