Khắc họa nhân vật

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tập Người ăn gió và quả chuông bay đi của Nhật Chiêu. (Trang 46 - 48)

5. Bố cục của khóa luận

3.2. Khắc họa nhân vật

Nhân vật là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng, là yếu tố dẫn dắt người đọc đi vào thế giới đời sống qua lăng kính của nhà văn. Mỗi nhà văn có kiểu xây dựng nhân vật mang dấu ấn sáng tạo riêng của mình.

Ít nhiều chịu ảnh hưởng của các cây bút lỗi lạc trên thế giới như Kawabata, Cao Hành Kiện, Kafa... nhưng Nhật Chiêu là nhà văn đã biết chọn cho mình những thủ pháp xây dựng nhân vật mang đậm phong cách cá nhân. Khảo sát hai mươi sáu truyện ngắn trong tập Người ăn gió và quả chuông bay

đi chúng tôi nhận thấy mỗi truyện đều có những nét kỳ ảo riêng, tuy nhiên điểm chung trong cách xây dựng nhân vật đó là: Ngoại hình nhân vật mang vẻ đẹp huyền bí, hành động của nhân vật khó nắm bắt.

Miêu tả ngoại hình được coi là biện pháp nghệ thuật quan trọng trong việc thể hiện nhân vật của nhà văn. Thông qua ngoại hình nhân vật, nhà văn xây dựng tính cách nhân vật, còn người đọc qua đó mà hình dung được nhân vật một cách rõ ràng. Thế giới nhân vật trong tập truyện ngắn Người ăn gió và

quả chuông bay đi khá đa dạng và phong phú. Các nhân vật không có địa chỉ

cư trú, không có một cái tên cho dễ nhớ. Người đọc không biết nhân vật đang ở thời đại nào, không biết được họ sống ra sao sinh hoạt thường nhật như thế nào. Mà chỉ nhìn thấy ngoại hình và cách nói năng, đối đáp của họ. Và tất cả các nhân vật đều mang một vẻ đẹp ngoại hình thanh khiết, trinh bạch, đẹp nhẹ nhàng, khó nắm bắt và đầy bí ẩn.

Đối tượng thẩm mĩ chính trong tập truyện ngắn Người ăn gió và quả chuông bay đi của Nhật Chiêu là người phụ nữ. Đó là cái đẹp hiện lên đầy nữ

tính, gợi cảm và quyến rũ. Tất cả biểu hiện cho cái đẹp bất diệt, cho sự trẻ trung và không phai tàn trong Trầm tư trong gương, Tim sen, Trần trụi ban mai, Hoàng hôn hình tam giác, Thời gian của giấc mơ... vẻ đẹp đó được phô

bày một cách đẹp đẽ, với vẻ đẹp bí ẩn, kiêu sa “Đẹp từ triền dốc nõn nà của bờ vai đến chiếc rốn nhỏ nhắn hé nở như một nụ hoa trinh bạch. Đẹp nơi cái lườn mềm mại bên ngực lượn xuống hông và thắt đáy nơi cái eo xinh xẻo mê hồn, cầu trượt dẫn xuống một mê lộ, một linh từ thấp thoáng giữa lông

nhung” [2,tr.78]. Đó là một vẻ đẹp khó phai tàn theo thời gian kỳ bí, huyền ảo và rất đỗi trong trẻo, ngây thơ.

Cái đẹp ấy xuất hiện trong những hoàn cảnh đặc biệt, lung linh và kỳ bí “em bước ra từ trang sách của tôi rạng ngời. Em bước đi lên bờ biển vắng, tóc bay linh loạn nhưng cơ thể rạng ngời. Em trôi đến tôi như một quả núi vô danh nhưng tuyệt mĩ, hoàn toàn trần trụi, không tên, không tuổi” [2,tr.127].

Song một điểm đáng chú ý là Nhật Chiêu thường đặt tên nhân vật bằng những ký hiệu như N, X, H, Y, Ka... Bằng cách ký hiệu hóa nhân vật này, Nhật Chiêu đã phá vỡ nguyên tác cụ thể hóa nhân vật. Qua đó tạo nên sự bí ẩn, kỳ ảo cho nhân vật.

Xây dựng nhân vật, khắc họa nó bằng các thủ pháp hiện đại và kỳ ảo, Nhật Chiêu không chỉ gắn kết các nhân vật để họ cùng tham gia vào sự kiện thể hiện chủ đề của tác phẩm mà còn phản ánh được sự đa dạng nhiều chiều của hiện thực, thế giới tinh thần phong phú của con người.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tập Người ăn gió và quả chuông bay đi của Nhật Chiêu. (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)