2.1.1,1 Cơ sở kinh tế
2.3. Nhận xét, đánh giá
2.3.3. Vai trị của yếu tốvăn hóatruyền thống
khám phá từng lĩnh vực cụ thể từ bên trong sẽ nhận thấy một đặc điểm hết sức nổi bật. Đó chính là vai trị của yếu tốvăn hóa truyền thống Nhật Bản trong suốt tiến trình của cơng cuộc Minh Trị Duy tân.
Ngay từ đầu, người Nhật đã có ý thức về việc bảo trì văn hóa truyền thống của dân tộc, khi họ xác định học tập, áp dụng thành tựa văn minh phương Tây phải trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc. Vì vậy, ngay từ đầu Nhật Bản
đã đề ra khẩu hiểu “Khoa học phương Tây, tinh thần phương Đông” và “tư
tưởng đó đã trở thành khẩu hiệu hành động cho toàn thể dân tộc Nhật Bản”[29,
tr.167]. Đến thời hiện đại khẩu hiệu đó được đổi thành “Cơng nghệ phương Tây
và tinh thần Nhật Bản”. Có thể nói, trong các lĩnh vực mà Thiên Hồng Minh
Trị tổ chức cải cách thì hầu hết đều có sự kết hợp giữu yếu tố truyền thống của Nhật Bản với thành tựu của văn minh phương Tây.
Tiêu biểu trong cải cách giáo dục, khi mơ hình giáo dục của phương Tây được áp dụng vào Nhật Bản, yếu tố văn hóa truyền thống khơng những bị lãng qn mà nó cịn trở thành một trong những nội dung quan trọng của việc dạy và học. Hay trong cải cách quân đội, dù xây dựng quân đội theo hướng hiện đại hóa, với việc áp dụng mơ hình từ phương Tây nhưng tư tưởng chủ đạo trong quân đội vẫn là tinh thần của “võ sĩ đạo”… Nhữngđiều đó vừa chứng tỏ vai trị quan trọng của văn hóa truyền thống trong cơng cuộc cải cách, vừa thể hiện sự cân bằng giữa ảnh hưởng của văn minh phương Tây với truyền thống dân tộc.
Như vậy, sức sống mãnh liệt của văn hóa Nhật Bản, cũng như sự chú trọng đến văn hóa truyền thống của chính quyền và con người Nhật Bản đã tạo ra sự hịa quyện, kết hợp vơ cùng độc đáo của truyền thống Nhật Bản với thành tựu phương Tây trong từng lĩnh vực cụ thể. Để từ đó, văn hóa truyền thống phần nàothực hiện vai trò định hướng và quyết định đến hướng đi của Nhật Bản trên con đường đến với“phú quốc cường binh” của quốc gia này.