Vấn đề giáo dục đạo đức và văn hóatruyền thống

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY – TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG” TRONG CÔNG CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN Ở NHẬT BẢN (1868 - 1912) (Trang 47 - 49)

2.1.1,1 Cơ sở kinh tế

2.2. Việc thực hiện phương châm “Kỹ thuật Phương Tây – Tư tưởng Phương

2.2.3.2. Vấn đề giáo dục đạo đức và văn hóatruyền thống

Mặc dù giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị ưu tiên học tập khoa học, công nghệ phương Tây để hiện đại hóa đất nước, nhưng khơng vì vậy mà việc giáo dục đạo đức bị xem nhẹ. Trong các nguyên tắc giáo dục được công bố năm 1897 của chính quyền Minh Trị đã thể hiện tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, “là

nằm trong việc dạy cái thiện, tinh thần trách nhiệm, lịng trung thành, tính trung thật, dạy cho học sinh nắm vững kiến thức và nghệ thuật để có thể phục vụ cho dân tộc. Nhưng hiện nay nhiều người chỉ đề cao tri thức và kỹ thuật vốn là sản phẩm của nền văn hóa khai sáng mà qn mất việc giữ gìn đạo đức và phá bỏ phong tục thói quen tốt đẹp”[9, tr.45].

Có thể thấy trong cải cách giáo dục, những tri thức của văn minh phương Tây là điều mà giáo dục muốn con người Nhật Bản lĩnh hội. Tuy nhiên, truyền thống đạo đức Nhật Bản vẫn không thể bỏ qua trong quá trình giáo dục. Nhật Bản cho rằng nếu bỏ qua việc giáo dục cái thiện, mà chỉ chú trọng việc truyền bá

nhiệm của thần dân với Thiên Hoàng và đạo đức con người sẽ bị coi thường, trật tự xã hội cũng dần mất đi. Như vậy, chính từ ảnh hưởng của yếu tố văn hóatruyền thống mà vấn đề đạo đức được coi trọng trong hệ thống giáo dục theo mơ hình phương Tây, đây cũng là một trong những điểm khác biệt so với nền giáo dục phương Tây, mang màu sắc riêng của Nhật Bản, và là một trong những nguyên nhân làm nên thành công trong việc đào tạo nguồn nhân lực có tri thức lẫn nhân phẩm để phục vụ cho việc phát triển đất nước trong kỷ nguyên Minh Trị.

Việc kết hợp giữa giáo dục truyền thống và hiện đại được thể hiện trong nội dung giảng dạy. Kiến thức được truyền đạt trong trường học không đơn thuần chỉ là khoa học, kỹ thuật hiện đại của phương Tây mà cịn có cả kiến thức văn hóa truyền thống Nhật Bản. Nếu như, “phương tây coi giáo dục như là một

động lực thúc đẩy lợi ích cá nhân, mưu cầu cho việc sinh lợi làm giàu, thì giáo dục Nho học truyền thống của Nhật Bản lại hướng việc học tập vào phục vụ các lợi ích xã hội, coi lợi ích của việc học tập mang tính cộng đồng” [10, tr.47]. Đó

chính là “khoa hoc phương Tây, tinh thần Nhật Bản” mà luôn được người Nhật đề cao trong suốt q trình diễn ra cơng cuộc Minh Trị Duy tân.

Bên cạnh đó, trên thực tế vấn đề giáo đạo đức đã được chính quyền Minh Trị đưa vào nội dung giáo dục, trở thành mơn học chính của các bậc học trong hệ

thống giáo dục. Các nhà giáo dục đã soạn ra cuốn “chỉ dẫn trau dồi đạo đức ở

trường tiểu học” (Shogaku Shushin Kun) nhằm giáo dục đạo đức theo kiểu

phương Đông theo tinh thần Nhật Bản cho học sinh tiểu học. Đến năm 1822,

cuốn “những nguyên tắc trong việc dạy trẻ em” (Yogaku Koyo) xuất bản và

được xem như sách giáo khoa đạo đức để dạy cho người học.

Lên các cấp học cao hơn như giáo dục trung học, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học thì vấn đề giáo dục đạo đức theo màu sắc con người phương Đông cũng được nhà trường coi trọng. “Từ bậc tiểu học cho đến trung học và tất

cả các trường chuyên nghiệp đều giảng dạy các môn liên quan đến đạo đức, truyền thống Nhật Bản theo quy định của nhà nước” [10, tr.61]. Đặc biệt trong

giai đoạn sau này, khi mà Nhật Bản chủ trương giáo dục phải mang đậm tính dân tộc thì giáo dục đạo đức trong các cấp học càng được chú ý hơn. Như vậy, ngay trong cấp học thấp nhất, cấp học được Nhật Bản xem là gốc rễ của nền giáo dục và của công cuộc duy tân, vấn đề giáo dục đạo đức đã được chính quyền đặc biệt quan tâm để đào tạo ra những con người vừa có tri thức phương Tây vừa có tính cách phương Đơng. Đó cũng chính là sự kết hợp giữa hai yếu tố truyền thống và hiện đại trong việc xây dựng con người phục vụ đất nước trong công cuộc Minh Trị Duy tân.

Mặt khác, việc kết hợp giữa yếu tố văn hóa truyền thống và văn minh phương Tây trong cải cách giáo dục còn được thể hiện qua nội dung giảng dạyở các cấp học. Chẳng hạn, đối với giáo dục tiểu học trong nội dung giảng dạy có những mơn học như đánh vần, ngữ pháp, số học, địa lý… đối với tiểu học bậc thấp (6 -9 tuổi), các mơn hình học, hóa học, sinh học… đối với tiểu học bậc cao (9 - 14 tuổi). Trong trường tiểu học dành nữ thì ngồi những mơn học trên, các học sinh nữ còn được chú trọng dạy về nữ công gia chánh như đan lát, may vá, thêu thùa, nấu ăn… Nhằm đào tạo ra những phụ nữ vừa có kiến thức khoa học, đồng thời giỏi nội trợ trong gia đình. Đây chính là nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Nhật Bản nói riêng và phụ nữ châu Á nói chung. Như vậy, nét đẹp trong truyền thống văn hóa đã được đưa vào giảng dạy trong trường học cùng với tri thức phương Tây, việc này làm cho học sinh ngay từ khi bước chân vào môi trường giáo dục đã được đi theo hướng vừa tiếp cận được văn minh phương Tây vừa bảo tồn được văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó cũng là một biểu hiện cụ thể, sinh động trong việc kết hợp giữa yếu tố truyền thống với văn minh phương Tây trong cải cách giáo dục ở Nhật Bản.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY – TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG” TRONG CÔNG CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN Ở NHẬT BẢN (1868 - 1912) (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)