Sự nhạy bén trong tiếp nhận thành tựu văn minh

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY – TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG” TRONG CÔNG CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN Ở NHẬT BẢN (1868 - 1912) (Trang 60)

2.1.1,1 Cơ sở kinh tế

2.3. Nhận xét, đánh giá

2.3.1. Sự nhạy bén trong tiếp nhận thành tựu văn minh

Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định: Nhật Bản rất hiếu kỳ và nhạy cảm đối với văn hóa nước ngồi. Mặc dầu rất nhạy cảm đối với văn hố nước ngoài, nhưng người Nhật rất ý thức về tài sản văn hoá của họ - một nền văn hố đã được trang trọng tích luỹ và bồi dưỡng qua các triều đại. “Người Nhật không ngừng theo dõi những diễn tiến trên thế giới bên ngoài, cân nhắc và đánh giá ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đối với Nhật Bản. Một điều đáng chú ý là khi họ biết trào lưu nào đang thắng thế thì họ có khuynh hướng chấp nhận, nghiên cứu, học hỏi, không để mất thời cơ” [46, tr.5].

Đi theo nhận định này, chúng ta có thể thấy. Từ VII – IX, Nhận thấy Trung Hoa là một trung tâm văn minh tiên tiến trong khu vực khi mà văn hóa nhà Đường (618 - 907) đang đạt đến độ sung mãn nhất. Nhật Bản đã chủ động học tập và hướng mạnh đến văn minh Trung Hoa, chứ không bị cưỡng bức tiếp nhận như các quốc gia khác. Và cho đến giữa thế kỉ XIX, sau khi được chứng kiến sức mạnh của nền văn minh phương Tây vànhận thấy Tây phương là trung tâm của khoa học tiên tiến, Nhật Bản vừa gửi sinh viên sang du học ở các nước Âu - Mĩ, vừa mời các chuyên gia nước ngoài đến Nhật để giúp họ canh tân đất nước theo mơ hình của phương Tây.

Như vậy, có thể thấy, sự nhạy bén đối với thành tựu văn hóa bên ngồi đã trở thành đặc điểm của con người Nhật Bản. Và đến kỉ ngun Minh Trị, chính đặc điểm văn hóa này đã giúp Nhật Bản nhanh chóng nhận ra sự tiến bộ vượt trội của văn minh phương Tây, để từ đó đề ra chủ trương “học tập phương Tây, canh

tân đất nước” và từng bước bắt nhịp với sự phát triển của văn minh phương Tây,

vươn lên trở thành cường quốc đầu tiên của châu Á trong thời cận đại, cũng như bước chân vào hàng ngũ của các tư bản chủ nghĩa.

2.3.2. Tính chọn lọc trong học tập văn minh phƣơng Tây

Sau nhiều năm thực hiện chính sách “tỏa quốc”, cho đến lúc mở cửa đất

trước những thành tựu của văn minh phương Tây. Tuy nhiên, khơng vì vậy mà Nhật Bản lại ồ ạt học tập, vận dụng một cách máy móc thành tựu văn minh phương Tây vào công cuộc canh tân đất nước mà lại tỉnh táo nghiên cứu, lựa chọn những gì tiên tiến nhất, phù hợp nhất trong từng lĩnh vực của mỗi quốc gia

để áp dụng vào hồn cảnh cụ thể của đất nước mình. Vì vậy, có thể nói “một

trong những đặc điểm về cách thức tiếp nhận văn minh bên ngồi là khảo sát, phân tích, quyết định tiếp nhận cái văn minh nhất chứ không nhất thiết phải tiếp nhận tất cả cái văn minh hơn mình” [46, tr.5].

Đặc điểm này càng dễ dàng nhận thấy trong công cuộc Minh Trị Duy tân của Nhật Bản. Trong từng lĩnh vực cải cách Nhật Bản ln có sự khảo sát, chọn lọc những cái tiến bộ nhất để đưa về áp dụng cho đất nước. Cụ thể, Nhật Bản đã gửi sinh viên sang Anh để học về hải quân và hàng hải, sang Đức để học về bộ binh, y khoa và sang Mĩ để học về kinh doanh, sang Pháp để học về luật khoa... Ngoài ra, Nhật Bản còn mời các giáo sư, giảng viên người nước ngoài sang giảng dạy, truyền bá kiến thức cho người Nhật, nhất là về khoa học, kỹ thuật.

Việc mời chuyên gia nước ngoài sang giảng dạy và làm việc tại Nhật Bản cũng có sự lựa chọn, cân nhắc, Nhật Bản tiến hành quan sát, nghiên cứu những nước nào phát triển nhất về những lĩnh vực khác nhau để từ đó thuê chuyên gia của nước đó về phục vụ trong một lĩnh vực nhất định. Chẳng hạn, trong cơng nghiệp thì Nhật Bản chủ yếu mời chuyên gia người Anh, Bộ Lục quân chủ yếu thuê chuyên gia người Pháp, Bộ nội vụ chủ yếu thuê chuyên gia người Đức…

Như vậy, trong việc tiếp nhận thành tựu của văn minh phương Tây để áp dụng vào công cuộc canh tân đất nước, có một đặc điểm nổi bật mang yếu tố truyền thống đó là: Tính chọn lọc trong văn hóaNhật Bản, vì vậy họ đã lựa chọn theo từng lĩnh vực của từng quốc gia phương Tây để tiến hành học hỏi và canh tân đất nước.

2.3.3. Vai trị của yếu tố văn hóa truyền thống

khám phá từng lĩnh vực cụ thể từ bên trong sẽ nhận thấy một đặc điểm hết sức nổi bật. Đó chính là vai trị của yếu tốvăn hóa truyền thống Nhật Bản trong suốt tiến trình của cơng cuộc Minh Trị Duy tân.

Ngay từ đầu, người Nhật đã có ý thức về việc bảo trì văn hóa truyền thống của dân tộc, khi họ xác định học tập, áp dụng thành tựa văn minh phương Tây phải trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc. Vì vậy, ngay từ đầu Nhật Bản

đã đề ra khẩu hiểu “Khoa học phương Tây, tinh thần phương Đông” và “tư

tưởng đó đã trở thành khẩu hiệu hành động cho toàn thể dân tộc Nhật Bản”[29,

tr.167]. Đến thời hiện đại khẩu hiệu đó được đổi thành “Cơng nghệ phương Tây

và tinh thần Nhật Bản”. Có thể nói, trong các lĩnh vực mà Thiên Hồng Minh

Trị tổ chức cải cách thì hầu hết đều có sự kết hợp giữu yếu tố truyền thống của Nhật Bản với thành tựu của văn minh phương Tây.

Tiêu biểu trong cải cách giáo dục, khi mô hình giáo dục của phương Tây được áp dụng vào Nhật Bản, yếu tố văn hóa truyền thống khơng những bị lãng qn mà nó cịn trở thành một trong những nội dung quan trọng của việc dạy và học. Hay trong cải cách quân đội, dù xây dựng quân đội theo hướng hiện đại hóa, với việc áp dụng mơ hình từ phương Tây nhưng tư tưởng chủ đạo trong quân đội vẫn là tinh thần của “võ sĩ đạo”… Nhữngđiều đó vừa chứng tỏ vai trị quan trọng của văn hóa truyền thống trong cơng cuộc cải cách, vừa thể hiện sự cân bằng giữa ảnh hưởng của văn minh phương Tây với truyền thống dân tộc.

Như vậy, sức sống mãnh liệt của văn hóa Nhật Bản, cũng như sự chú trọng đến văn hóa truyền thống của chính quyền và con người Nhật Bản đã tạo ra sự hịa quyện, kết hợp vơ cùng độc đáo của truyền thống Nhật Bản với thành tựu phương Tây trong từng lĩnh vực cụ thể. Để từ đó, văn hóa truyền thống phần nàothực hiện vai trò định hướng và quyết định đến hướng đi của Nhật Bản trên con đường đến với“phú quốc cường binh” của quốc gia này.

2.3.4. Một số hạn chế

Bên cạnh những điểm tích cực mà yếu tố truyền thống văn hóa mang lại trong công cuộc Minh Trị Duy tân thì chính yếu tố này cũng tạo nên những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiệncải cách.

Ở Nhật Bản, thần dân đều coi Thiên Hồng là dịng dõi của “thần” có

quyền lực tối cao, các thần dân phải có nghĩa vụ trung thành tuyệt đối với Thiên Hồng, cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước. Chính điều này đã kích động tinh thần dân tộc cực đoan, quá khích của người Nhật, dẫn đến những hành động hiếu chiến và tinh thần Đại Đông Á của quốc gia này trong các cuộc chiến tranh xâm lược, đặc biệt là trong chiến tranh thế giới thứ nhất.

Cũng chính từ việc quá đề cao quyền lực của Thiên Hoàng mà khi tổ chức bộ máy nhà nước trung ương đã hạn chế quyền lập pháp của quốc hội và quyền hành pháp của chính phủ. Thiên Hồng nắm trong tay quyền lực tối cao, quyết định những việc trọng đại của đất nước, thậm chí nắm quyền chỉ huy quân đội. Những điều này làm cho tính phân lập của chính quyền khơng được phát tính ưu việt của mình một cách tối đa nhất. Bên cạnh đó, việc Thiên Hồng nắm giữ mọi quyền lực trong tay cũng hạn chế các quyền tự do, dân chủ của nhân dân mà về mặt lý thuyết họ được hưởng.

Với tư cách là một trong “tam đại cải cách”, cải cách giáo dục đã tác động lớn đến tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu của giáo dục Nhật Bản là đào tạo ra những con người vừa có kiến thức khoa học vừa trung thành tuyệt đối với Thiên Hồng. Chính điều này mà giáo dục Nhật Bản thời Minh Trị chịu ảnh hưởng của nền giáo dục phong kiến vỗn đã lỗi thời trong tình hình mới. Hơn nữa, với đặc điểm của văn hóa Nhật Bản ln coi trọng tầng lớp võ sĩ nên giáo dục thời kỳ này đã ưu tiên cho tầng lớp Samurai mà chưa hướng đến đối tượng toàn dân.

2.3.5. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

dân tộc này với dân tộc khác. Chính vì vai trị, vị trí của văn hóa đối với sự tồn tại của một quốc gia, dân tộc mà việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa là trách nhiệm của tồn thể nhân dân và chính quyền của một quốc gia.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hướng tới việc tìm hiểu vai trị của yếu tố truyền thống văn hóa và sự kết hợp của yếu tố này với những thành tựu văn minh phương Tây, trong công trong công cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản. Qua đó thấy được những tác động hai mặt từ sự kết hợp của truyền thống văn hóa Nhật Bản với thành tựu văn minh phương Tây, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm nói chung và cho Việt Nam nói riêng.

Trong suốt thời kỳ tiến hành cải cách, chính quyền Minh Trị ln đề cao, bảo tồn những giá trị của văn hóa truyền thống. chính vì vậy, Nhật Bản đã đưa ra khẩu hiệu “kỹ thuật phương Tây, tư tưởng phương Đông”, đề ra chủ trương học tập văn minh phương Tây trên cơ sở văn hóa truyền thống của người Nhật.

Việt Nam, trên con đường “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước,

cũng tiến hành mở cửa, học tập và áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật của nhân loài vào sản xuất trong nước. Tuy nhiên, cùng với sự du nhập của khoa học kỹ thuật phương Tây, việc mở của đất nước cũng làm cho các trào lưu văn hóa nước ngồi ồ ạt xâm nhập vào nước ta, khiến cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có nguy cơ bị xói mịn theo. Chính vì vậy, trước sự xâm nhập của những trào lưu khơng phù hợp với văn hóa truyền thống dân tộc thì chính quyền và nhân dân phải có nhận thức đúng đắn về vai trị của văn hóa cổ truyền, để bảo tồn và phát huy những nét đẹp trong kho tàng văn hóa Việt Nam. Về vấn đề này Nhật Bản đã rất thành công khi vừa đưa các yếu tố bên ngoài vào phục vụ phát triển đất nước vừa bảo tồn được những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của mình.

Mặc khác, trong xu thế tồn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, khoảng cách của mỗi dân tộc ngày càng được thu hẹp lại. Sự tiếp nhận thông tin diễn ra cũng rất dễ dàng, và đây là một trong những nguyên nhân làm cho các yếu tố tiêu cực của văn hóa nước ngồi xâm nhập vào Việt Nam gây ra những

hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt đối với giới trẻ Việt Nam, đứng trước làn sóng văn hóa nước ngồi đã nhanh chóng hấp thụ những cái xấu, dẫn đến sự lệch lạc trong suy nghĩ và hành động. Đối với công cuộc canh tân của Nhật Bản, khi đứng trước những luồng văn hóa nước ngồi họ đã chủ động đề cao văn hóa của dân tộc, và đưa văn hóa truyền thống trở thành một nội dung giáo dục bắt buộc trong các cấp học. Việt Nam cũng cần có những việc làm cụ thể để hạn chế những văn hóa phẩm tiêu cực tác động vào văn hóa dân tộc, để thực hiện điều này Việt Nam cũng có thể học tập Nhật Bản, khi sử dụng chức năng của hệ thống giáo dục để hạn chế những tác động xấu củavăn hóa bên ngồi và đề cao vai trị của văn hóa bản địa.

Hơn nữa, Việt Nam phải luôn coi trọng yếu tố nội sinh khi tiến hành tiếp nhận những nhân tố ngoại sinh từ bên ngoài. Để tạo ra sự cân bằng những giá trị văn hóa của dân tộc với việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại. Để tạo ra sự kết hợp hài hòa giữ cái cố hữu bên trong và cái tiến bộ bên ngoài.

Ngày nay, nhận thức được vai trị của văn hóa truyền thống đối với sự phát triển của dân tôc trên con đường phía trước. Đảng và Chính phủ ln đề cao, phát huy những giá trị văn hóa tiến bộ, đồng thời bài trừ các hủ tục trong văn hóa gây cản trở trong quá trình phát triển của đất nước. Và quan trong nhât đó là việc thực hiện mục tiêu “xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản

KẾT LUẬN

Trước năm 1868, Nhật Bản vẫn là một nước phong kiến lạc hậu, trong khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển mạnh mẽ ở các nước phương Tây. Cùng chung số phận với các nước châu Á lúc bấy giờ, Nhật Bản đứng trước nguy cơ bị xâm nhập và thơn tính từ các nước tư bản phương Tây. Trong bối cảnh đó, Nhật Bản đã đưa ra cách ứng xử khác hẳn với các quốc gia phương Đông. Khi các quốc gia

phương Đơng thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, như một biện pháp để

phịng thủ đất, thì Nhật Bản lại mở tung cánh cửa đất nước, đón nhận những giá trị tiến bộ của nền văn minh phương Tây để từ đó quyết tâm canh tân đất nước, thực hiện khẩu hiệu “Học tập phương Tây. Đuổi kịp phương Tây, vượt qua

phương Tây”.

Công cuộc Minh Trị Duy tân, khơng những đưa Nhật Bản thốt khỏi nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm nhập, giữ được nền độc lập của đất nước mà còn đưa Nhật Bản trở thành cường quốc đầu tiên của châu Á, sánh ngang với các quốc gia phương Tây hùng mạnh. Một trong những nhân tố làm nên thành công rực rỡ của cuộc Duy tân Minh Trị đó là Nhật Bản đã thực hiện phương châm “kỹ

thuật phương Tây – tư tưởng phương Đông” trong cải cách, từ đó chủ trương

tiếp thu có chọn lọc những thành tựu về khoa học kỹ thuật, giáo dục, quân sự… của các nước tư bản phương Tây, đồng thời kết hợp với văn hóa truyền thống của con người Nhật Bản trong từng lĩnh vực của công cuộc canh tân đất nước. Phải chăng chính những nét đặc trưng của văn hoá tuyền thống Nhật Bản kết hợp với văn minh phương Tây đã lý giải cho những bước tiến thần kỳ của đất nước này trong suốt chiều dài lịch sử của mình, đặc biệt trong giai đoạn tiến hành Minh Trị Duy tân.

Dù đứng ở góc độ nào thì cũng khơng thể phủ nhận vài trị của văn hóa

truyền thống trên con đường đi đến “phú quốc cường binh” của Nhật Bản.

Chính những thành cơng và những bước tiến thần kỳ của quốc gia này trong kỉ nguyên Minh Trị đã chứng tỏ sự đúng đắn của chính quyền, của con người Nhật

Bản khi biết đề cao và kết hợp văn hóa dân tộc với những cái mới mẻ, tiến bộ từ bên ngoài lãnh thổ để làm nên một thời kỳ rực rỡ trong lịch sử Nhật Bản.

Trong suốt thời kỳ thực hiện Minh Trị Duy tân, dù văn minh phương Tây có tiến bộ đến đâu, có rực rỡ đến cỡ nào cũng khơng thể làm lu mờ yếu tố truyền thống văn hóa của Nhật Bản. Mặc khác, chính sự kết hợp của hai yếu tố này đã tạo điều kiện cho nền văn hóa Nhật Bản tiếp tục hấp thụ sự tinh túy từ những giá trị văn minh phương Tây, làm phong phú, đa dạng và tạo nên những nét đẹp trong văn hóa truyền thống với những đặc trưng riêng của con người Nhật Bản mà không thể trộn lẫn với bất cứ cái gì.

Ngày nay, muốn phát triển đất nước, mọi quốc gia, dân tộc đều phải mở

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY – TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG” TRONG CÔNG CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN Ở NHẬT BẢN (1868 - 1912) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)