Thể chế chính trị và nguyên tắc tam quyền phân lập

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY – TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG” TRONG CÔNG CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN Ở NHẬT BẢN (1868 - 1912) (Trang 40)

2.1.1,1 Cơ sở kinh tế

2.2. Việc thực hiện phương châm “Kỹ thuật Phương Tây – Tư tưởng Phương

2.2.2.2. Thể chế chính trị và nguyên tắc tam quyền phân lập

Ngay từ khi mới thành lập, các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã tiến hành học hỏi về cách thức tổ chức chính trị phương Tây và cẩn thận áp dụng chúng vào Nhật Bản. Chính phủ đã chọn ra những sinh viên ưu tú, đại diện cho trí tuệ Nhật Bản cử đi du học ở các nước Âu – Mĩ, học hỏi những gì tinh túy nhất của nền văn minh phương Tây để đem về áp dụng ở Nhật Bản.

Đối với các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây, dù là quốc gia theo thể chế cộng hịa hay qn chủ lập hiến thì đều dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập để xây dựng bộ máy nhà nước. Theo cơ chế này, một nhà nước sẽ có 3 nhánh cơ quan quyền lực căn bản và chủ chốt, bao gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Quyền lập pháp được giao cho quốc hội, quyền hành pháp được giao cho Tổng thống hoặc thủ tướng xây dựng nội các chính phủ điều hành, quyền tư pháp được giao cho tòa án tối cao.

Tam quyền phân lập là sự phân cơng rạch rịi, đồng thời kiềm chế lẫn nhau để mỗi nhóm quyền lực khơng thể lạm quyền, trách sự độc tài trong thực hiện quyền lực của nhà nước. Cơ chế này thể hiện sự bình đẳng, tự do và tiến bộ xã hội, cơ chế này cũng“đánh dấu sự chuyển biến từ việc sử dụng quyền lực dã

man trong các xã hội chuyên chế sang việc thực thi quyền lực văn minh trong xã hội dân chủ” [45, tr.21].

Trong quá trình tìm tịi và học hỏi các nước phương Tây, Chính quyền Minh Trị nhận thấy, cơ chế tam quyền phân lập rất phù hợp với Nhật Bản nếu muốn xây dựng bộ máy nhà nước theo mơ hình qn chủ lập hiến. Chính vì vậy,

ngày 11 tháng 2 năm 1889, chính phủ mới đã thơng qua bản Hiến pháp Minh Trị. Nội dung của hiến pháp quy định việc phân chia quyền lực của nhà nước Nhật Bản thành 3 quyền: Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Quyền lập pháp được giao cho quốc hội, quốc hội Nhật Bản có hai viện là viện Qúy tộc và viện Dân biểu. Nội các là cơ quan nắm quyền hành pháp, đứng đầu nội các là thủ tướng chính phủ. Quyền tư pháp được giao cho tòa án tối cao.

Theo nguyên tắc tam quyền phân lập của phương Tây thì quyền lực sẽ được phân công hợp lý cho các cơ quan, nhằm phát huy tính dân chủ, trách việc tập trung qyền lực trong tay một cá nhân hay một bộ phận, để hạn chế sự lũng đoạn và độc tài quyền lực. Tuy nhiên, trên thực tế ở Nhật Bản, mọi quyền lực tối cao đều tập trung vào tay Thiên Hoàng mặc dù thể chế chính trị của Nhật Bản là quân chủ lập hiến và theo nguyên tắc tam quyền phân lập của phương Tây. Sở dĩ có sự khác biệt này một phần do đặc điểm tình hình Nhật Bản lúc bấy giờ, và một phần là do sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Nhật Bản trên con đường lựa chọn và xác lập mơ hình, thể chế chính trị của phương Tây áp dụng vào Nhật Bản.

Nằm trong cùng một khơng gian văn hóa với các quốc gia phương Đơng, ở Nhật Bản tín ngưỡng truyền thống phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là Thần đạo. Tư tưởng Thần đạo chi phối hầu như toàn bộ đời sống tâm linh của người dân Nhật Bản và nó đã tạo nên một hình ảnh Thiên Hồng vĩ đại trong mắt người dân Nhật Bản. Các vị vua chúa cho rằng mình đều là con cháu của các vị thần, nên Thiên Hoàng được đặt ngang hàng với thần linh và được xem như là biểu tượng của đất nước Nhật Bản. Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản cũng khẳng định:

“Thiên Hồng mn đời thống trị đại đế quốc Nhật Bản, là thần thánh bất khả xâm phạm” [24, tr.105].

Theo đó, người Nhật quan niệm rằng “Nhật Bản là nước của Thần đạo sinh

ra và vua Nhật Bản là dòng dõi chính quyền của thần, cho nên phàm là người Nhật Bản ai cũng tin tưởng, tôn trọng, không bao giờ được xâm phạm hay nghi

đóng vậy” [31, tr.12]. Chính từ ảnh hưởng của tư tưởng này mà khi Nhật Bản

xây dựng thể chế chính trị của đất nước mình lại có những điểm khác biệt so với mơ hình ngun thủy của cơ chế tam quyền phân lập từ phương Tây. Theo cơ chế tam quyền phân lập – một sản phẩm của nền văn minh phương Tây là để phát huy dân chủ, hạn chế việc tập trung quyền lực vào tay một các nhân, nhưng khi áp dụng cơ chế này vào việc xây dựng bộ máy hành chính, thì Nhật Bản vẫn duy trì quyền lực tuyệt đối của Thiên Hồng.“Cơ cấu mới của chính quyền Minh

Trị là sự kết hợp giữa thể chế của phương Tây – sự phân quyền lực theo chế độ đại nghị với hình thái chính trị mang tính quan liêu truyền thống của Nhật Bản”

[13, tr.247].

Như vậy, dù học tập thể chế quân chủ lập hiến với nguyên tắc tam quyền phân lập của phương Tây trong việc xây dựng một thể chế chính trị riêng cho mình, nhưng việc học tập và xây dựng đó lại chịu tác động của yếu tố văn hóa truyền thống mà cụ thể là ảnh hưởng của tư tưởng Thần đạo. Điều đó cho thấy, vai trò quan trọng của yếu tố truyền thống trong sự kết hợp giữa văn minh phương Tây với những đặc điểm văn hóa riêng của con người Nhật Bản. Vàđể phù hợp với đặc điểm tình hình của đất nước, Nhật Bản đã lựa chọn việc học tập và xây dựng theo mơ hình qn chủ lập hiến của Đức khi các lãnh đạo của Nhật nhận thấy rằng “nền quân chủ - lập hiến, tập trung quyền lực như ở Đức có thể

phù hợp với Nhật Bản trên con đường xây dựng một quốc gia phú quốc cường binh” [23, tr.4].

2.2.2.3. Tổ chức chính quyền trung ƣơng

Việc học tập theo mô hình phương Tây trong xây dựng nhà nước quân chủ lập hiến của Nhật Bản cũng mang màu sắc riêng của quốc gia phương Đông này. Điều này được thể hiện qua việc tổ chức hệ thống chính quyền trung ương của Nhật Bản, đó khơng đơn thuần chỉ là sự học tập, áp dụng mơ hình phương Tây vào cải cách hành chính, màcịn là sự kế hợp giữa mơ hình phương Tây với những đặc điểm cố hữu của phương Đông trong việc tổ chức bộ máy chính quyền trung ương.

Hiến pháp 1889 quy định, quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp, quyền ban hành các văn bản pháp luật và thảo luận các vấn đề quan trọng của quốc gia. Quốc hội Nhật Bản thời kỳ này có hai viện là viện Qúy tộc và viện Dân biểu.

Viện Qúy tộc tương đương với thượng nghị viện, khi mới thành lập viện này có 300 nghị viện, họ đều là những người do Thiên Hoàng chỉ định. Những thành phần tham gia viện Qúy tộc phải đảm bảo các điều kiện sau: họ là những người trong hồng thân quốc thích đúng tuổi; phải là hạng quý tộc được phong công, tước hầu; là hạng quý tộc được phong tước bá, tước tử, tước nam thì chọn mỗi họ mấy người xung vào viện Quý tộc. Nghị viện sắc tuyển là hạng có cơng lớn đối quốc gia hay có học thức danh vọng cao, bất cứ ở giai cấp nào; hạng người nộp thuế nhiều hơn hết ở các phủ huyện, những người có công lao đặc biệt đối với nhà nước. Với cách tổ chức của thượng nghị viện như vậy thì đây hồn toàn là một cơ quan đại diện cho những bậc quý tộc, phú hào và quan liêu, những phần tử này đều là những người có đặc quyền và mang tinh thần của phong kiến, đại diện cho văn hóa truyền thống Nhật Bản.

Khi xây dựng mơ hình nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập ở phương Tây, thì quốc hội của Nhật Bản chính là cơ quan lập pháp theo quy định của hiến pháp. Một trong hai bộ phận của quốc hội là viện Qúy tộc, mà thực chất viện Qúy tộc chính là đại diện cho bậc quý tộc, phú hào họ mang tư tưởng, tinh thần của văn hóa truyền thống Nhật Bản. Vì vậy, có thểnói chính những con người đại diện cho văn hóa Nhật Bản là những người đóng góp vào việc dự thảo, ban hành luật pháp và tham gia thảo luận các vấn đề của quốc gia.

Điều này thể hiện sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống với những tiến bộ từ phương Tây thông qua yếu tố con người. Khi mà những người đại diện cho truyền thống Nhật Bản chính là những người tham gia vào việc soạn thảo, ban hành luật pháp theo hình mẫu các nước phương Tây. Dù trong thời kỳ này, quyền lực tối cao nằm trong tay của Thiên Hoàng và quyền lực của quốc hội rất hạn chế. Nhưng khơng thể phủ nhận sự đóng góp của viện Qúy tộc với vai trị là

một bộ phận trong cơ quan lập pháp đối với sự phát triển của đất nước trong một giai đoạn đặc biệt của lịch sử Nhật Bản.

Bện cạnh cơ quan lập pháp là quốc hội, chính quyền trung ương cịn có cơ quan hành pháp là nội các, đứng đầu là thủ tướng điều hành các Bộ trưởng. Trong thời kỳ Minh Trị thì nội các Nhật Bản cũng được tổ chức trên cơ sở những con người xuất thân từ đẳng cấp Samurai – những người đại diện cho tinh thần

“võ sĩ đạo”, mang trong mình những đặc điểm truyền thống củangười võ sĩ.

Trong hơn 40 năm của kỷ nguyên Minh Trị, Nhật Bản đã trải qua 15 nhiệm kỳ của chức danh thủ tướng. Một điều hết sức đặc biệt là tất các các thủ tướng trong thời kỳ này từ Ito Hirobumi (nhiệm kỳ đầu tiên), đến thủ tướng Saionji Kinmochi(nhiệm kỳ 1911 -1912) đều xuất thân trong các gia đình Samurai, và ngay từ đầu bản thân những người này đã được giáo dục, bồi dưỡng theo tinh thần của một “võ sĩ đạo”.

Trong số các thủ tướng Nhật Bản thời Minh Trị thìItoHirobumi (Y Đằng Bắc Vân), là người có kiến thức sâu rộng về văn minh phương Tây. Ông làm thủ tướng trong 4 nhiệm kỳ và là gương mặt điển hình trong giới lãnh đạo thời kỳ Minh Trị Duy tân. Bên cạnh ItoHirobumi thì thủ tướngYamagata Aritomo, cũng là nhân vật tiêu biểu trong thời kỳ này khi trở đảm nhận chức vụ thủ tướng trong 2 nhiệm kỳ,Yamagata Aritomođược coi là kiến trúc sư của nền tảng chính trị quân sự của Nhật Bản hiện đại. Ông được đánh giá là nhận vật có vai trị quan trọng có đóng góp to lớp trong chính phủ Minh Trị.

Như vậy, một lần nữa sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống với mơ hình phương Tây, được thể hiện trong nhân tố con người với việc xây dựng cơ cấu bộ máy chính quyền trung ương. Đó là những con người được xuất thân và giáo dục theo tinh thần của một võ sĩ đạo,mang đặc trưng riêng về lòng trung thành, can đảm, sự quyết đốn, và ln mong muốn đem vinh dự về cho dân tộc. Những con người đó đã giữ vai trị điều hành nội các chính phủ theo mơ hình của phương Tây. Và đây chính là sự kết hợp của yếu tố văn hóa truyền thống với

việc áp dụng mơ hình phương Tây trong cải cách chính trị của cơng cuộc canh tân đất nước.

Nhìn lại chính sách cải cách táo bạo, quyết đốn về chính trị có thể nói vai trị quyết định phần nhiều là do đội ngũ lãnh đạo, họ là những con người vừa mang trong mình dịng máu, tinh thần của võ sĩ vừa là những người có tư tưởng tiến bộ mang phong cách phương Tây hiện đại. Đây là sự kết hợp hài hịa giữa yếu tố văn hóa truyền thống và văn minh phương Tây hiện đại, chính sự kết hợp này đã phần nào tạo được nền tảng cho những chính sách về sau và góp phần vào thành cơng của Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản.

2.2.3. Giáo dục

2.2.3.1. Tƣ tƣởng chủ đạo trong giáo dục

Đối với một đất nước nghèo tài nguyên như Nhật Bản thì giáo dục được xem là một trong những nhân tố quan trọng, làm đòn bẩy thúc đẩy công cuộc hiện đại hóa đất nước. Đầu tư cho giáo dục là con đường ngắn nhất để đuổi kịp và sánh ngang với các nước phương Tây. Chính vì vậy, chính quyền của Thiên Hoàng Minh Trị đã xác định cải cách giáo dục là một trong “tam đại cải cách” nhằm “nâng cao dân trí và đào tạo một lớp người có đủ tài năng để đưa đất

nước tiến lên trong thời kỳ mới” [24, tr.91].

Để lựa chọn một nền giáo dục tiên tiến phù hợp với Nhật Bản, chính quyền Minh Trị đã đã tiến hành nghiên cứu, tham khảo mô hình giáo dục của các nước phương Tây. Dựa trên cơ sở nghiên cứu, Nhật Bản đã chọn mơ hình giáo dục của Pháp để áp dụng vào cải cách ở Nhật Bản. Tuy nhiên, việc lựa chọn mơ hình của phương Tây để áp dụng vào Nhật Bản, khơng có nghĩa Nhật Bản sẽ áp dụng một cách máy móc, rập khn mà chính quyền mới ngay từ đầu đã đề ra chủ trương

phải“học tập văn minh phương Tây và bảo trì truyền thống Nhật Bản” [15,

tr.89].

Ngay từ đầu yếu tố văn hóatruyền thống đã được Nhật Bản coi trọng. Trong quá trình học tập và xây dựng hệ thống giáo dục theo mô hình phương Tây, yếu

Tây. Điều này được thể hiện cụ thể qua tư tưởng và nội dung của cuộc cải cách giáo dục. Có thể nói, chính sự kết hợp này là một trong những nguyên nhân góp phần vào thành công của Nhật Bản trên con đường xác lập nền giáo dục mới cũng như thành công của cuộc Minh Trị Duy tân.

Trong hàng trăm năm tồn tại của mình, chính quyền Tukugawa đã đưa Nho giáo trở thành ý thức hệ chính thống của giai cấp thống trị và sử dụng nó làm cơng cụ thống trị về mặt tinh thần đối với nhân dân. Chính q trình tồn tại lâu dài và vị thế của Nho giáo mà nó đã thấm sâu vào tâm trí của con người Nhật Bản, để rồi chính nó đã trở thành một nhân tố ý thức xã hội ảnh hưởng đến chính sách phát triển giáo dục trong thời Minh Trị. Nho giáo trong thời kỳ này được sử dụng tích cực trong việc tuyên truyền tư tưởng tôn trọng kỷ luật xã hội, bài trừ dị giáo, đào tạo tầng lớp thống trị xã hội được học tập chu đáo để phục vụ cho nhà nước, trung thành với Thiên Hoàng Minh Trị một cách tuyệt đối.

Từ tính cố hữu trong văn hóa truyền thốngcùng với ảnh hưởng của ý thức hệ Nho giáo, đã trở thành một nhân tố quan trọng để Nhật Bản xây dựng nền giáo dục trên cơ sở kết hợp giữa phương pháp, nội dung của giáo dục phương Tây với tư tưởng giáo dục Nho học truyền thống Nhật Bản. Vì vậy, “Nhật Bản

rất coi trọng giáo dục truyền thống cho mọi tầng lớp nhân dân, sử dụng truyền thống như là tiền đề, cơ sở cho hiện đại hóađất nước mà trước tiên là để cải cách giáo dục” [10 tr.23].

Tác động của yếu tố truyền thống mà cụ thể là Nho giáo đã giúp cho Nhật Bản xây dựng được nền giáo dục dựa trên mơ hình phương Tây, nhưng rất phù hợp với quốc gia này. Văn hóa truyền thống đã ảnh hưởng đến tư tưởng trọng tâm trong cải cách giáo dục ở Nhật Bản. Năm 1890, Thiên Hoàng đã ban bố chiếu chỉ về giáo dục với nội dung tư tưởng trọng tâm là “Trung quân ái quốc”

sắc lệnh này nêu rõ, “Dân chúng phải luôn luôn tôn trọng hiến pháp và giữ gìn

luật lệ. Nếu có những trường hợp bất ngờ xẩy ra hãy can đảm hiến mình cho quốc gia, trung thành bảo vệ và duy trì sự thịnh vượng của Thiên Hồng lâu dài, bền vững như trái đất” [24, tr.92]. Nho giáo Nhật Bản lấy “ngũ luân” làm cơ sở

đạo đức, còn chủ nghĩa yêu nước được tiếp thu từ phương Tây đã hòa trộn với tư

tưởng Nho giáo, và “trung quân” trở thành đặc tính riêng của con người Nhật

Bản.

Mặt khác, với một đất nước mà tinh thần võ sĩ đạo ln ln được đề cao thì lịng “trung qn” càng trở thành điều thiêng liêng đối với mọi tầng lớp nhân dân. Đây chính là nhân tố quan trọng để chế độ chuyên chế của Thiên Hoàng tồn tại lâu dài trong thời đại mới. Với mục đích đó, nội dung giảng dạy và học tập

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY – TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG” TRONG CÔNG CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN Ở NHẬT BẢN (1868 - 1912) (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)