5. Bố cục của khóa luận
2.4.3. Môtip “tính nữ”
Cái đẹp là chuẩn mực, là thước đo để định hướng đạo đức, là lý tưởng của xã hội nói chung. Trong nghệ thuật, cái đẹp càng hiện ra đầy đặn, rực rỡ càng có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Số phận của cái đẹp chóng tàn lụi trên nhân gian nhưng hình ảnh của nó vẫn còn lưu giữ trong lòng nhiều người với vẻ đẹp bất tử.
Qua hai sáu truyện ngắn trong tập Người ăn gió và quả chuông bay đi,
chúng tôi nhận thấy môtip tính nữ xuất hiện đi lại trong mười bảy truyện. Là một nhà văn, nhà nghiên cứu, biên khảo, nhà dịch giả về văn hóa văn học Nhật Bản, Nhật Chiêu chịu ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa, văn học, đó là văn hóa tính nữ Đông Nam Á, văn hóa tính nữ của Nhật Bản, đặc biệt là văn hóa tính nữ người Việt. Theo chúng tôi, tính nữ trong các truyện ngắn của Nhật Chiêu thể hiện ở cách miêu tả hình tượng nhân vật người nữ thuần tính nữ, đó là một cái đẹp mong manh, hư ảo. Hình tượng nhân vật người nữ hiện lên trong khoảnh khắc nhưng vẫn đủ sức tỏa sáng, minh chứng cho cái đẹp tuyệt đích trên cõi đời này.
Đó là cái đẹp mong manh, hư ảo, thuần khiết trước cái đẹp bất biến của vũ trụ và được Nhật Chiêu miêu tả đến tận cùng của cái đẹp. Người đọc có
thể tìm thấy những dòng đẹp nhất viết về cái đẹp của người phụ nữ, đặc biệt là bầu ngực, một biểu tượng của tính nữ trong truyện ngắn Nhật Chiêu. Tiêu biểu là các truyện ngắn như: Trầm tư trong gương, Trần trụi ban mai, Hoàng
hôn hình tam giác. Mỗi lần bầu ngực của người con gái xuất hiện là một vẻ
đẹp khác nhau, từ “chóp núi lặng thầm” đến đôi “vú tròn thanh tân”, đến “đôi bầu vú trinh nguyên” như “hai chiếc lều du tử hiện ra trong nắng gió sa mạc” vẻ đẹp đó được miêu tả thật tỉ mỉ, đầy đặn. Đọc truyện ngắn của Nhật Chiêu chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp tiềm ẩn của người phụ nữ phô ra một cách tự nhiên, nguyên sơ, hàm chứa nhiều nét hư ảo. Nhật Chiêu đã tạo ra trong tác phẩm của mình những cái đẹp thuần khiết của người phụ nữ.
Dường như cái đẹp luôn luôn hiện hữu trong vũ trụ và Nhật Chiêu đã nắm bắt được cái đẹp ấy. Trong Thời gian của giấc mơ, Tiên, Tim sen, Hòn đá ma, vẻ đẹp của người phụ nữ hiện lên vừa thực, vừa hư, vừa mộng, vừa ảo.
Ngoài ra, tính nữ còn biểu hiện trong cách miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên hiện lên đầy gợi cảm, mềm mại và chính nó làm nền cho những cảm giác của con người thăng hoa. Hầu hết các truyện trong tập truyện ngắn đều có biểu hiện này. Có thể lấy truyện ngắn Động Từ Thức làm một ví dụ.
Những chiếc lá vàng hiện lên thật đẹp “vàng rực, óng ả”, những tấm lá vàng của cây bàng này làm nền cho một đôi nam nữ tình tứ “lá bàng từ trên cây tiếp tục rơi trên mình trần của họ, làm thành một tấm chăn vàng óng. Lá và lá ngân nga rì rào rạo rực bên dưới và bên trên hai tấm thân mềm mại đang cuộn, đang rướn, đang lăn”. Thiên nhiên như hòa chung cùng đôi tình nhân đang ân ái. Như vậy, có thể nói, Nhật Chiêu đã sử dụng thành công vẻ đẹp của thiên nhiên để chạm đến những ẩn ức sâu kín bên trong con người.
Sự xuất hiện của những môtip nhuốm màu sắc hư ảo, kỳ lạ này tạo lên một khoảng không để người đọc khám phá và trôi vào cõi huyền diệu mà Nhật Chiêu tạo dựng lên.
Chương 3
ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG
TẬP NGƯỜI ĂN GIÓ VÀ QUẢ CHUÔNG BAY ĐI CỦA NHẬT CHIÊU
Cái khó nhất của truyện kỳ ảo là tạo ra một không khí huyền ảo, kỳ lạ. Các nhà văn đã tạo ra các không khí ấy bằng các thủ pháp nghệ thuật mang đậm màu sắc lạ hóa. Trong tập truyện ngắn Người ăn gió và quả chuông bay
đi, nhà văn Nhật Chiêu đã sử dụng khá nhiểu thủ pháp nghệ thuật nhằm đặc tả
yếu tố kỳ ảo và đạt được những thành công nhất định. Nhật Chiêu đã tạo dựng lên một sắc diện riêng bằng các phương thức tạo dựng yếu tố kỳ ảo hiệu quả, sáng tạo, hấp dẫn trong cách xây dựng cốt truyện, khắc họa nhân vật có yếu tố kỳ ảo, ngôn từ nghệ thuật như một phương tiện để thể hiện yếu tố kỳ ảo.