2.1.1,1 Cơ sở kinh tế
2.1.2. Điều kiện khách quan
2.1.2.1. Sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản nửa đầu thế kỉ XIX
Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản vào buổi đầu thời cận đại đã báo hiệu sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản trước quan hệ sản xuất phong kiến đã trở nên lỗi thời và lạc hậu. Đặc biệt, đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, các nước này lại tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp, tạo nên những biến đổi to lớn về bộ mặt kinh tế, xã hội ở châu Âu và Bắc Mĩ. Điều này càng tác động đến nhiều nước trên trế giới trong đó có Nhật Bản.
Những tiến bộ trong lĩnh vực khoa học, những cải tiến về kỹ thuật từ cuộc cách mạng công nghiệp mang lại đã “biến những nguồn lực vô tri, vô giác thành
những nguồn lực có sinh khí cho phép lồi người có khả năng khai thác được nguồn năng lượng mới”[37, tr.50].Từ cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX,
cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển trên mọi mặtcủa hàng loạt các nước châu Âu và Bắc Mĩ, thậm chí tại các nước chưa tiến hành cách mạng tư sản cũng có được sự phát triển từ cuộc cách mạng công nghiệp này như Đức, Italia…
Đến đầu thế kỉ XIX, khi nền kinh tế tư bản phát triển ngày càng mạnh, các nướctư bản Âu – Mĩ bắt đầu dịm ngó đến các vùng đất khác để tìm kiếm thị trường và thuộc địa. Cũng như nhiều nước châu Á, Nhật Bản trở thành đối tượng xâm nhập của các nước tư bản Âu – Mĩ. Và cũng chính từ đây Nhật Bản bắt đầu biết đến và được chứng kiến sức mạnh của các nước tư bản phương Tây cũng như những thành tựu văn minh mà họ tạo ra. Để từ đó với tinh thần cầu tiến của người Nhật, đã trở thành một động lực để họ học hỏi những tiến bộ của nền văn minh phương Tây áp dụng vào công cuộc cải cách đất nước.
Nếu xét về yếu tố thời đại thì chính sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến và sự giàu mạnh nhanh chóng của các nước Âu – Mĩ đã tác động mạnh mẽ vào Nhật Bản, để quốc gia này nhận thức được xu thế phát triển mới của thời đại từ đó có những thay đổi cần thiết và bắt nhịp đúng với xu thế phát triển đó. Mặc khác, chính sức mạnh và những gái trị tiến bộ của văn minh phương Tây đã cho người Nhật một cái nhìn khác về những gì đang diễn ra trước mắt họ và từ đó nhu cầu học hỏi, hiểu biết và áp dụng những tiến bộ của văn minh phương Tây đã thôi thúc họ tiến hành công cuộc canh tân đất nước.
Ngồi ra, cũng chính sự phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật ở các nước tư bản Âu – Mĩ, khi xâm nhập vào Nhật Bản cũng đã tăng cường mối quan hệ giao lưu trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa… của Nhật Bản với các quốc gia tư bản này. Sự giao lưu trong lĩnh vực giữa Nhật Bản và phương Tây thời kỳ cũng này trở thành điều kiện để văn minh phương Tây tác động ảnh hưởng sâu rộng đến các quốc gia châu Á, trong đó có Nhật Bản. Đây cũng là điều kiện để Nhật Bản
tìm hiểu sâu hơn những thành tựu của văn minh phương Tây, để tứ đó áp dụng vào tình hình cụ thể của đất nước khi tiến hành công cuộc Duy tân.
Như vậy, có thể khẳng định, chính sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp đã trở thành những nhân tố khách quan tác động trực tiếp vào đất nước Nhật Bản. Và chính sự tác động của hai yếu tố này đã trở thành cơ sở để sau khi chính quyền của Thiên Hồng Minh Trị lên cầm quyền có thể nhanh chóng đưa những thành tựu văn minh phương Tây kết hợp các yếu tố truyền thống của Nhật Bản phục vụ chocông cuộc canh tân đất nước.
2.1.2.2. Quan hệ Nhật Bản với phƣơng Tây nửa đầu thế kỉ XIX
Trong bối cảnh các nước tư bản phương Tây đang khao khát tìm kiếm thị trường, nguyên liệu và thuộc địa thì các nước châu Á lại đang nằm trong bốn bức tường của chế độ phong kiến lạc hậu, trong đó có Nhật Bản đã trở thành đối tượng xâm nhập của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
Sau gần hai thế kỉ thực hiện chính sách tỏa quốc, bước sang thế kỉ XIX lịch sử Nhật Bản đứng trước những thách thức nghiêm trọng đặc biệt là nguy cơ từ bên ngoài lãnh thổ. Đầu thế kỉ XIX, cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng sâu sắc, về đối ngoại chính quyền Tukugawa cũng thường xuyên chịu áp lực chính trị từ các nước tư bản phương Tây. Tuy tham vọng của mỗi nước có sự khác nhau nhưng mục đích chung là đều muốn sử dụng sức mạnh quân sự để buộc chính quyền Tukugawa phải bãi bỏ chính sách tỏa quốc, mở cửa giao thương quốc tế và nhượng bộ về ngoại giao.
Trên bình diện quan hệ quốc tế, từ cuối thế kỉ XVIII các nước tư bản trẻ như Anh, Pháp, Nga và Mĩ ngày càng thâm nhập mạnh mẽ đến nhiều vùng đất châu Á và cạnh tranh quyết liệt với Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan để tranh giành thị trường và khu vực ảnh hưởng. Trong suy tính của nhiều cường quốc phương Tây thì Nhật Bản, một quốc gia có lãnh thổ trải dài 3.800km từ bắc xuống nam, là cửa ngõ hết sức quan trọng để xâm nhập vào Trung Quốc cũng
món mồi béo bở mà phương Tây thèm khát. Nước Nhật vốn nằm trên tuyến đường biển quốc tế được xem là một quốc gia có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng” [22, tr.43].
Từ cuối thế kỉ XVIII, Nga đã không ngừng gây sức ép với Nhật nhưng lực lượng của Nga vẫn không đủ mạnh để khiến cho chính quyền Mạc phủ phải từ bỏ chính sách tỏa quốc. Trong thời gian đó,Hà Lan với tư cách là quốc gia có
quan hệ với Nhật Bản trong suốt thời kỳ tỏa quốc đã “khuyến cáo chính quyền
Nhật Bản nên sớm thức thời mở của đất nước để trách lặp lại bài học đau đớn của Trung Quốc sau chiến tranh thuốc phiện” [29, tr.152].
Cùng với Nga và Hà Lan, trong những thập niên đầu tiên của thế kỉ XIX, các nước Anh, Pháp… cũng muốn khẳng định vị trí của mình ở Nhật Bản. Họ đã cử đại diện cùng nhiều đoàn tàu đến Nhật Bản yêu cầu mở cửa để mở rộng quan hệ giao thương.
Tuy nhiên, đi đầu trong nỗ lực buộc Nhật Bản phải mở cửa chính là Mĩ, với chiêu bài “vì lợi ích chung của nhân loại” cho đến giữa thế kỉ XIX, Mĩ đã không ngừng gây áp lực với Nhật Bản. Ngày 15 – 7 – 1853, dưới sự chỉ huy của Đề đốc Matthe Calbraith Perry, 4 tàu chiến Mĩ chạy bằng hơi nước và có thể chạy ngược chiều gió đã tiến vào vịnh Uraga, cửa ngõ thành Edo và trình lên thư của tổng thống Millard Fillmmore. Thành Edo bị đặt trong tầm pháo của Mĩ. Sự hiện diện của chiến hạm Mĩ và bức thư của tổng thống Millard Fillmmore đã gây nên sự hoảng loạn tại trung tâm chính trị của Nhật Bản. Tình thế đó đã buộc chính quyền Tukugawa phải suy tính đến những khả năng xấu có thể xảy ra đối với thể chế chính trị phong kiến và chủ quyền dân tộc.
Nhận thấy nguy cơ của một cuộc chiến tranh đang đến gần và Nhật Bản chắc chắn không đủ lực lượng để đối đầu với sức mạnh của phương Tây. Ngày
31-3-1854 chính quyền Tukugawa đã quyết định nhượng bộ và ký “hiệp ước
hịa bình và hữa nghị” với Mĩ. Ký kết hiệp ước đồng nghĩa với việc chính quyền
Tuy nhiên, việc ký kết hiệp ước với Mĩ lập tức trở thành nguyên cớ để các cường quốc phương Tây khác buộc Nhật Bản phải ký các hiệp ước tương tự. Và chỉ “trong vòng 4 năm (1854 - 1858), Mạc Phủ đã phải liên tục chấp thuận và
ký các hiệp ước ngoại giao và thương mại với hơn 20 nước và khu vực lãnh thổ. Nhật Bản đã ký hiệp ước với 13 nước châu Âu, 3 nước châu Á và 4 nước châu Mĩ” [29, tr.153]. Việc liên tục ký các hiệp ước với nước ngồi cho thấy chính
sách mở cửa và đối ngoại của Nhật Bản hết sức khác biệt và điển hình so với các quốc gia trong khu vực trong cùng một hồn cảnh.
Chính quyền Tukugawa ký kết các “hiệp ước bất bình đẳng” với các nước phương Tây đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội Nhật Bản. Nhưng cũng từ chủ trương ký các hiệp ước và mở cửa đất nước cũng tránh cho Nhật Bản phải đối đầu với một cuộc xâm lực vũ trang đến từ các cường quốc phương Tây. Mặc khác, thông qua việc ký các hiệp ước đã giúp Nhật Bản có điều kiện tái hịa nhập với những chuyển biến chung và hoạt động của nền kinh
tế thế giới. Nhờ chính sách “mở cửa” nhiều sản phẩm hàng hóa của Nhật Bản
được xuất khẩu tạo nên nguồn vốn tích lũy hết sức quan trọng để xây dựng các
ngành cơng nghiệp mới. Chích sách “mở cửa” và quan hệ với các cường quốc
trên thế giới cũng giúp Nhật Bản nhận thức rõ hơn về sự lạc hậu của mình so với các nước Âu – Mĩ và càng thôi thúc họ đi tới quyết tâm cải cách. Đẩy nhanh tiến trình cải cách và đưa cuộc cải cách đi đến thành công.
Việc các nước phương Tây đến châu Á gõ cửa thị trường Nhật Bản đã giúp quốc gia này tiếp cận và chứng kiến sức mạnh thực sự của nền văn minh phương Tây, từ đó phát triển tư tưởng học hỏi phương Tây canh tân đất nước. Để đặt chân vào thị trường Nhật Bản các nước phương Tây đã không ngừng gây sức ép cho quốc gia này và cường quốc đóng vai trị then chốt buộc Nhật Bản phải mở cửa chính là Mĩ, và tiếp sau là nhiều quốc gia khác như Anh, Nga, Hà Lan, Pháp, Đức… Qua việc tiếp xúc và thấy được sức mạnh của văn minh phương Tây, chính quyền Tukugawa đã chủ trương đẩy mạnh học tập văn mình phương Tây
và “tìm mọi cách để nhanh chóng tiếp cận với văn minh phương Tây. Đào tạo những người hiếu biết ngôn ngữ và khoa học phương Tây” [28, tr.166].
Như vậy, chính nhữngnỗ lực buộc Nhật Bản phải mở cửa và việc tiếp xúc với văn minh phương Tây của Nhật Bản vào nửa đầu thế kỉ XIX đã trở thành điều kiện khách quan tác động vào Nhật Bản, để quốc gia này thấy được những thành tựu văn minh tiên tiến của phương Tây, từ đó chủ động học tập và đi đến áp dụng nó vào cơng cuộc Duy tân Minh Trị vào năm 1868.
2.2. Việc thực hiện phƣơng châm “Kỹ thuật Phƣơng Tây – Tƣ tƣởng Phƣơng Đông” trong cải cách Minh Trị Duy tân (1868 - 1912)
2.2.1. Thuê chuyên gia nƣớc ngoài và cử học sinh du học
Từ yếu tố văn hóatruyền thống, với đặc trưng là tính hiếu kỳ và nhạy cảm đối với văn hóa nước ngồi. Nhật Bản đã hoàn toàn chủ động trong việc tiếp thu, học hỏi văn minh phương Tây để canh tân đất nước. Mà “biểu hiện cụ thể nhất
cho sự chủ động trong tiếp nhận văn minh phương Tây đó chính là việc cử phái đoàn thị sát các nước Âu – Mĩ, cũng như trong việc thuê chuyên gia nước ngoài làm cố vấn, giảng dạy tại Nhật Bản và cử học sinh du học”[23, tr.3].
Ngày 8/10/1871, Thiên Hoàng Minh Trị đã ban chiếu cử Iwakura làm đại sứ đặc mệnh tồn quyền, 4 phó sứ cùng phái đồn đơng đảo đi thị sát các nước phương Tây. “Nhiệm vụ của sứ đoàn được nêu rõ: một là thăm các nước đã ký
hiệp ước với Nhật, trình quốc thư lên nguyên thủ các nước đó; Hai là thương thuyết để sửa đổi hiệp ước mà chính quyền Mạc phủ đã ký trước đây; ba là thị sát, nghiên cứu chế độ văn vật của các nước tiên tiến Âu – Mĩ”[22, tr.191]. Thời
gian của chuyến thị sát kéo dài gần 2 năm, phái đồn đã có dịp quan sát một cách tổng quan toàn bộ nền văn minh Âu – Mĩ, những thành quả to lớn của cuộc cách mạng công nghiệp, những điều mới mẻ trong cơ cấu của chế độ tư bản chủ nghĩa. Từ đó, phái đồn đưa ra những kết luận quan trọng về sự tiến bộ vượt bậc của văn minh phương Tây so với phương Đơng. “Tồn thể thành viên trong xứ
“Chuyến đi sang Âu – Mĩ không chỉ trang bị cho phái bộ một tầm nhìn quốc tế, có những nhận định tổng quan về văn minh Âu – Mĩ mà còn góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tiến trình cải cách, đưa Nhật Bản thật sự hội nhập với sự phát triển chung của thế giới”[29, tr.186]. Sau chuyến khảo sát phương
Tây, sứ đồn Iwakura đã có đề xuất quan trọng, Nhật Bản cần phải mời chuyên gia của những nước tiên tiến theo từng lĩnh vực để đẩy nhanh quá trình cận đại hóa đất nước. Lĩnh vực mà Nhật Bản ưu tiên học tập là công nghệ và kỹ thuật. Theo đó, liên quan đến các lĩnh vực cơng nghiệp, Nhật Bản th nhiều chun
gia nước ngồi nhất. Tính tổng thể mà nói, “chun gia nước ngồi làm việc ở
Bộ Công nghiệp chiếm 1/3 tổng số chuyên gia ở Nhật Bản. Trong thời kỳ đầu tỷ lệ đó lên đến 50%. Giáo dục cũng là lĩnh vực được ưu tiên thuê chuyên gia, bộ giáo dục chủ yếu thuê chuyên gia giảng dạy ở các ngành khoa học tự nhiên, y học và ngôn ngữ học, các chuyên gia người Đức chiếm 37,2%, Anh: 22,5%, Mỹ: 20,1%, Pháp: 13%”[22, tr.226].. Bộ Hải quân phần lớn thuê các chuyên gia
người Anh huấn luyện. Bộ Nội vụ chủ yếu thuê chuyên gia người Đức. Bộ Lục quân chủ yếu thuê chuyên gia Pháp. Cục Khai khẩn Hokkaido thuê nhiều chuyên gia Mỹ trong các ngành khai khoáng, xây dựng đường sá và sản xuất nông nghiệp. Bộ Tài chính chủ yếu thuê các chuyên gia Anh và Pháp giúp đỡ kiến thức tài chính cận đại.
Có thể thấy, chính quyền mới rất mạnh tay trong việc thuê chuyên gia nước ngoài nhằm phục vụ công cuộc cận đại hóa đất nước. không phải Nhật thuê chuyên gia một cách ồ ạt mà họ có sự lựa chọn các quốc gia có trình độ tiên tiến nhất về lĩnh vực nào thì thuê chuyên gia về lĩnh vực đó. Có như vậy, Nhật mới sớm nắm bắt được những kiến thức tiên tiến nhất để học tập, mới có thể “đi tắt
đón đầu”, tiến kịp các nước tiên tiến nhất thế giới. “Mục tiêu lớn nhất của chính phủ Nhật khơng phải là đơn thuần sử chất xám của chuyên gia mà muốn họ đào tạo những chuyên gia người Nhật để Nhật có thể nhanh chóng tự lập trong việc phát triển đất nước” [22, tr.229].
Việc mời các chuyên gia nước ngoài đến cố vấn, chỉ đạo, giảng dạy có tác dụng to lớn trong việc tiếp thu những tri thức tiên tiến thế giới, nhưng đó vẫn chỉ tiếp xúc một cách gián tiếp và không phải là biện pháp lâu dài. Chính quyền Minh Trị cịn chủ trương gửi học sinh ra nước ngồi lưu học mới có khả năng tiếp thu văn minh và kỹ thuật phương Tây một cách trực tiếp và sâu sắc, đó là chính sách cơ bản và lâu dài để người Nhật nắm quyền chủ đạo trong công cuộc xây dựng nền khoa học, văn hoá, giáo dục độc lập, tự chủ và tiên tiến.“Theo
thống kê sơ bộ năm 1870, số lượng lưu học sinh là 170 người, năm 1871 là 441 người.Trong đó lưu học sinh hưởng học bổng chính phủ, năm 1870 có 130 người, năm 1871 là 354 người” [22, tr.211].
Lưu học sinh là những người đại biểu cho trí tuệ Nhật Bản, được chọn lựa với những điều kiện nhất địnhkhi được chính phủ cử đi du học. Họ phải là đại biểu cho những người có địa vị cao trong xã hội và cũng là đại biểu cho văn hóa truyền thống của người Nhật, lưu học sinh được chính phủ lựa chọn chủ yếu xuất