Lớp phủ thổ nhưỡng Thực vật

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 37 - 39)

II Đất đang dùng vào lâm nghiệp 205.071 32,

1.3.3. Lớp phủ thổ nhưỡng Thực vật

Phù hợp với các điều kiện về địa chất, địa hình, khí hậu thuỷ văn, thổ nhưỡng và thực vật cũng có nhiều nét đặc trưng khác biệt với các nơi khác.

Lớp phủ thổ nhưỡng ở Lào Cai có thể phân chia thành 3 vành đai sau:

- Vành đai núi thấp dưới 400m: phần lớn đai này nằm dọc theo thung

lũng sông Hồng, sông Chảy, sông Nậm Mu. Đất mang tính chất nhiệt đới (điển hình là quá trình feralít) có màu vàng hoặc vàng đỏ, tầng dày, thành phần cơ giới nặng. Các loại đất này thích nghi cho cây công nghiệp dài ngày hoặc cây ăn quả như: cam, quýt, mít, dứa… Đất thung lũng ven sông, suối hoặc trên bậc thềm phù sa có thành phần cơ giới nhẹ, có khả năng trồng hoa màu, cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vành đai đồi núi từ 400 - 900m: đất ở đây mang tính chất trung gian

giữa đất nhiệt đới và đất ôn đới ẩm. Địa hình phân cắt mạnh, sườn dốc, khe sâu, thung lũng hẹp nên ở đây chỉ có khả năng sản xuất nông nghiệp trên phần diện tích rất hạn chế.

- Vành đai trên 900m: đất mang tính chất cận nhiệt hoặc ôn đới, quá trình feralít yếu, quá trình alít mùn hoá mạnh, tầng đất mỏng, tầng mùn dày lẫn nhiều đá, thành phần cơ giới nhẹ, ít có khả năng sản xuất nông nghiệp [28].

Thực vật ở Lào Cai có đặc trưng là nhiều dải rừng lớn với nhiều loại gỗ quý. Hiện nay rừng bị tàn phá nặng nề chỉ còn khoảng 287 nghìn ha rừng tự nhiên, 40,3 nghìn ha rừng trồng. Tương ứng với 3 vành đai thổ nhưỡng có thể phân biệt 3 khu vực rừng sau:

- Khu vực đồi núi thấp dưới 600m: có kiểu rừng nhiệt đới mưa thường

xanh. Các cây chủ yếu: chò chỉ, phay, sâng sui, dâu, sấu, trám, vầu, giang, nứa. Trên núi đá vôi có các loại gỗ quý như: lát, đinh, trai, nghiến. Những năm trước đây nhiều nơi rừng cho sản lượng cao, nhưng gần đây rừng bị

chặt nhiều trở lên kiệt quệ, nhất là ở hai bên bờ sông Hồng và dọc các bờ suối chỉ còn lại các dây leo, bụi rậm và một số vạt rừng thứ sinh thưa thớt. Nơi đây còn có rừng xa van gồm cỏ tranh và cây bụi.

- Khu vực núi trung bình từ 600m đến dưới 1000m: là rừng hỗn hợp

cây lá rộng và cây lá kim ẩm á nhiệt đới núi cao, với đặc điểm là rừng thưa ít rậm rạp hơn. Rừng bị tàn phá mạnh nhất là ở khu vực Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Văn Bàn. Trong khu vực này, rừng còn lại chủ yếu là rừng thứ sinh với các loại tre, trúc, sồi, dẻ, thông, bách tán.

- Khu vực núi có độ cao trên 1000m: là rừng kín thường xanh á nhiệt

đới, rừng có đặc điểm là thưa, ít tầng, hệ thực vật lá kim phát triển mạnh, với các loài: sồi, dẻ, thông, kim giao, đỗ quyên, samu. Đặc biệt pơmu là loại cây lá kim có giá trị, có độ cao đến 30 - 40m, gỗ thơm, không bị mối mọt. Do rừng bị tàn phá nặng nề nên ngày nay pơmu cũng rất hiếm.

Càng lên cao, đặc biệt từ 2400m - 2600m trở lên, thực vật càng có nhiều nét đặc sắc, một phần do khí hậu mang tính chất ôn đới, một phần cũng do tầng đất mỏng lẫn nhiều đá. Cây thấp đi một cách rõ rệt, ít khi cao quá 5 - 6m và có đường kính 20cm. Ở vành đai này phát triển các cây lá kim ôn đới như thiết sam, bạch dương, thích, sầm thu,… Do khí hậu ẩm ướt nên rêu, địa y phủ kín cả thân, cành cây. Đặc biệt, có những cánh rừng thiết sam cổ, cây mọc cheo leo trên sườn núi, thân hình vặn vẹo, khẳng khiu lại có lớp rêu và địa y bao bọc như khoác một tấm áo lông được gọi là rừng rêu. Lên cao khoảng 3000m (đỉnh Panxipăng) thì thành phần chủ yếu của thực vật là trúc lùn, tạo thành một thảm dày 20 - 30cm [82].

Ở các vùng cao như Sa Pa, Bắc Hà có thể phát triển nhiều loại cây dược liệu quý: huyền sâm, tam thất, xuyên khung, dương quy, ngũ bì, đẳng sâm, thục quyên, đỗ trọng, hoàng bá. Đặc biệt, Sa Pa đã trở thành trung tâm sản xuất các giống cây, hoa và các nông sản ôn đới.

Tóm lại, lớp phủ thực vật và thổ nhưỡng ở Lào Cai khá là phong phú, đa dạng mang sắc thái rất riêng, nó được đặc trưng bởi sự phân hoá

theo đai cao rõ rệt.

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)