Mưa đá và giông

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 53 - 54)

II Đất đang dùng vào lâm nghiệp 205.071 32,

2.6.2.Mưa đá và giông

2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN KHÍ HẬU TỈNH LÀO CA

2.6.2.Mưa đá và giông

a) Mưa đá

Mưa đá là hiện tượng hạt mưa đóng thành băng rơi xuống mặt đất. Mưa đá có sức phá hoại rất lớn đối với cây trồng. Hạt mưa va đập mạnh, cành, lá và hoa quả bị hư hại rất nhiều. Đối với cây to và cây bụi, mưa đá làm cây bị tổn thương và yếu đi.

Ở Lào Cai mưa đá nhiều nhất là vào tháng 4 (57%) và tiếp đến là tháng 2, tháng 3 (10 - 20%). Mưa đá tồn tại trong khoảng thời gian ngắn, phần lớn kéo dài 5 - 10 phút. Thông thường hạt mưa đá chỉ bằng hạt ngô, quả nhãn. Trong số hơn một trăm trận mưa đá quan sát được ở Lào Cai thì đa số hạt mưa có đường kính từ 0,5 - 1cm, số ít có đường kính trên 2cm (19h53’ ngày 11 tháng 4 năm 1970 tại thành phố Lào Cai mưa đá có đường kính 5cm) [2].

b) Giông

Giông là hiện tượng phóng điện trong các đám mây vũ tích hoặc giữa các đám mây đó với mặt đất. Giông chủ yếu xảy ra trong mùa hạ liên quan đến sự phát triển mạnh mẽ của đối lưu nhiệt và nhiễu động khí quyển. Giông có thể gây tác động đối với cây trồng do gió mạnh, kèm theo mưa lớn khiến cho lá cây bị rách, cành bị gẫy, hoa và mầm non bị tổn hại. Bên cạnh đó giông cũng có lợi đối với mùa màng, vì trong nước mưa giông có chứa một lượng phân bón đáng kể do sự kết hợp từ Nitơ của không khí trong quá trình phóng điện tạo thành.

Hàng năm, Lào Cai có khoảng 70 - 100 ngày giông và diễn ra khá đồng đều trên toàn tỉnh. Hầu như tháng nào Lào Cai cũng có giông. Có năm ngay từ tháng 1 đã có tiếng sấm đầu mùa, nhưng đầu tháng 3 số ngày giông mới tăng lên đáng kể. Tháng 8 là tháng có số ngày giông nhiều nhất sau đó giảm dần đến tháng 11. Tuy nhiên, sang tháng 12 gặp điều kiện thuận lợi giông vẫn có khả năng xuất hiện (Bảng 16).

Bng 16: Số ngày giông trung bình tháng và năm tại một số địa điểm ở Lào Cai (ngày)

Tháng Địa điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm M. Khương 0.2 1.3 3.9 10.4 9.4 14.7 15.7 16.6 9.2 3.2 0.7 0.0 85.3 Si Ma Cai 0.0 1.0 4.0 9.3 12.0 9.8 13.0 13.8 6.0 2.0 0.2 0.0 71.1 Bắc Hà 0.1 1.1 4.3 9.9 10.6 13.9 14.6 14.6 8.0 2.8 0.7 0.0 80.6 TP Lào Cai 0.6 1.9 6.1 11.7 12.0 12.9 15.6 17.8 8.1 2.9 0.6 0.0 90.2 Sa Pa 0.6 2.5 5.5 13.8 12.9 14.0 14.4 15.8 7.6 2.9 0.6 0.2 90.8 Phố Ràng 0.0 1.0 5.0 11.0 8.0 8.0 10.5 12.0 13.5 4.0 0.5 0.0 74.0 Bảo Hà 0.3 1.3 5.4 12.0 11.4 14.4 15.4 17.4 9.2 3.6 0.4 0.0 90.6 (Nguồn: [47])

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 53 - 54)