Các loại gió địa phương (gió Tây, gió Ô Quy Hồ, gió Than Uyên)

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 54 - 57)

II Đất đang dùng vào lâm nghiệp 205.071 32,

2.6.3.Các loại gió địa phương (gió Tây, gió Ô Quy Hồ, gió Than Uyên)

2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU TỈNH LÀO CA

2.6.3.Các loại gió địa phương (gió Tây, gió Ô Quy Hồ, gió Than Uyên)

a) Gió Tây (gió Lào)

Về mùa hè nhất là các tháng đầu hè có những ngày gió Tây khô nóng rất khác thường. Ở Lào Cai, gió Tây khô nóng xuất hiện do hiệu ứng Phơn của gió mùa mùa hạ khi vượt qua các dãy núi, đặc biệt là dãy núi cao Hoàng Liên Sơn, bị biến tính trở lên khô và nóng. Vào những ngày có gió Tây, ban ngày nắng gắt, ban đêm có sương muối xuất hiện. Nhiệt độ cao nhất có thể tới 37 - 39oC, thậm chí lên tới 40 - 41oC, độ ẩm tối thấp dưới 60%. Gió Tây càng mạnh thời tiết càng khắc nghiệt. Tuy nhiên, địa điểm những ngày gió Tây mạnh không nhiều. Nếu coi thời tiết khô nóng là ngày có nhiệt độ lúc 13h trên 340C, độ ẩm tương đối dưới 65% thì hàng năm Lào Cai có tới 5 - 30 ngày khô nóng ở vùng thấp, 1 - 5 ngày ở vùng giữa. Vùng cao trên 1000m hầu như không còn xuất hiện loại hình thời tiết này. Những nơi có gió Tây hoạt động mạnh nhất là Bảo Hà, TP. Lào Cai, Văn Bàn (Bảng 17).

Thời tiết gió Tây khô nóng ảnh hưởng xấu đến sinh lí và sinh thái cây trồng. Chính vì vậy việc tính toán thời vụ hợp lí làm sao tránh được thời tiết khô nóng trong giai đoạn quan trọng của cây trồng là một trong những biện pháp đảm bảo cho mùa màng ổn định, hạn chế những tồn thất có thể xảy ra.

Bng 17 : Số ngày khô nóng trung bình tại một sốđịa điểm ở Lào Cai (ngày) Tháng Địa điểm 3 4 5 6 7 8 9 Cả năm TP Lào Cai 0.0 0.3 5.3 2.7 4.5 3.6 0.6 17.0 Bảo Hà 0.1 1.3 7.1 6.1 6.9 4.4 2.6 29.5 Văn Bàn 0.0 0.2 0.6 0.0 0.0 0.0 0.0 0.8 (Nguồn: [47]) b) Gió Ô Quy Hồ

Gió Ô Quy Hồ thổi từ đèo Ô Quy Hồ tới Sa Pa và các vùng phụ cận trong thời kì từ mùa đông đến đầu mùa hạ. Đây là loại gió được hình thành trong điều kiện áp thấp Hoa Nam lấn xuống hoặc khối không khí xích đạo nhiệt đới ẩm ấn Độ Dương tràn lên. Hướng gió chủ đạo từ Tây Bắc đến Đ ông Nam, tốc độ thường dưới cấp 5, độ ẩm thấp nhất không quá 50% và biến thiên nhiệt độ trong 24h không dưới 40C.

Khác với gió Tây, gió Ô Quy Hồ thổi liên tiếp nhiều ngày và mạnh thường có giông kèm theo. Tốc độ gió cực đại có thể đạt tới 37m/s, độ ẩm tối thấp có thể tới 5% (25/3/1960) [2]. Gió Ô Quy Hồ xuất hiện trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 5, trung bình một năm có khoảng mười đợt. Vào giữa mùa đông, các đợt gió Ô Quy Hồ thưa thớt hơn nhưng mạnh hơn các tháng cuối mùa đông và đầu mùa hạ.

Bng 18: Một số đặc trưnggió Ô Quy Hồ qua các tháng ở Lào Cai

Tháng Đặc trưng 11 12 1 2 3 4 5 Tốc độ cực đại (m/s) 22 27 29 30 30 37 31 Sốđợt trung bình (đợt) 0.4 1.7 1.6 1.6 2.6 2.0 1.1 Sốđợt cao nhất (đợt) 2 4 4 3 4 4 3 Sốđợt thấp nhất (đợt) 0 0 0 0 1 0 0

Gió Ô Quy Hồ ảnh hưởng đáng kể đến cây đặc sản ưa lạnh vùng cao, đặc biệt là các cây dược liệu, các loại rau, hoa ôn đới. Vào tháng 2, gió khô làm cho hoa các cây rau ôn đới bị thui, khả năng đậu quả kém, nhiều quả lép. Gặp gió Ô Quy Hồ, khả năng sinh trưởng và chất lượng cây trồng bị giảm sút rõ rệt. Gió mạnh và khô hanh kéo dài còn có thể gây tai hoạ cháy rừng ở sườn phía Đông dãy Hoàng Liên Sơn.

c) Gió Than Uyên

Chắc hẳn chúng ta đều quen thuộc câu nói: “Ruồi vàng, bọ chó, gió Than Uyên”. Gió Than Uyên là một loại gió địa phương khá mạnh hình thành

ở hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu có liên quan mật thiết tới điều kiện địa hình. Cánh đồng Mường Than (Than Uyên) ở chân đèo Khau Cọ kẹp giữa hai khối núi cao Phanxipăng và PuLuông tạo thành một trung tâm “tiểu” áp thấp. Trong khi đó sườn phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn (khu vực Bảo Hà) khá thông thoáng, tiếp nhận hoàn lưu của nhiều hệ thống thời tiết dọc thung lũng sông Hồng. Tình trạng này tạo ra sự chênh lệch khí áp giữa hai bên sườn Đông và sườn Tây đèo Khau Cọ, nơi đây trở thành cửa ngõ duy nhất đón gió Đông của thung lũng Mường Than.

Gió Than Uyên có thể xuất hiện cả mùa hè lẫn mùa đông. Khi nó tràn về làm cho độ ẩm không khí giảm xuống chỉ còn 70 - 80%, thấp nhất trung bình là 50 - 60%. Nhiệt độ, khi có gió Than Uyên rất khác nhau, có khi tăng, có khi lại giảm, nó phụ thuộc vào từng thời kì. Vào các tháng giữa và cuối mùa đông nó làm tăng tính chất lạnh, nền nhiệt độ giảm 1 - 20C. Nhưng đến thời kì mùa hạ hoặc đầu mùa đông nhiệt độ không giảm, thậm chí còn tăng từ 0,3 - 0,50C (Bảng 19).

Gió Than Uyên mạnh thường kèm theo mưa, nhưng lượng mưa rất ít, không quá 15mm/ngày. Một đặc trưng nổi bật nữa của gió Than Uyên là tốc độ gió khá mạnh, đa phần có gió cấp 7 (từ 15 - 17m/s), những trận gió mạnh cấp 9 (trên 20m/s) cũng chiếm tần suất hơn 30%.

Bng 19: Những đặc trưng về thời tiết của gió Than Uyên Tháng Đặc trưng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ trung bình (0C) 12.5 13.2 18.3 20.6 22.0 24.4 24.6 25.4 23.9 20.0 18.0 13.5 Nhiệt độ cao nhất (0C) 17.5 18.3 24.6 26.4 27.0 28.8 29.5 29.3 28.0 25.6 23.7 29.4 Độẩm trung bình (%) 74 77 76 80 78 76 79 78 75 69 69 70 Độẩm thấp TB (%) 50 61 60 62 60 60 62 62 60 53 54 50 Độẩm thấp nhất (%) 26 32 33 36 30 26 43 46 37 29 15 22 Bốc hơi ngày (mm) 4.9 4.5 5.0 4.1 5.8 5.7 5.2 5.7 4.6 6.9 7.7 6.2 Lượng mây TQ (/10) 5.5 7.6 7.1 7.7 7.8 8.3 7.5 8.4 7.2 6.6 6.7 5.8 Mặc dù gió Than Uyên chỉ hoạt động trên một phạm vi hẹp (thung lũng Mường Than rộng 1200 ha) nhưng khu vực này là vựa lúa chính của tỉnh Lào Cai (nay là một phần của tỉnh Lai Châu), ngoài ra còn một số cây trồng có giá trị khác như cam, chuối, dứa, chè… Vì vậy, gió Than Uyên ít nhiều ảnh hưởng đến mùa màng sản xuất nông nghiệp tỉnh Lào Cai. Đặc biệt, gió Than Uyên xảy ra trong những ngày hè lại càng khó chịu, từng đợt không khí khô phả vào da thịt, cổ khát đắng, trong người cảm thấy mệt mỏi đôi khi chảy cả máu cam.

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 54 - 57)