Đặc điểm sinh thái cây tam thất

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 65 - 69)

II Đất đang dùng vào lâm nghiệp 205.071 32,

1. ĐẶC DIỂM SINH THÁI CÁC CÂY DƯỢC LIỆU

1.2. Đặc điểm sinh thái cây tam thất

Tam thất là cây thân thảo, sống lâu năm. Cây cao khoảng 30 - 60cm, thân mọc thẳng, màu tím tía, có các rãnh dọc. Rễ củ hình con quay, mỗi cây cho từ 1 - 2 củ. Lá kép kiểu bàn tay xoè, mọc vòng từ 3 - 4 lá một. Cuống lá dài 3 - 6cm, mỗi cuống lá mang từ 3 đến 7 lá chép hình mác dài. Các gân lá mọc nhiều lông cứng, màu trắng, mặt lá màu xanh sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, mép lá có răng cưa nhỏ. Cây mọc một năm chỉ ra một lá kép, cây 2 tuổi trở lên thì có 2 - 6 lá kép mọc vòng xung quanh ngọn cây [54].

Cây có hoa khoảng tháng 6, tháng 7. Hoa tự hình tán mọc đầu ngọn cây, gồm nhiều hoa đơn. Cuống hoa trơn bóng không có lông. Hoa lưỡng tính cùng lẫn với hoa đơn tính, có 5 cánh màu xanh, phần lớn là 2 tâm bì. Quả chín vào khoảng tháng 10, tháng 11. Quả mọng lúc chín màu đỏ. Mỗi quả có từ 1 - 3 hạt hình cầu, vỏ trắng. Cây có một rễ chính phình thành củ và có những rễ phụ. Trên mặt củ có nhiều vết sẹo do thân củ để lại sau mỗi mùa đông. Cây chỉ có một thân mang một chùm lá cố định, sống qua suốt năm và từ tháng 12 đến tháng 1 tàn lụi, sau đó cây lại mọc ra thân mới [54].

Tam thất trồng từ 3 đến 7 năm mới thu hoạch rễ củ để làm thuốc. Rễ củ tam thất vị đắng ngọt có tác dụng bổ huyết, cầm máu, giảm đau, tiêu ứ huyết. Theo Dược điển Việt Nam, tam thất dùng trị thổ huyết, băng huyết, rong kinh, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu, lưu huyết, tan ứ huyết, sưng tấy, thiếu máu nặng, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ [43].

Theo tài liệu nước ngoài, tam thất có tác dụng giúp lưu thông tuần - Tên khoa học: Panax pseudo - ginseng wall

- Tên tiếng nước ngoài: False ginseng

- Tên địa phương: Sâm tam thất, thổ sâm, kim bất hoán, điền thất

miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, chống viêm tấy giảm đau. Gần đây, tam thất được dùng trong một số trường hợp ung thư (máu, phổi, vòm họng, tiền liệt tuyến, tử cung) với những kết quả rất đáng khích lệ. Một số tr ường hợp bị huyết áp thấp do thiếu máu nặng cũng có thể dùng tam thất.

Tam thất có nguồn gốc từ Trung Quốc. Các tỉnh trồng và sản xuất nhiều tam thất là Vân Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Giang Tây và khu tự trị Choang tỉnh Quảng Tây. Ở Việt Nam tam thất được di thực và trồng vào những năm 1960 - 1970 tại các vùng núi cao trên 1200m thuộc huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang), Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Sa Pa (tỉnh Lào Cai). Hiện tại, tam thất còn đang được trồng thử nghiệm tại các tỉnh Cao Bằng, Lai Châu và Lâm Đồng.

Về điều kiện sinh thái, tam thất là cây ưa khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm từ 15 - 180C, lượng mưa thích nghi từ 1600 - 2500mm/năm, độ ẩm không khí từ 80 - 90%, độ cao từ 800 - 1500m so với mực nước biển [3]. Các điều kiện sinh thái giới hạn của cây tam thất được các tác giả nghiên cứu và công bố trong các tài liệu liên quan có sự khác nhau do đặc điểm địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng của các khu vực khác nhau. Thực tế, tam thất là cây có biên độ sinh thái thích nghi hẹp, nhưng có khả năng chịu đựng trong những điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

- Nhiệt độ:

Theo các tài liệu nghiên cứu, điều kiện nhiệt độ thích nghi nhất đối với tam thất là từ 15 - 180C, nhiệt độ cao nhất cây có thể thích ứng là 33 - 340C, nhiệt độ thấp nhất là 2 - 30C. Vào thời kì mùa đông nhiệt độ có thể xuống đến dưới 00C nhưng phần rễ cây vẫn tồn tại [3], [43].

Theo W. Tang và A.Y. Leung, ở điều kiện nhiệt độ thích nghi tam thất sẽ cho hàm lượng Saponin cao nhất (khoảng 12 - 14%). Những nơi có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn 100C hoặc cao hơn 22,50C cây vẫn phát triển nhưng củ nhỏ, hàm lượng Saponin đạt dưới 4,42% [3]. Kết quả trồng thử nghiệm tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây ôn đới (viện Khoa

học Kĩ thuật lâm nghiệp miền núi phía Bắc) cũng cho tương tự. Tại Sa Pa nhiệt độ trung bình năm khoảng 15,20C tam thất phát triển tốt, củ to hàm lượng Saponin và Ginsenosid đạt gần 16,3%. Tại đỉnh đèo Hoàng Liên (2650m), lượng mưa ẩm khá giống với Sa Pa nhưng nhiệt độ khá thấp trung bình năm khoảng 8,60C, cây tam thất vẫn phát triển bình thường nhưng hàm lượng sơ nhiều, hàm lượng Saponin và Ginsenosid chỉ đạt 5%/kg củ [82].

Biến trình nhiệt độ năm có mùa đông lạnh kéo dài như ở miền núi phía Bắc nước ta là khá thích nghi, vì tam thất vào thời kì mùa đông cây tài lụi để tích luỹ tinh dầu cho rễ và củ, lá cây rụng, vào mùa xuân cây lại mọc ra thân mới. Độ dài mùa lạnh thích nghi nhất kéo dài 3 - 5 tháng. Mùa hè, cũng là thời gian cây ra hoa, thụ phấn nên nhiệt độ cao hơn là hoàn toàn thích nghi.

- Lượng mưa:

Tam thất cũng là cây ưu ẩm. Tuy nhiên, so với thảo quả nhu cầu mưa ẩm của tam thất thấp hơn và chỉ thích nghi ở mức độ thích nghi. Mưa nhiều quá sẽ làm cây bị thối gốc, lá bị vàng úa, hàm lượng tinh dầu thấp. Đặc biệt, vào thời kì cây lụi, chuẩn bị thu hoạch nếu gặp mưa nhiều và liên tục có thể làm củ bị thối, chất lượng củ giảm rõ rệt. Ngược lại, mưa quá ít cây cũng không phát triển, lá cây nhỏ bị xoăn lại, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây [54].

Thực tế cho thấy, lượng mưa thích nghi nhất để tam thất phát triển tốt nhất dao động từ 1800 - 2500 mm/năm, độ ẩm tương đối từ 80 - 90 %. Ngoài ngưỡng trên cây phát triển kém, không thích hợp.

Theo GS. Vũ Văn Chuyên, ở điều kiện lượng mưa thấp hơn 1500 mm /năm nhưng phải duy trì độ ẩm tương đối dưới tán rừng trên 80% tam thất vẫn có thể phát triển tốt. ở những vùng có lượng mưa quá lớn nên mở tán rừng, tăng cường độ chiếu sáng từ 38 - 45% [9].

nhất để cây phát triển là thời kì cây nẩy mầm, tách nhánh và thời kì chuẩn bị ra hoa. Thời kì này cũng trùng vào đầu mùa mưa ở miền Bắc nước ta. Mùa khô kéo dài từ 2 - 3 tháng là thích nghi nhất. Đây cũng là thời gian thích nghi để rễ và củ tích tụ tinh dầu chuẩn bị cho thời kì thu hoạch (Bảng 22).

Bng 22: Bảng đánh giá chuẩn mức độ thích nghi sinh thái của điều kiện khí hậu đối với cây tam thất Cấp thích nghi Rất thích nghi Tương đối thích nghi Không thích nghi Điều kiện khí hậu hiệu Giá trị Đơn vị Giải thích S1 S2 N I > 22 Nóng + II 18 - 22 ấm - mát + III 14 - 18 Hơi lạnh + IV 10 - 14 Lạnh + Nhiệt độ trung bình năm V < 10 0C Rất lạnh + A > 2500 Nhiều + B 1800 - 2500 Hơi nhiều + C 1400 - 1800 Trung bình + Lượng mưa trung bình năm D < 1400 mm/ năm Ít + 1 < 3 Ngắn + 2 3 - 5 Trung bình + 3 5 - 7 Dài + Độ dài mùa lạnh 4 > 7 Số tháng lạnh Rất dài + a <3 Ngắn + b 3 - 4 Trung bình + Độ dài mùa khô c ≥ 5 Số tháng khô Dài + (Nguồn: Tổng hợp từ [3], [6], [36], [54]) - Ánh sáng:

Giống như cây thảo quả, tam thất là cây ưa bóng râm, quang hợp dưới ánh sáng tán xạ. Độ chiếu sáng thích nghi nhất là 30%, độ che tối 70%. Trước đây, khi trồng tam thất người ta thường sử dụng các dàn che. Ngày nay, người ta đã thay đổi phương thức canh tác bằng cách trồng tam thất

dưới các tán rừng. Bằng cách này đã mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, vừa có sản phẩm là rừng, vừa có sản phẩm là tam thất.

Mặc dù quang hợp chủ yếu dưới ánh sáng tán xạ nhưng nhu cầu về thời gian chiếu sáng khá lớn. Số giờ nắng thích nghi trung bình năm khoảng 1400 - 1600 giờ. Số giờ nắng quá ít, thân cây sẽ bị dớt, lá dài hơn bình thường, chất lượng củ giảm mạnh. Số giờ nắng quá cao làm cho khả năng quang hợp tán xạ giảm, ảnh hưởng đến thân cây và chất lượng củ.

- Điều kiện khác:

Ngoài các nhân tố khí hậu nêu trên, tam thất khá nhậy cảm với các điều kiện thời tiết đặc biệt. Hiện tượng sương muối làm cho cây bị vàng và rụng lá, nếu kéo dài trên 10 ngày cây sẽ lụi dần và chết. Cành và thân cây khá mềm và dễ gãy nên không chịu được gió mạnh và mưa đá. Ngược lại, tam thất cũng có sức chống chịu khá tốt với diễn biến đột ngột của điều kiện nhiệt độ. Hiện tượng nhiệt độ xuống thấp trong vài ngày (thậm trí dưới 00C) hoặc hiện tượng gió khô nóng cây có khả năng chịu đựng khá tốt [36].

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 65 - 69)