1.1.1 .Vị trí địa lý, địa hình
2.1. Chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội huyện Nam Trà My
2.1.1. Bối cảnh huyện Nam Trà My từ khi tái lập
Nam Trà My là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam, thuộc diện 62 huyện nghèo của cả nước. Được thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Trà My trước đây theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ. Đây là một vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có bản sắc văn hoá và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và nằm trên ngã ba ranh giới giữa tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi - Kon Tum.
Hiện nay, huyện Nam Trà My có 10 xã: Trà Dơn, Trà Leng, Trà Mai, Trà Tập, Trà Don, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Cang, Trà Nam, Trà Linh. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 82.235 ha. Dân số trung bình năm 2017 là 28.127 người, bao gồm nhiều thành phần dân tộc. Người Ca Dong là thành phần dân tộc chủ yếu, chiếm 53,54% dân số toàn huyện.
Sau khi tái lập huyện, cũng như các huyện miền núi khác trong tỉnh, huyện Nam Trà My cũng được thừa hưởng một số tiền đề và nguồn lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội tại đây. Trên thực tế, Nhân dân lao động huyện Nam Trà My có truyền thống cách mạng, truyền thống văn hố, có tinh thần đồn kết, ý chí tự lực tự cường và tinh thần lao động cần cù. Nam Trà My có nguồn nhân lực dồi dào với lực lượng lao động chiếm trên 60% dân số, trong đó trên 70% là lao động trẻ, cần cù, sáng tạo nếu được đào tạo sẽ là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố ở Nam Trà My và cung cấp cho thị trường lao động của tỉnh Quảng Nam và cả nước. Là một huyện miền núi cịn nhiều khó khăn, Nam Trà My sẽ nhận được nhiều nguồn lực đầu tư từ các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của Nhà nước, nhất là chương trình hổ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Nguồn tài nguyên rừng vào loại khá cao, đất đai có điều kiện thổ nhưỡng tương đối tốt, hệ sinh thái đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho động, thực vật sinh trưởng cho phép phát triển các mô hình kinh tế nơng - lâm kết hợp, các vùng trồng cây nguyên liệu mở ra khả năng phát triển nơng nghiệp khá tồn diện.
Cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, khí hậu trong lành, một số di tích lịch sử-văn hóa và những giá trị truyền thống văn hố-lịch sử phi vật thể khác ở Nam Trà My là điều kiện tốt cho việc liên kết phát triển du lịch. Tiềm năng về phát triển công nghiệp năng lượng và cơng nghiệp khai khống. Đặc biệt, hệ thống cơng trình thủy điện trên Sơng Tranh đang được thi cơng xây dựng, các cơng ty đang khai thác khống sản đang được đầu tư khai thác, góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, tạo điều kiện cho các ngành tiểu thủ công nghiệp, du lịch và nuôi trồng thuỷ sản phát triển, điều tiết lũ, giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn. Vị trí địa lý nằm dọc theo quốc lộ, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội dựa trên các trục giao thông như: Dựa trên tuyến ĐT 616 và tuyến Nam Quảng Nam kết nối Nam Trà My với Vùng Đông Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đang phát triển năng động, với các trung tâm đô thị và kinh tế lớn như Đà Nẵng, Chu Lai, Dung Quất,...; Dựa trên đường Đông Trường Sơn kết nối tỉnh Quảng Nam và các địa phương lân cận với khu vực Tây Nguyên giàu tiềm năng phát triển thông qua các tuyến giao thông nối các cửa khẩu Bờ Y, Nam Giang kết nối kết nối với các tỉnh Bắc Cam – Pu – Chia, Nam Lào,...; Dựa trên các tuyến đường Đông Trường Sơn, Tắc Pỏ - Bắc Trà My, huyện có điều kiện giao lưu, trao đổi hàng hố vớí các huyện vùng Tây Quảng Nam, qua đó đóng vai trị là hạt nhân phát triển của khu vực này.
Tuy nhiên, Nam Trà My là một huyện vùng cao mới thành lập, có xuất phát điểm rất thấp, tiềm lực trong dân còn nghèo, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, chưa có điều
kiện tích lũy để tái sản xuất mở rộng; các nguồn đầu tư còn hạn chế nên chưa khai thác, phát huy mạnh các tiềm năng, lợi thế của huyện. Do đó, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện vẫn cịn nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là trình độ sản xuất cịn thấp, quy mô sản xuất, kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún, mức tăng trưởng kinh tế chưa cao, cơ cấu kinh tế, lao động chuyển dịch chậm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, số hộ giàu, hộ khá cịn ít, đời sống đồng bào các dân tộc trong huyện vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn, đầu tư cho lĩnh vực văn hoá – xã hội chưa tương xứng với nhu cầu, kết cấu hạ tầng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển,...