Thời gian hư ảo, không xác thực

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tập Người ăn gió và quả chuông bay đi của Nhật Chiêu. (Trang 27 - 30)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.1.Thời gian hư ảo, không xác thực

“Thời gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay ngược tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp lại của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác... tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Như vậy thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật” [9,tr.322].

Một trong những đặc điểm của việc đổi mới tư duy nghệ thuật của truyện ngắn đương đại là sự xuất hiện của thời gian phi tuyến tính bên cạnh dòng thời gian tuyến tính. Thời gian trong tập truyện ngắn Người ăn gió và quả chuông bay đi của Nhật Chiêu là sự pha trộn, đan xen của cái kỳ ảo trong

quá khứ và hiện tại. Thời gian được mơ hồ hóa tạo nên tính chất hư ảo, góp phần tạo không gian kỳ ảo trong tác phẩm. Những đơn vị thời gian và mốc thời gian thường mang tính chất mơ hồ, không xác thực.

Tập truyện ngắn Người ăn gió và quả chuông bay đi bao gồm bốn

phần: Bắt mộng - Hành trình - Trò chơi - Huyền ảo. Mỗi phần của tập truyện ngắn có một thú vị riêng của nó. Những tiêu đề như vậy không phải là tình cờ mà thể hiện những chặng đường khác nhau trong cuộc đời. Chặng đường ấy không nhất thiết phải đi theo tuyến tính mà nó giao thoa, đắp đổi, xoay vòng quanh nhau. Vì thế, cả tập truyện ngắn Người ăn gió và quả chuông bay đi

cũng biến đổi theo thời gian như vậy.

Đa số thời gian trong tập truyện ngắn Người ăn gió và quả chuông bay đi thường là thời gian hư ảo, không xác thực. Các sự kiện, hành động của nhân vật diễn ra một cách tự nhiên, không theo một trình tự nhất định nào. Nhật Chiêu đã viết tập truyện ngắn này với sự phá cách và phóng khoáng. Sẽ thật khó để tóm tắt hay kể lại một câu chuyện. Bởi những nhân vật thậm chí chẳng có đến một cái tên cho dễ nhớ, chẳng ở trong một khoảng thời gian hay không gian nào cụ thể... Sự hiện diện của nhân vật chỉ được thể hiện bằng những lời thoại, bằng những hành động, việc làm nửa như con người thực lại nửa như hư. Các nhân vật trôi miên man trong dòng thời gian của những giấc mơ, những chiêm nghiệm, nhưng không biết chính xác thời gian thực tại của mình. Thông qua kiểu thời gian này, Nhật Chiêu muốn đọc giả “đi vào trong chính mình” để chiêm nghiệm, về cuộc sống và con người. Tiêu biểu cho kiểu

không gian này là các truyện ngắn Biển mới, Dưới nước, Động Từ Thức, Bạch

dương, Thời gian của giấc mơ, Trần trụi ban mai...

Truyện ngắn Biển mới kể về sự xuất hiện của “một trùng dương dạt dào sóng”. Chỉ sau một đêm cái trùng dương dạt dào sóng ấy trở thành “một siêu biển”, với sự xuất hiện của Thủy Tinh, Chử tắm truồng, rùa Kim Quy... Thời gian cứ tưởng như là cụ thể, chính xác nhưng lại không biết đó là ngày, tháng, năm nào. Thời gian hư ảo, không xác thực trong truyện đã đưa người đọc vào một trạng thái bất định. Những suy tư về cuộc đời, về con người, vì thế cứ miên man, day dứt.

Đó còn là một ngày nào đó thuộc về một tương lai xa xăm, khi thế giới người và ma hòa hợp trong truyện ngắn Dưới nước. Là thời gian được đếm

bằng những chiếc lá rơi khi nhân vật Tôi bước ra khỏi Động mà không biết

mình đã lưu trú ở đó bao lâu “Chỉ biết là hơn hai ngàn lá trắng, ở đó mỗi người có một cây lá trắng” [2,tr.7]. Thời gian được tính bằng những cuộc làm tình với ma được đếm bằng “hai nghìn chiếc lá trắng”, khiến nó trở nên hư ảo. Khiến ký ức bị bôi xóa làm mờ; thực và ảo không còn ranh giới. Những suy tư về hiện tồn được Nhật Chiêu thể hiện một cách đặc biệt sinh động, giàu tính triết lý.

Cũng có thể thấy thời gian hư ảo này trong các truyện ngắn Bạch

Dương, Trần trụi ban mai, Thời gian của giấc mơ... Thông qua việc tạo ra

kiểu thời gian biến ảo này, Nhật Chiêu đã hướng đến việc nhìn nhận lại những giá trị cuộc sống cũng như góp phần khẳng định quan niệm sống, sáng tạo của mình “Sống là đi, là chơi, là mộng”. Cách tạo dựng thời gian này không chỉ khiến người đọc bị ám ảnh về một cõi huyền ảo, hư hư, thực thực buộc họ phải chiêm nghiệm, suy tư mà còn có giá trị như một bước đệm để Nhật Chiêu miêu tả nhân vật kỳ ảo.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tập Người ăn gió và quả chuông bay đi của Nhật Chiêu. (Trang 27 - 30)