MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU Ở LÀO CA

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 95 - 99)

II Đất đang dùng vào lâm nghiệp 205.071 32,

5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU Ở LÀO CA

5.1. Mục tiêu phát triển bền vững cây dược liệu ở Lào Cai

Kết quả đánh giá trên đây mới cho thấy mức độ thích nghi tiềm năng của các cây dược liệu đối với điều kiện khí hậu tỉnh Lào Cai. Để quy hoạch phát triển các cây dược liệu trên diện rộng cần phải có sự đánh giá tổng hợp môi trường tự nhiên, xét đến chi phí lợi ích và hiệu quả kinh tế cây trồng, đánh giá tác động môi trường và khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội. Nói cách khác, để mở rộng diện tích cây dược liệu cần phải đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Đối với cây thảo quả và tam thất, điều kiện tự nhiên quan trọng nhất là khí hậu, đất và lớp phủ rừng. Về cơ bản, các loại đất ở Lào Cai được đánh giá khá phù hợp đối với cây dược liệu. Vấn đề quan trọng là bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Đa phần các cây dược liệu sinh trưởng và phát triển dưới tán rừng. Theo đánh giá sơ bộ, diện tích rừng tự nhiên ở Lào Cai đang có xu hướng giảm, độ che phủ của rừng còn khoảng 30%. Vì vậy, việc nhận thức vai trò và lợi ích kinh tế từ cây dược liệu mang lại sẽ giúp người dân có ý thức trồng và bảo vệ tài nguyên rừng.

Xét về hiệu quả kinh tế, các cây dược liệu mang lại giá trị rất cao. Theo Nguyễn An Thịnh: để trồng 1 ha thảo quả chi phí một năm không lớn (1,7 triệu đồng/năm), do không cần đầu tư phân bón, thuốc trừ sâu. Chi phí công lao động chủ yếu là dọn thực bì, thu hái quả và sấy khô. Tổng chi phí trong 15 năm khoảng 26 triệu đồng, trong đó chi phí thiết kế cơ bản là 4 triệu đồng. Lợi nhuận ròng (NPV) thu được từ 30 - 45 triệu đồng/năm. Như vậy, lợi ích kinh tế thu - chi do cây thảo quả mang lại đạt bình quân đạt 28,6 triệu đồng/năm/ha [58].

So sánh hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng khác chúng ta cũng hiệu quả kinh tế của các cây dược liệu là rất cao. Trong cùng một điều kiện, lợi nhuận ròng từ các cây dược liệu mạng lại có thể cao gấp 1,5 - 2 lần các cây trông khác. Ngoài ra, phần lớn các cây dược liệu trồng dưới tán rừng nên chúng ta có thể tận dụng được diện tích đất tự nhiên, nâng cao hiệu quả kinh tế (Hình 11). 2 8 .6 3 4 2 4 .7 14 .1 3 0 2 0 .1 13 .2 12 3 .3 4 .7 0 10 20 30 40 Thảo quả Atisô Tam thất Chè san

Su su Đào Mận Lê Chuối Cây

khác

T riệu/ha/năm

Hình 12: Biểu đồ hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng tại Lào Cai (Nguồn: [52])

Với đặc thù về kinh tế xã hội của một tỉnh miền núi, việc phát triển cây dược liệu sẽ đáp ứng được nhu cầu xã hội và không làm ảnh hưởng đến môi trường. Tại Lào Cai, các cây dược liệu đã được bà con trồng và sử dụng từ khá lâu đời. Quy hoạch, mở rộng diện tích vùng dược liệu sẽ giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao mức sống của người dân địa phương, đồng thời góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế xã hội nông thôn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Tóm lại, phát triển các cây dược liệu ở Lào Cai là phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững. Vấn đề ở đây là cần phải có phương án phát triển

một cách hợp lí, khai thác tốt nhất lợi thế về tự nhiên, đồng thời đảm bảo nhu cầu về xã hội và môi trường.

5.2. Một số đề xuất phát triển cây dược liệu ở Lào Cai

Trên cơ sơ kết quả đánh giá diện tích thích thích nghi khí hậu đối với hai cây thảo quả và tam thất, kết hợp với những nhận định nêu trên, tác giả đưa ra một số đề xuất quy hoạch phát triển cây dược liệu ở Lào Cai như sau:

- Toàn bộ những vùng có diện tích S1 đều có thể phát triển thảo quả và tam thất. Trong đó, những vùng có diện tích chuẩn, mức độ thích nghi sinh thái cao được ưu tiên phát triển. Những vùng này nên có sự quy hoạch thành những vùng chuyên canh cây duợc liệu.

Đối với cây thảo quả, vùng có mức độ thích nghi cao nhất thuộc loại sinh khí hậu IIIA3a, IIIB3a phân bố chủ yếu ở 2 huyện Sa Pa (19.759ha) và Bát Xát (20.077ha). Vùng này có thể mở rộng quy hoạch thành vùng chuyên canh thảo quả lớn của tỉnh. Diện tích quy hoạch tiềm năng cho vùng này là 35.000 ha, trong đó vùng đặc biệt thuận lợi (mức độ thích nghi khí hậu đạt trên 80%, đã có tán rừng) là 27.200ha. Trên thực tế, diện tích thảo quả ở đây mới có hơn 3000ha, khả năng để mở rộng diện tích là rất lớn (Bảng 32).

Đối với cây tam thất, tiềm năng phát triển là rất lớn. Tổng diện tích S1 là 177.889ha. Theo phân bố diện tích thích nghi có thể quy hoạch khu vực Bắc Hà - Si Ma Cai - Mường Khương thành ‘‘vùng tam thất’’ của tỉnh, với

diện tích tiềm năng là 124.000ha, diện tích đặc biệt thuận lợi là 32.300ha. Ngoài ra, để tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên cần phát triển đa dạng hoá, xen canh các loại cây dược liệu với nhau. Vùng chuyên canh thảo quả có thể trồng các cây dược liệu thích nghi như đỗ trọng, đương quy, bạch truật, atisô. Vùng tam thất có thể xen canh các cây khác như bình vôi, củ gấu, hà thủ ô, chè đắng. Đây là mô hình xen canh rất có hiệu quả và đã được bà con ở Sa Pa, Bắc Hà xây dựng thử nghiệm và cho kết quả tốt.

Diện tích hiện có (ha) Diện tích đề xuất (ha) Huyện

Cây thảo quả Cây tam thất Cây thảo quả Cây tam thất

Bát Xát 2.327 225 9.827 7.354 Sa Pa 1.851 723 10.254 6.127 Văn Bàn 518 - 8.615 9.200 Bắc Hà 288 956 3.112 10.375 Si Ma Cai 136 232 1.002 4.560 Mường Khương - 318 1.500 8.215 Bảo Thắng 155 - 800 1.000 Bảo Yên - - 2.135 1.500 Tổng 5.248 2.456 37.245 48.331

- Những vùng diện tích tương đối thích nghi (S2) đa phần có những hạn chế nhất định đối với điều kiện sinh thái cây dược liệu. Những nơi nằm trong khu vực này có thể phát triển cây dược liệu theo mô hình kết hợp cây dược liệu - cây công nghiệp, cây dược liệu - rừng trồng. Những vùng ít thích nghi và không thích nghi, chủ yếu là vùng thấp, vùng đồng bằng, thung lũng. Vùng này, không thuận lợi để trồng các cây dược liệu nhưng rất phù hợp cho các cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Trong quá trình quy hoạch vùng chuyên canh dược liệu cần phải chú ý đến các giải pháp phát triển bền vững. Việc mở rộng diện tích phải gắn với cơ sở thu mua, bảo quản chế biến dược liệu. Tỉnh phải có chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vốn, hướng dẫn kĩ thuật đối với bà con nông dân. Đặc biệt, phát triển cây dược liệu phải đi kèm với các biện pháp phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu và đánh giá điều kiện khí hậu tỉnh Lào Cai nhằm phát triển một số cây dược liệu là một vấn đề khá mới và thú vị. Nó có thể giúp nhà nghiên cứu có những gợi ý, định hướng có tính ứng dụng trong thực

tiễn. Trên cơ sở những nội dung mà đề tài đã nghiên cứu, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)