Đặc điểm sinh thái cây thảo quả

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 60 - 65)

II Đất đang dùng vào lâm nghiệp 205.071 32,

1.1.Đặc điểm sinh thái cây thảo quả

1. ĐẶC DIỂM SINH THÁI CÁC CÂY DƯỢC LIỆU

1.1.Đặc điểm sinh thái cây thảo quả

Thảo quả là một loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 2 - 3m. Thân rễ cây to khoẻ, có màu hồng, thắt khúc hình bầu, đường kính từ 2,5 - 4cm. Lá cây mọc so le, có cuống ngắn hình dải dài từ 50 - 70cm, rộng 10 - 15cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên lá có màu lục sẫm, mặt dưới màu nhạt; bẹ lá có các khía dọc dài. Hoa thảo quả là một bông dài 13 - 20cm, mọc từ gốc của thân, hoa rất nhiều mọc sít nhau, cuống cụm hoa và hoa có màu dỏ nhạt. Quả có dạng hình trứng, đường kính từ 2 - 2,5cm, khi chín có màu đỏ sẫm, chứa nhiều hạt có áo ép vào nhau, rất thơm [3].

Theo sách “Âm thiện chính yếu” và các tài liệu y học khác thảo quả là

một cây dược liệu quý, vị cay, tính ôn, không độc. Thảo quả có tác dụng chủ trị các chứng tì vị hàn thấp, sốt rét, khử hàn, trừ đờm, hoá tích, giải độc. Trong y học cổ truyền thảo quả là thuốc chữa đau bụng, đầy chướng, nấc cụt, nôn oẹ, tiêu chảy, sốt cao, đại tiện ra máu, đờm ẩm tích tụ, hôi miệng,…[3]. Kết quả nghiên cứu dược lí hiện đại (thí nghiệm guinea - pig) với nước sắc 0,25 - 0,75% của thảo quả có tác dụng hưng phấn ruột cô lập của súc vật. Ứng dụng lâm sàng trị các chứng tức ngực, đau bụng đầy hơi do hàn thấp tích trệ, trị rối loạn tiêu hoá do ăn uống không tiêu [54].

- Tên khoa học: Amomum aromaticum

- Tên tiếng nước ngoài: Bengal cardamom,

Nepal cardamom (tiếng Anh); cardamone tsao (tiếng Pháp)

- Tên địa phương: đò ho, thảo đậu khấu, mác hấu

Ngoài tính năng làm thuốc, thảo quả còn là một cây hương liệu rất có giá trị. Với đặc tính rất thơm, có vị cay nhẹ, hạt thảo quả dùng để gói bánh, tạo hương liệu thực phẩm, đồ uống, nước dùng… rất thơm ngon và có lợi cho sức khoẻ.

Thảo quả có nguồn gốc ở vùng cận Himalaya. Phạm vi sinh thái và phân bố của thảo quả khá hẹp chủ yếu ở vùng Đông Bắc ấn Độ, Nêpan, Tây Nam Trung Quốc và vùng núi phía Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, theo đồng bào người H’Mông và Dao ở tỉnh Lào Cai, thảo quả vốn mọc tự nhiên trên các vùng rừng nguyên sinh thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn [25]. Tuy nhiên cây cũng được trồng từ lâu đời, vì quả của nó được coi là một sản vật quý, có thể dùng để trao đổi hàng hoá và bán được nhiều tiền. Hiện nay, thảo quả được trồng nhiều ở huyện Bát Xát, Sa Pa, Văn Bàn, Mường Khương, Bắc Hà (tỉnh Lào Cai); Phong Thổ, Sìn Hồ (tỉnh Lai Châu); Quản Bạ, Vị Xuyên (tỉnh Hà Giang). Một số tỉnh khác đã đưa vào trồng thử nghiệm nhưng không thích nghi, cây sinh trưởng kém và không cho quả.

Thảo quả là cây thường xanh quanh năm, đặc biệt ưa bóng và ưa ẩm. Điều kiện sinh thái quan trọng nhất là phải trồng dưới tán rừng, ở độ cao từ 1600 - 2200m, nơi thường xuyên có mây mù, ẩm ướt và nhiệt độ trung bình năm khá thấp [36]. Các điều kiện sinh thái giới hạn để thảo quả phát triển được các tác giả nghiên cứu và thử nghiệm với kết quả như sau:

- Nhiệt độ:

Thảo quả có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt, thích nghi với điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 12,5 - 180C. Ở điều kiện nhiệt độ thấp (dưới 100C) hoặc cao (trên 220C) cây bắt đầu kém phát triển và không còn thích nghi nữa [3]. Theo kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây ôn đới (Viện Khoa học Kĩ thuật lâm nghiệp miền núi phía Bắc) ở điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 12,80C (đèo Hoàng Liên Sơn) đến 15,30C (Sa Pa và Sìn Hồ) thảo quả cho năng suất cao nhất và chất lượng quả tốt nhất. Ở nhiệt độ

100C (trạm Hoàng Liên, 2600m) và 22,60C (Phú Nhuận) thảo quả bắt đầu kém phát triển, thân cây ngắn, lá màu vàng, quả nhỏ và nép [82].

Theo Lê Văn Thành (Phòng Nghiên cứu tài nguyên thực vật rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp) thì trong thời kì thảo quả ra hoa (cuối tháng 4, đầu tháng 5) nếu nhiệt độ không khí thường xuyên cao hơn 27,50C hoa thụ phấn rất kém và ở 320C hoa bắt đầu héo, không thể thụ phấn và rụng. Trong thời kì quả chín (tháng 10) nếu nhiệt độ không khí quá cao sẽ làm cho quả chín ép, nhiều hạt nép và không có mùi thơm [54].

Độ dài mùa lạnh thích nghi nhất đối với thảo quả kéo dài từ 5 - 7 tháng. Thời kì lạnh kéo dài quá cũng không tốt, đặc biệt vào thời kì cây ra hoa kết quả nhiệt độ thấp sẽ làm giảm khả năng thụ phấn. Biên độ nhiệt độ ngày thích nghi nhất đối với thảo quả là từ 5 - 80C. Biên độ nhiệt ngày trên 100C sẽ không thích nghi cho cây phát triển [36].

- Độẩm:

Thảo quả là cây đặc biệt ưa ẩm, lượng mưa trên 2000mm/năm, độ ẩm không khí trong rừng từ 85% đến bão hoà, độ dài mùa khô không quá 2 tháng [3].

Theo Nguyễn Xuân Dũng (Viện Nghiên cứu dược liệu), lượng mưa có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thảo quả. Lượng mưa thích nghi nhất là từ 2000 - 3000mm/năm. Mưa trên 3000mm/năm, hoặc dưới 2000mm/năm sẽ ảnh hưởng đến số lượng quả và chất lượng tinh dầu [6], (Bảng 20).

Bng 20:Ảnh hưởng của lượng mưa đến chất lượng tinh dầu cây thảo quả

Chất lượng tinh dầu thảo quả Lượng mưa (mm/năm) Số quả/chùm Cineol (%) Undecanal (%) Citral B (%) Terpineol (%) 1500-2000 12 - 20 28.34 15.40 8.62 3.09 2000-2500 15 - 30 30.05 17.02 10.49 4.25 2500-3000 20 - 45 30.61 17.33 10.57 4.34 >3000 20 -45 30.59 17.34 9.35 4.15

Mặc dù nhu cầu mưa ẩm rất lớn, nhưng có thời kì thảo quả cần lượng mưa thấp, đặc biệt là thời kì hoa nở rộ. Trong thời kì hoa nở (kéo dài 15 - 20 này) nếu gặp mưa thường xuyên cánh hoa bị thối, khả năng thụ phấn kém, cây ít quả. Tuy nhiên, mùa hoa thường vào tháng 7 trùng vào tháng có lượng mưa lớn nên ít nhiều ảnh hưởng đến số lượng quả. Theo thống kê vào tháng 7/2001 tại rừng Suối Lạnh (Bản Khoang, Sa Pa) do mưa muộn nên số lượng quả tăng từ 10 - 15 quả/chùm, trung bình các cây có từ 20 - 45 quả/ chùm, cá biệt có những chùm có gần 60 quả [3].

Trong thời kì quả chín và thu hoạch lượng mưa cũng không cần quá lớn. Mưa nhiều làm cho quả dễ thối vỏ, hạt màu thâm, giảm mùi thơm và hàm lượng tinh dầu. Các thời kì sinh trường khác nhu cầu mưa ẩm sẽ cao hơn. Thời kì ươm hạt hoặc gieo mầm rất cần ẩm, lượng mưa trung bình tháng phải trên 120mm/tháng, độ ẩm không khí đạt gần mức bão hoà.

- Ánh sáng:

Thảo quả là cây bóng râm, quang hợp dưới ánh sáng tán xạ, không chịu được ánh sáng trực tiếp. Độ chiếu sáng thích nghi nhất từ 10 - 30%, độ che bóng 70 - 90%. Vì vậy, khác với các cây trồng khác, thảo quả phải được trồng dưới tán rừng. Một số nơi trồng thí điểm thảo quả ở vùng đồi trống, mặc dù nhiệt độ và độ ẩm khá thích nghi nhưng thân cây ngắn, lá nhỏ, không ra hoa, vào mùa hè gặp nắng gắt cây sẽ héo và chết. Tán rừng thích nghi nhất là rừng nguyên sinh hoặc rừng trồng có độ che phủ trên 70%. Trong rừng bao gồm chủ yếu là cây thân gỗ, các cây cỏ, thân thảo được phát sạch [36].

Khả năng quang hợp tán xạ nhưng nhu cầu về thời gian chiếu sáng khá lớn. Số giờ nắng thích nghi trung bình năm khoảng 1400 - 1600 giờ. Số giờ nắng quá ít, thân cây sẽ bị dớt, lá dài, ít quả, hàm lượng tinh dầu giảm. Ngược lại, số giờ nắng quá cao làm cho khả năng quang hợp tán xạ giảm, ảnh hưởng đến thân cây và chất lượng quả.

- Điều kiện khác:

Nhiệt độ, độ ẩm và độ che bóng là những điều kiện quyết định đến điều kiện sinh thái của thảo quả. Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết đặc biệt, gió, khí áp, độ cao địa hình cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của thảo quả.

Điều kiện hạn chế nhất đối với thảo quả là sương muối và tuyết. Sương muối và tuyết làm cho cây bị đỏ lá, rụng quả, làm chậm quá trình sinh trưởng, giảm hiệu quả kinh tế. Các hiện tượng gió Tây khô nóng, gió địa phương làm cây bị táp lá, hoa bị héo không có khả năng thụ phấn. Địa hình thung lũng, gió mạnh, độ dốc sườn cao cũng không thuận lợi cho thảo quả phát triển (Bảng 21).

Bng 21: Bảng đánh giá chuẩn mức độ thích nghi sinh thái của điều kiện khí hậu đối với cây thảo quả Cấp thích nghi Rất thích nghi Tương đối thích nghi Không thích nghi Điều kiện khí hậu hiệu Giá trị Đơn vị Giải thích S1 S2 N I > 22 Nóng + II 18 - 22 ấm - mát + III 12 - 18 Hơi lạnh + IV 10 - 12 Lạnh + Nhiệt độ trung bình năm V < 10 0C Rất lạnh + A > 2500 Nhiều + B 2000 - 2500 Hơi nhiều + Lượng mưa trung bình năm C < 2000 mm/ năm Trung bình + 1 < 3 Ngắn + 2 3 - 5 Trung bình + 3 5 - 7 Dài + Độ dài mùa lạnh 4 > 7 Số tháng lạnh Rất dài + a <3 Ngắn + b 3 - 4 Trung bình + Độ dài mùa khô c 5 Số tháng khô Dài + (Nguồn: Tổng hợp từ [3], [6], [36], [54])

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 60 - 65)