2.1.1,1 Cơ sở kinh tế
2.2. Việc thực hiện phương châm “Kỹ thuật Phương Tây – Tư tưởng Phương
2.2.3.3. Việc giảng dạy tiếng Nhật
Chữ viết là một trong những tiêu chí để đánh giá trình độ văn minh của một quốc gia. Từ chữ viết du nhập của Trung Hoa, Nhật Bản đã tạo ra chữ viết cho dân tộc mình, mặc dù chữ viết Nhật Bản được tiếp thu trên cơ sở chữ Hán
trongđời sống văn hóa, nó khơng chỉ thể hiện trình độ văn minh của con người Nhật Bản mà cịn thể hiện tính tự tơn của dân tộc này.
Trong các nội dung giảng dạy dưới thời Minh Trị, song song với giảng dạy khoa học kỹ thuật và rèn luyện đạo đức thì việc dạy tiếng mẹ đẻ cũng là một nội dung được đặc biệt quan tâm.“Dạy tiếng mẹ đẻ có quan hệ mật thiết với việc
hình thành và thống nhất ý thức của cả dân tộc, là nền tảng để phát triển tư duy khoa học và nhận thức về quyền công dân của mỗi người dân” [10, tr.41].
Năm 1902, Ủy ban nghiên cứu tiếng Nhật (kokugo chosa inkai) được thành lập, nhiệm vụ chính là hệ thống hóa tiếng Nhật, thống nhất ngơn ngữ nói và ngôn ngữ viết, xác lập bảng chữ cái tiếng Nhật và hệ thống phiên âm. Ủy ban này cũng có trách nhiệm phối hợp với Bộ giáo dục lựa chọn sách giáo khoa và lên kế hoạch giảng dạy tiếng Nhật trong nhà trường. Tiếng Nhật đã nhanh chóng trở thành mơn học chính và các phương pháp giảng dạy mới được tích cực tìm tịi, sách giáo khoa cũng được biên soạn, chỉnh lý lại nhiều lần. Chỉ trong vòng chưa đầy 1/4 thế kỷ, nước Nhật đã trở thành quốc gia có tỉ lệ người biết chữ cao nhất trên thế giới.
Xét về mục đích ban đầu thì việc chú trọng giảng dạy tiếng Nhật và việc thống nhất hệ thống ngôn ngữ trên cả nước, là để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - văn hóa – giáo dục, góp phần đưa đất nước theo kịp các nước phương Tây. Nhưng ở một góc độ nào đó thì đây chính là một biểu hiện của việc phát huy tinh thần của người Nhật trong cải cách giáo dục nói riêng và trong công cuộc Minh Trị Duy tân nói chung. Đó cũng chính là sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống của Nhật Bảnvới những thành tựu của văn minh phương Tây, là việc sử dụng ngôn ngữ Nhật Bản để hấp thụ tri thức phương Tây, nâng cao trình độ dân trí của nhân dân, phục vụ đắc lực cho q trình hiện đại hóa đất nước trong suốt thời kỳ Minh Trị.
Như vậy, yếu tố truyền thống văn hóa có vai trị hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy mạnh mẽ ý thức dân tộc, hướng đến việc tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh phương Tây nhằm canh tân đất nước. Nền văn hóa giàu
bản sắc dân tộc và mang đậm dấu ấn của văn minh phương Đông, đã trở thành cơ sở để người Nhật tiếp thu những thành tựu đến từ phương Tây, tạo ra sự hòa quyện giữa yếu tố truyền thống và những giá trị hiện đại. Từ đó hình thành những đặc trưng riêng mang âm hưởng Nhật Bản chứ khơng phải hồn tồn theo phong cách phương Tây trên bất cứ mọi lĩnh vực mà Nhật Bản tiếp thu từ phương Tây. Điều này vừa phù hợp với đặc điểm văn hóa Nhật Bảnvừa đúng với tinh thần được chính quyền Minh Trị đề ra ngay từ đầu là “học tập văn minh phương Tây và bảo trì truyền thống Nhật Bản”.