Thời gian đồng hiện

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tập Người ăn gió và quả chuông bay đi của Nhật Chiêu. (Trang 30 - 31)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Thời gian đồng hiện

Kiểu thời gian đồng hiện quá khứ và hiện tại xuất hiện không nhiều trong tập truyện ngắn Người ăn gió và quả chuông bay đi của Nhật Chiêu.

Tuy nhiên, những nét đặc sắc trong cách xây hình tượng này là một điều thú vị, mới mẻ. Thời gian đồng hiện chính là sự hòa trộn hợp lý của thời gian quá khứ, thời gian hiện tại và thời gian tương lai. Nó xuất hiện trong tâm lý nhân vật ở những thời điểm và những tình huống có tính chất gợi nhớ, gợi nghĩ từ thời gian hiện tại.

Sử dụng kiểu thời gian đồng hiện này là một dụng ý của Nhật Chiêu nhằm khám phá thế giới tinh thần của con người. Với cách xây dựng thời gian này, Nhật Chiêu đã phủ nhận cách đọc hiểu giản đơn về tác phẩm, đòi hỏi người đọc phải suy ngẫm nhiều hơn. Đó cũng là cách nhà văn thể hiện niềm tin vào năng lực tiếp nhận văn học và khả năng “đồng sáng tạo” của đọc giả. Tiêu biểu cho kiểu thời gian này là các truyện: Thời gian của giấc mơ, Không

có chân trời, Bụi hồng chiêm bao, Tim sen, Quả chuông bay đi...

Ở Thời gian của giấc mơ, mỗi câu chuyện mà nhân vật nữ kể về tuổi thơ, về người yêu, về người con gái đã mất của mình đều lồng vào quá khứ xa xăm trong khi nàng đang sống ở hiện tại trong giấc mơ của nhân vật Tôi. Với cách kể chuyện đan xen, chồng chéo nhiều lớp thời gian đồng hiện như vậy, khát vọng được sống với cái đẹp vĩnh hằng của con người được Nhật Chiêu lột tả thật sâu sắc.

Thời gian đồng hiện còn được Nhật Chiêu tạo dựng bằng lối kể chuyện khéo léo, đan cài những giấc mơ quá khứ tươi đẹp và hiện tại nghiệt ngã của N trong truyện ngắn Không có chân trời. Thời gian mọc đôi cánh của N cũng là thời gian N nhớ về quá khứ “nhớ ngày còn bé, ta lấy nhánh tre giả làm cánh bay và có cảm giác là mình bay thật” [2, tr.146]. Hay trong Tim sen, Bụi hồng

tại, hồi ức... đan cài nhau khiến thế giới sự sống hiện ra không rõ ràng. Những day dứt về sự tồn tại của con người, những ẩn ức tinh thần, những giấc mơ niềm vui và đau đớn được khám phá, lý giải một cách sâu sắc.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong tập Người ăn gió và quả chuông bay đi của Nhật Chiêu. (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)