Văn hóatruyền thống

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY – TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG” TRONG CÔNG CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN Ở NHẬT BẢN (1868 - 1912) (Trang 28 - 30)

2.1.1,1 Cơ sở kinh tế

2.1.1.3. Văn hóatruyền thống

Một cơ sở quan trọng để Nhật Bản có thể kết hợp giữa văn hóa truyền thống của đất nước với nền văn minh tiên tiến đến từ phương Tây, đó chính là đặc điểm của nền văn hóa Nhật Bản với những bản sắc riêng biệt, mang đặc trưng của con người Nhật Bản. Và chính những đặc điểm về điều kiện tự nhiên đã tạo nên những nét riêng về tính cách con người Nhật Bản mà khó có thể tìm thấy ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Nhật Bản nằm ở một vị trí địa lý đặc thù với hình thể là một chuỗi các hịn đảo, xung quanh được bao bọc bởi đại dương. Môi trường biển cũng đã tạo cho Nhật Bản Nhận thức đúng đắn và thân thiện với biển, khơng sợ sóng to gió lớn. Và trong điều kiện thế giới đang có nhiều thay đổi ở bối cảnh đầu thế kỉ XIX, thì

tâm lý này cũng “tạo nên tính cách tiên phong, dám đương đầu và thách thức

trong phát triển. Vì vậy người Nhật đã từng có câu khẩu hiệu: Học tập phương Tây. Đuổi kịp phương Tây, vượt qua phương Tây” [2, tr.4]. Chính tính cách

mạnh mẽ, sẵn sàng đương đầu với thử thách đã trở thành cơ sở để Thiên Hoàng Minh Trị áp dụng những thành tựu văn minh phương Tây vào công cuộc cải cách đất nước.

Cũng chính từ mơi trường tự nhiên khắc nghiệt đã tạo nên tính cách kiên cường cũng như bản tính mau lẹ, thích ứng nhanh với mọi hồn cảnh của người Nhật Bản. Chính vì vậy khi khoa học, kỹ thuật, những thành tựu của văn minh phương Tây đến gõ của châu Á thì Nhật Bản đã có cách ứng xử rất riêng khác hẳn với nhiều quốc gia trong cùng một hoàn cảnh. Trong lúc hầu hết các quốc gia châu Á đều tiếp tục thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” tuyệt giao với phương Tây, thì Nhật Bản đã mở tung cánh cửa đất nước tiếp cận với các luồng tư tưởng mới, ra sức học tập những cái tiến bộ để canh tân đất nước.

Đặc điểm địa lý bị cô lập của nước Nhật cũng góp phần khơng nhỏ vào việc hình thành nên tâm lý tính cách người Nhật. Người Nhật luôn tự ý thức bản thân trong quan hệ với thế giới bên ngồi, trong mục tiêu xây dựng nền văn hóa tự lực tự cường mang màu sắc riêng của dân tộc. “Người Nhật ln biết dung hịa yếu

tố văn hóa bên ngồi với tinh thần cố hữu của họ để tạo thành một nền văn minh rất riêng cho dân tộc Nhật” [2, tr.4]. Điều này được chứng minh ngay trong đầu

thế kỉ XIX, khi các trào lưu học thuật mới xuất hiện ở Nhật Bản thì đã hình thành chủ trương kết hợp giữa Wayo – Setchu, có nghĩa là kết hợp giữ truyền thống Nhật bản với cơng nghệ phương Tây. Chính vì vậy, có thể khẳng định, đặc điểm này là một cơ sở quan trọng để Chính quyền mới sau khi lên cầm quyền thực hiện việc áp dụng thành tựu văn minh phương Tây trên cơ sở tính cách văn hóa của người Nhật vào cơng cuộc duy tân của mình.

Mặc khác, Từ những yếu tố văn hóa truyền thống mang đặc trưng riêng của con người Nhật mà cách tiếp nhận văn minh của họ cũng có điểm khác biệt. Khi bàn về cách tiếp nhận văn minh của bên ngoài của người Nhật các học giả đều nhận xét rằng: “Có thể nói rằng khơng có dân tộc nào nhạy bén về văn hóa nước

ngồi cho bằng người Nhật. Họ không ngừng theo dõi những diễn tiến trên thế giới bên ngoài, đánh giá và cân nhắc ảnh hưởng của những trào lưu và xu hướng chính đối với Nhật Bản. Một điều đáng chú ý khác là khi họ biết trào lưu nào đang thắng thế thì họ có khuynh hướng chấp nhận, học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó, khơng để mất thời cơ” [23, tr.1].

Đi theo nhận định này thì có thể thấy, đặc điểm trong cánh tiếp nhận văn minh của Nhật Bản là khảo sát, phân tích, quyết định tiếp nhận cái văn minh nhất chứ không nhất thiết phải tiếp nhận cái văn minh hơn mình. Chính từ cách tiếp nhận như vậy mà Nhật Bản đã thật sự “đi tắt đón đầu” một cách thành cơng.

Chính từ cách thức tiếp nhận văn minh mang nét riêng của Nhật Bản cũng trở thành cơ sở để chính quyền Minh Trị chọn lọc những thành tựu phù hợp với đặc điểm đất nước, con người Nhật bản để từ đó đề ra các biện pháp canh tân đất

Ngồi ra, do mơi trường tự nhiên là quốc đảo, lại nhiều thiên tai bất trắc luôn xảy ra, nên dân tộc Nhật ln có ý thức học tập, tinh thần tự cường, thay đổi mau chóng với tình hình. Nhà nghiên cứu người Nhật Tadao Umesao đã

chứng minh rằng “Người Nhật Bản dường như luôn đi theo cái mới”. Các nhà

nghiên cứu Việt Nam cũng thừa nhận rằng dù Nhật Bản và Việt Nam trong đầu thời cận đại có hồn cảnh giống nhau, nhưng “vua quan họ tỉnh ngộ, lại có thêm

bọn chí sĩ duy tân đông đảo và dân tâm sĩ khí cũng phấn chấn hăng hái. Nhờ vậy, mà họ duy tân tự cường được và mau lẹ nữa là khác” [2, tr.7].

Chính hồn cảnh sống từ môi trường tự nhiên khắc nghiệt dữ dội đã góp phần tạo nên tính cách mau lẹ thay đổi cho phù hợp với tình hình cũng như tinh thần hướng ngoại, cầu tiến, ham học hỏi của người dân nơi đây. Điều này cũng là cơ sở quan trọng, mang đặc trưng của văn hóa Nhật Bản để quốc gia này dựa vào đó đưa những tiến bộ của nền văn minh phương Tây vào hòa nhập cùng công cuộc Minh Trị Duy tân.

Như vậy, khơng thể phủ định vai trị quan trọng của văn hóa truyền thống Nhật Bản trong những bước tiến thần kỳ của quốc gia này trên con đường cận đại hóa đất nước. Chính những yếu tố văn hóa đặc trưng của con người Nhật Bản trở thành cơ sở, điều kiện quan trọng để Thiên Hoàng Minh Trị kết hợp giữa văn minh Phương Tây với yếu tố truyền thống trong cuộc cải cách của mình.

Một phần của tài liệu KỸ THUẬT PHƯƠNG TÂY – TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG” TRONG CÔNG CUỘC MINH TRỊ DUY TÂN Ở NHẬT BẢN (1868 - 1912) (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)