Tình hình phát triển các cây dược liệu tại tỉnh Lào Ca

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 28 - 31)

II Đất đang dùng vào lâm nghiệp 205.071 32,

2.3. Tình hình phát triển các cây dược liệu tại tỉnh Lào Ca

Do điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi nên các cây dược liệu ở Lào Cai khá phong phú, với sự đa dạng về loài và họ. Trong đó, có nhiều loại cây quý hiếm đang nằm trong danh mục sách đỏ Việt Nam. Theo thống kê, hiện tại trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 229 loài cây dược liệu thuộc 79 họ thực vật, bao gồm chủ yếu thuộc các họ sau: họ nhân sâm (Araliaceae): 16 loài; họ cúc (Asteraceae): 28 loài; họ gừng (Zingiberaceae): 11 loài; họ hành (Liliaceae): 10 loài; họ hoa tán (Muraliaceae): 9 loài; họ cà phê (Rubiaceae): 7 loài [49].

Các cây dược liệu thường phân bố ở những vùng núi cao, có khí hậu mát mẻ. Tập trung nhiều nhất ở các huyện: Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai. Chỉ tính riêng ở Sa Pa đã có đến 216 loài thuộc 74 họ. Các loại cây thuốc có ý nghĩa rất quan trọng như: tam thất, đỗ trọng, đương quy, bạch

truật, hoàng bà, xuyên khung. Các loài có trữ lượng tự nhiên lớn gồm: chùa dù, thảo quả, ngải cứu núi, bình vôi, màng tang. Trên vùng núi Hoàng Liên Sơn (ở độ cao 2000m) xuất hiện những loài đặc biệt quý hiếm như: bẩy lá một hoa (Paris polyphyla), chi nhân sâm (Panax), nữ lang (Valeriana jatamasii), hoàng liên gai (Berberis wallichiana), hoàng liên chân gà (Coptis chinensis), thạch xương bồ (Acorus gramineus). Ở vùng núi Bắc Hà, Si Ma Cai chủ yếu gồm các loại cây như: tam thất, đỗ trọng, đương quy, ngũ gia bì, ô đầu, thổ phục linh.

Đa phần các cây dược liệu được khai thác tự nhiên làm dược liệu thương phẩm, bao gồm các cây thuốc được thu hái và chế biến thành dược liệu và được lưu hành trên thị trường. Hiện nay, các cây thuốc thuộc nhóm này không nhiều. Các loài được khai thác thường xuyên bao gồm: bình vôi (Stephania) - sản lượng đạt trên 200 tấn củ tươi /năm, ngũ gia bì chân chim (Schefflera) - 1500kg dược liệu khô/năm, ngũ gia bì gai (Acanthopanax trifoliatus) - 1000kg khô/năm, thổ phục linh (Smilax glabra) - 2000kg củ tươi /năm [49].

Những năm gần đây do nhận thức được vai trò và hiệu quả kinh tế của một số loại cây dược liệu, tỉnh Lào Cai đã chủ trương phát triển các cây dược liệu theo hướng hàng hoá bền vững. Trong đó chú trọng các cây có hiệu quả kinh tế cao, gần gũi với bà con miền núi, có hướng phát triển lâu dài. Các cây đã trồng mang lại hiệu quả cao như: thảo quả, đỗ trọng, đương quy, tam thất, actiso... trong số đó, đặc biệt là cây thảo quả.

Thảo quả là cây không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con xoá đói giảm nghèo mà còn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên rừng. Những năm gần đây, diện tích và sản lượng thảo quả trên địa bàn tỉnh Lào Cai không ngừng tăng nhanh. Chỉ tính riêng huyện Bát Xát diện tích thảo quả năm 2007 là 2326 ha (tăng gần 500 ha so với năm 2000), sản lượng đạt 1425 tấn. Các huyện Sa Pa, Văn Bàn, Bảo

Thắng có diện tích tương đối lớn. Tại Bắc Hà, Si Ma Cai đang trồng thí điểm và cho kết quả khả quan.

Bng 3: Diện tích và sản lượng thảo quả phân theo các huyện của tỉnh Lào Cai năm 2000 và 2007 Năm 2000 Năm 2007 Huyện Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Bát Xát 1863.0 932.7 2326.5 1425.0 Sa Pa 1325.7 711.2 1851.2 912.4 Văn Bàn 365.7 141.5 518.3 226.7 Bảo Thắng 124.3 96.4 154.8 96.1 Bắc Hà 111.0 - 288.2 103.7 Si Ma Cai - - 135.7 37.8 Toàn tỉnh 3789.7 1881.8 5247.7 8201.7 (Nguồn: [52])

Trong đề án chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2005 - 2010 của tỉnh Lào Cai đã nêu rõ: “... tận dụng thế mạnh của một tỉnh miền núi có điều kiện tự nhiên đa dạng, tỉnh cần chú trọng phát triển các loại cây trồng có nguồn gốc ôn đới, cận nhiệt, các cây dược liệu quý hiếm...” [51]. Thực tế, những năm gần đây Chi cục Khuyến nông của tỉnh đã có rất nhiều chương trình, đề án hỗ trợ bà con ở các huyện Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà phát triển mở rộng diện tích các cây dược liệu. Công ty dược phẩm Traphaco cũng mở các phân xưởng thu mua dược liệu tại Sa Pa và Bắc Hà. So với các sản phẩm nông nghiệp khác, sản phẩm dược liệu được thu mua với giá cao và ổn định.

Như vậy, với điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết hợp với chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh, phát triển các cây dược liệu sẽ là một thế mạnh lớn của tỉnh trong tương lai. Đồng thời, đây cũng là giải pháp tốt giải quyết bài toán xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào miền núi.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)