1.1.1 .Vị trí địa lý, địa hình
2.2. Sự phát triển kinh tế huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (2003 – 2018)
2.2.1. Giai đoạn 2003 – 2010
Để có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của đồng bào các xã vùng cao, vùng sâu và theo nguyện vọng thiết thực của Nhân dân huyện Trà My, ngày 20.6.2003 Chính phủ có Nghị định 72/2003/NĐ-CP về chia tách huyện Trà My thành 02 huyện Nam Trà My và Bắc Trà My. Đây là một sự kiện trọng đại có ý nghĩa lịch sử đối với Đảng bộ, nhân dân huyện trên con đường phát triển kinh tế - xã hội, tạo thế và lực xây dựng huyện miền núi phát triển lên một tầm cao mới. Khi mới tái lập huyện, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nghèo nàn, hầu như chưa có gì; trình độ dân trí thấp và chưa đồng đều, đời sống của người dân vơ cùng khó khăn, thiếu thốn, số hộ nghèo, đói chiếm tỷ lệ cao. Đến năm 2005, sau 03 năm tái lập với sự quyết tâm của Đảng bộ và Nhân dân huyện Nam Trà My đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nền kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nông
nghiệp, nơng thơn có bước tiến mới, từng bước chuyển nền kinh tế từ tự cấp, tự túc sang vận hành theo cơ chế thị trường.
+ Sản xuất nông – lâm nghiệp gắn với định canh, định cư có bước phát triển tương đối tồn diện cả về chất lượng, quy mơ và cơ cấu; sản lượng lương thực cây có hạt hằng năm tăng bình quân từ 8 – 10% (năm 2003: 2.313 tấn, đến năm 2004 tăng lên 3.919 tấn), bình quân đầu người đạt 172 kg, tăng 60 kg so với năm 2003. Nhờ thường xuyên tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nên đại đa số đồng bào bước đầu biết áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các giống mới có năng suất cao đưa vào sản xuất, quan tâm đầu tư xây dựng thủy lợi nhỏ, giải quyết được nước tưới chi 21% diện tích ruộng lúa nước, năm 2001 chỉ có 02 cơng trình thủy lợi kiên cố, đến tháng 6 năm 2005 có 13 cơng trình thủy lợi kiên cố và hằng trăm đập bổi, đập thời vụ phát huy tác dụng tốt. Chăn nuôi phát triển, tổng đàn gia súc, gia cầm hằng năm tăng lên, nhất là đàn bò ngày càng phát triển (tổng đàn heo tăng 11,8%, đàn bò tăng 25,58%, đàn trâu tăng 2,14%, đàn gia cầm tăng 0,55% so với năm 2001).
Kinh tế lâm nghiệp và kinh tế vườn, kinh tế trang trại có chuyển biến tích cực; đã giao 8.117 ha đất lâm nghiệp cho cộng đồng quản lý; đến năm 2005, tồn huyện có khoảng 1,375.000 cây quế từ 5 tuổi trở lên, tương đương 550 ha, tăng hơn 200 ha so với năm 2001, đây là nguồn thu nhập lớn của nhân dân trong huyện, góp phần đáng kể vàomục tiêu xóa đói giảm nghèo. Kinh tế vườn, kinh tế trang trại bước đầu có sự phát triển tăng dần về số lượng, từ chỗ năm 2001 khơng có trang trại nào, đến năm 2004 đã có 9 trang trại với diện tích 126 ha.
Trên lĩnh vực cơng nghiệp có sự đầu tư, đã hồn thành dự án cấp điện 35 KV giai đoạn I đến trung tâm 08 xã, đang triển khai giai đoạn II và tích cực thi cơng cơng trình điện hạ thế và đường dây sau công tơ đến hộ tiêu thụ. Tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ có bước phát triển, một số ngành nghề sản xuất và dịch vụ nhỏ được duy trì, mạng lước bán buôn, bán lẻ đã mở rộng đến các xã.
Điều hành kế hoạch và quản lý ngân sách đúng Luật ngân sách Nhà nước và các Luật thuế mới; thực hiện tốt việc kiểm soát chi qua hệ thống kho bạc, đảm bảo kế hoạch thu hằng năm, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội tên địa bàn huyện. Tổng thu ngân sách hằng năm tăng nhưng chưa ổn định, nguồn thu chủ yếu là từ ngân sách cấp trên, thu phát sinh trên địa bàn tuy chiếm tỷ lệ cịn nhỏ nhưng có tăng. Hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng, kho bạc hoạt động có hiệu quả, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Giá trị đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tăng nhanh, tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện là 180 tỷ đồng, trong đó: đường Trà My – Tắc Pỏ (92 tỷ đồng), chương trình 135 (50 tỷ đồng), đầu tư xây dựng cơ sở vật chất huyện mới thành lập (22 tỷ
đồng) và một số chương trình, dự án đầu tư khác. Các cơng trình được đưa vào sử dụng có hiệu quả và được tiếp tục nâng cấp, mở mới các cơng trình giao thơng, điện, trung tâm cụm xã, trạm xá, trường học,... Công tác quy hoạch, lập dự án đầu tư được chú trọng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư.
Đã tập trung chỉ đạo triển khai, thực hiện Nghị quyết 134/2004/QĐ – TTg, ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn đạt được kết quả ban đầu.
Chương trình định canh, định cư, hỗ trợ đồng bào vùng đặc biệt khó khăn, chương trình quy hoạch sắp xếp dân cư, chương trình ổn định gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, giá trị đầu tư năm sau cao hơn năm trước (tổng nguồn vốn năm 2003 là 512 triệu đồng, năm 2005 là 1.290 triệu đồng) và đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Kết quả đạt được giai đoạn đầu 2003 – 2005: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm qua đạt 7,2%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – xây dựng từ 9,5% năm 2003 lên 16,8% năm 2005, thương mại – dịch vụ tăng 5,2%, giảm dần tỷ trọng nông – lâm nghiệp (từ chỗ chiếm 90% tỷ trọng năm 2003, xuống còn 70% năm 2005). Thu nhập bình qn đầu người ước tính 1,6 triệu đồng/năm.
Nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng 5 năm giai đoạn 2005 – 2010, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI đã xác định: “Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, tiếp tục áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, phát triển sản xuất toàn diện, tạo nên một cơ cấu sản xuất hợp lý, với 20% công nghiệp, 60% nông – lâm nghiệp, 20% dịch vụ và thương mại trong tổng sản phẩm xã hội; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tập quán canh tác, tăng cường đầu tư thâm canh, chỉ đạo phát triển nông – lâm nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của huyện miền núi, theo hướng lựa chọn cơ cấu cây trồng, con vật nuôi phù hợp từng vùng và từng điều kiện thổ nhưỡng; mở rộng diện tích lúa nước, đẩy mạnh phát triển cây quế giống gốc Trà My, cây sâm Ngọc Linh; các loại cây dược liệu, cây bản địa khác; đầu tư mạnh vào lĩnh vực trồng rừng, trồng cây nguyên liệu; phát triển chăn ni đại gia súc (bị, dê); từng bước phát triển nuôi thủy sản nước ngọt; tiếp tục thực hiện tốt việc bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng hiện có. Tập trung các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển: Tổ chức quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch các cụm công nghiệp; tiếp tục đầu tư đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông đến trung tâm các xã; có cơ chế hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn, làm cầu treo, đường công vụ miền núi; tăng cường kêu gọi đầu tư; phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ các
đơn vị đầu tư dự án trên địa bàn huyện trong việc giải phóng mặt bằng, đền bù giải toả; sửa chữa, nâng cấp, kiên cố hố đồng bộ các thuỷ lợi nhỏ đã có và đang phát huy tác dụng, đồng thời xây dựng mới những cơng trình thuỷ lợi gắn liền với khai hoang, phấn đấu đáp ứng nước tưới cho 70% diện tích lúa ruộng. Lồng ghép một cách hợp lý các nguồn vốn để đầu tư các cơng trình nước sinh hoạt tại các điểm dân cư và khu trung tâm huyện; tập trung xây dựng hoàn thành kết cấu hạ tầng của Trung tâm hành chính Huyện; xây dựng các thị tứ giữ chức năng trung tâm kinh tế, văn hoá, dịch vụ ở Trà Vân, Trà Dơn, Trà Don; xây dựng chợ Huyện, chợ khu vực làm đầu mối lưu thơng hàng hố; chuẩn bị phát triển dịch vụ - du lịch khi hệ thống Thuỷ điện Sơng Tranh hồn chỉnh và đường Nam Quảng Nam, Đông Trường Sơn đi vào khai thác; kêu gọi vốn đầu tư dự án du lịch sinh thái Thác 5 tầng; khu di tích lịch sử Nước Là” [19; tr. 9].
+ Kinh tế nông - lâm nghiệp đạt kết quả quan trọng. Sản xuất nông nghiệp phát triển; sản lượng lương thực cây có hạt năm 2009 đạt 3.959 tấn (tăng hơn 574 tấn so
với năm 2005) - đạt 95% chỉ tiêu đề ra; bình quân lương thực cây có hạt đạt 170
kg/người. Công tác khai hoang, cải tạo đồng ruộng được chú trọng, diện tích ruộng lúa nước hằng năm tăng lên, năm 2005 có 372 ha, năm 2009 có 450 ha, bình qn mỗi năm khai hoang 17,5ha; nhờ làm tốt công tác hướng dẫn chuyển đổi mùa vụ, nên đã có 9/10 xã sản xuất 02 vụ lúa nước trong năm; nhiều cơng trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng (33 cơng trình) và hỗ trợ ống nhựa dẫn nước giải quyết tưới tiêu cho hơn 200 ha ruộng lúa nước (tăng 29% so với năm 2005). Cơng tác phịng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm thực hiện đạt kết quả, cơ bản khống chế được sự lây lan của các dịch bệnh nguy hiểm, tổng đàn gia súc gia cầm hằng năm tăng lên, nhất là đàn bò. Hiện nay, đàn bị có 2.565 con, tăng 1.115 con so với đầu nhiệm kỳ [19; tr. 12].
Kinh tế vườn, kinh tế trang trại có bước phát triển, đặc biệt sau khi có Nghị quyết 03-NQ/HU của Huyện ủy về “phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại” và
Chương trình hành động của BCH Đảng bộ huyện về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn”, đến nay trên địa bàn huyện có 12 trang trại, với diện tích 160 ha - tăng 03 trang trại, 34 ha so với đầu nhiệm kỳ; có 1.560 hộ xây dựng và phát triển mơ hình vườn đồi, vườn rừng, vườn nhà góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống, nhiều hộ vươn lên khá giàu. Lĩnh vực lâm nghiệp có chuyển biến tích cực, phối hợp với các ngành chức năng của Tỉnh khảo sát, điều tra phân loại 3 loại rừng, đến hết năm 2009 đã giao trên 10.000 ha rừng cho nhân dân quản lý, trồng mới gần 800 ha rừng sản xuất, rừng phòng hộ nâng độ che phủ rừng lên 50,1% (tăng 5,1% so với năm 2005); cung cấp và hỗ trợ trực tiếp cây giống cho nhân dân trồng trên 1,8 triệu cây quế giống bản địa, trên 150 ngàn cây sâm Ngọc Linh; thí điểm và nhân rộng nhiều mơ hình trồng chuối, đậu xanh xen lúa rẫy [19; tr. 12].
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển với nhiều ngành nghề
chủ yếu như: chế biến thực phẩm, khai thác cát sỏi, khai thác nguồn lâm sản phụ, mộc dân dụng; một số ngành nghề truyền thống được phục hồi như nghề dệt thổ cẩm, nghề rèn ... Giá trị sản xuất ngành công nghiệp (theo giá cố định 1994) năm 2009 đạt 2,3 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt từ 15-20% mỗi năm. Một số ngành dịch vụ nhỏ được hình thành; mạng lưới bn bán lẻ được mở rộng đến các xã kịp thời cung ứng một số nhu yếu phẩm cho nhân dân; tổng giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ năm 2009 đạt 1,3 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ trên 9% trong cơ cấu kinh tế [19; tr. 13]. Kết cấu hạ tầng, kỹ thuật được quan tâm đầu tư và phát triển. Tổng vốn đầu tư phát triển từ nguồn NSNN trong 5 năm qua trên 400 tỷ đồng (trong đó Chương trình
135:36,5 tỷ đồng, Nghị quyết 39: 17 tỷ đồng, vốn TPCP: 140 tỷ đồng ...); các tuyến
giao thông liên xã, liên thơn phát triển, 7/10 xã có đường ơ tơ về đến trung tâm xã. Hệ thống điện lưới quốc gia kéo về đến trung tâm của 10/10 xã, tỷ lệ hộ sử dụng điện 38,2% (2.062 hộ); nhiều trụ sở xã, trạm y tế, trường học, bưu điện văn hóa và các cơng trình phục vụ dân sinh khác được xây dựng mới; cơ sở hạ tầng khu trung tâm huyện lỵ cơ bản hoàn thành, đảm bảo cho các cơ quan, đơn vị đi vào hoạt động [19; tr. 14].
Hoàn chỉnh quy hoạch điều chỉnh Trung tâm hành chính huyện, lập và đang trình UBND Tỉnh phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2020.
+ Cơng tác quản lý tài chính ngân sách thực hiện đúng Luật và các cơ chế điều hành dự toán ngân sách; kiểm soát chi qua kho bạc Nhà nước được tăng cường; thu
ngân sách trên địa bàn huyện hằng năm bình quân tăng 150 % so với kế hoạch Tỉnh giao, gấp 4,9 lần so với năm 2005; thực hiện tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động theo Nghị định 130 và 43/NĐ-CP của Chính phủ đã dần dần đi vào ổn định; cơng tác thanh tra, kiểm tra tài chính tại các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách được chú trọng, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các sai sót; hệ thống tài chính, tín dụng, ngân hàng hoạt động có hiệu quả phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện [19; tr. 14].
Kết quả đạt được giai đoạn 2005 – 2010: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đạt trên 7%. So với năm 2005, tỉ trọng ngành nông - lâm nghiệp, từ 82,26% giảm xuống 74,6% ; tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng, từ 10,1% tăng lên 16,3%; tỉ trọng ngành thương mại dịch vụ, từ 6,78% tăng lên 9,09%. Thu nhập bình quân đầu người ước tính 1,8 triệu đồng/năm.