Huyện Si Ma Cai 234,02 27,72

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 25 - 28)

Tổng 6360,76 586,120 92

(Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai, 2007)

Điều kiện tự nhiên tỉnh Lào Cai có nhiều nét đặc sắc. Địa hình có sự phân hoá rõ nét, mang sắc thái của địa hình miền núi, có núi cao trên 3000m, có đồi thấp và có cả thung lũng. Do địa hình phức tạp, nhất là miền núi cao nên Lào Cai có khí hậu đa dạng, phân hoá theo mùa và khác biệt giữa các vùng.

Hệ thống sông ngòi khá phong phú. Trên địa bàn tỉnh có hai hệ thống sông lớn là sông Hồng và sông Chảy. Đất đai phân hoá với nhiều nhóm đất khác nhau từ đất phù sa, đất ferarit đỏ vàng, đất xói mòn trơ sỏi đá. Diện tích đất có khả năng khai thác nông nghiệp khoảng 73,4 nghìn ha, đất lâm nghiệp 105,1 nghìn ha, đất chuyên dùng 9,4 nghìn ha. Tài nguyên sinh vật đa dạng với 207 nghìn ha rừng tự nhiên, số lượng loài động thực vật khá phong phú [16, 49].

Về dân cư và nguồn lao động, năm 2007 dân số Lào Cai khoảng trên 586 nghìn người và số người trong độ tuổi lao động khoảng 296 nghìn người. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm từ 25,6‰ năm 1989, xuống 24,7‰ năm 1999 và còn 21,0‰ năm 2007. Kết cấu dân số trẻ, độ tuổi từ 0 - 14 chiếm 52,4% dân số. Thành phần dân tộc khá phức tạp với 27 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó người kinh chiếm 33,8%, các dân tộc ít người chiếm đến 66,2% dân số toàn tỉnh [16].

Về tình hình kinh tế - xã hội, trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai đã có bước chuyển mới: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2000 - 2007 đạt trên 6%/năm. Năm 2007, tổng sản lượng lương thực đạt 183,7 ngàn tấn, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 410 tỉ đồng [16]. Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng nhanh, đặc biệt là hoạt động du lịch và hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Tuy nhiên, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, mặc dù đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ song ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao (trên 40% cơ cấu GDP), cơ cấu ngành phát triển chưa ổn định (Hình 5). Hình thức canh tác

nông nghiệp còn lạc hậu. Nhiều vùng, nhất là những vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số bà con còn tồn tại hình thức du canh, chặt phá rừng, đốt nương làm rãy. Việc đưa những tiến bộ khoa học kĩ thuật, định hướng phát triển nông

nghiệp theo hướng hàng hoá, thâm canh, bền vững là việc làm cần thiết và cấp bách đối với ngành nông nghiệp của tỉnh.

0%20% 20% 40% 60% 80% 100% 1997 1999 2001 2003 2005 2007

N«ng, l©m, ng− nghiÖp C«ng nghiÖp, x©y dùng DÞch vô

2.2. Hiện trạng sử dụng đất

Đất đai là nguồn lực vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Đối với nông nghiệp, đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế. Theo số liệu thống kê, bình quân đất tự nhiên theo đầu người ở Lào Cai là 1.09 ha /người, cao gần gấp 3 so với bình quân cả nước (0,39ha/người). Diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều, khả năng mở rộng đất nông - lâm nghiệp là rất lớn.

Tuy nhiên, thực trạng sử dụng đất của các xã, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh cho thấy: diện tích nông nghiệp nhỏ, chiếm tỷ lệ thấp (11,54%). Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người chỉ đạt 0,125ha/người. Đa số các khu vực canh tác nằm rải rác, phân bố ở nhiều nơi, quy mô nhỏ. Điều kiện để mở mang đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng cây hàng năm gặp khó khăn, khi đa số diện tích đồi núi của các xã có địa hình dốc, thiếu nước tưới. Xu hướng mở rộng đất tập trung vào các loại cây dài ngày như cây ăn quả, cây đặc sản và cây rừng lấy gỗ (Bảng 2).

Hình 5: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Lào Cai giai đoạn (1997 - 2007).

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)