CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 79 - 82)

II Đất đang dùng vào lâm nghiệp 205.071 32,

3. CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

3.1. Các chỉ tiêu đánh giá

Cây dược liệu nói riêng và cây trồng nói chung sống trong môi trường tự nhiên chịu tác động tổng hợp của nhiều nhân tố: khí hậu, đất đai, sinh vật, nguồn nước và con người. Mỗi nhân tố tác động đến đời sống cây trồng ở những mức độ khác nhau. Muốn xác định cơ cấu cây trồng thích hợp với những vùng lãnh thổ thì cần phải tiến hành đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai, nguồn nước, địa hình…), đồng thời phải xem xét đến các điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán canh tác, thị trường tiêu thụ sản phẩm, đường lối, chủ trương phát triển các loại cây trồng của địa phương.

Trong giới hạn của đề tài, tác giả chỉ đi sâu đánh giá một nhân tố tự nhiên đó là: sự tác động của điều kiện khí hậu đến một số cây dược liệu chính của tỉnh.

Đối với lãnh thổ tỉnh Lào Cai, tác giả đã lựa chọn các điều kiện sinh khí hậu làm cơ sở để tiến hành đánh giá. Đây là đơn vị phân loại được tổ hợp từ bốn yếu tố cơ bản của khí hậu là nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, độ dài mùa lạnh, độ dài mùa khô. Những chỉ tiêu này được phân chia theo các ngưỡng sinh thái chung của thực vật. Do đó, dùng cấp phân loại sinh khí hậu sẽ thuận lợi trong việc đánh giá mức độ thích nghi đối với cây trồng.

Căn cứ vào vai trò tác động của các yếu tố khí hậu ảnh hưởng đến điều kiện sinh thái của các cây dược liệu, tác giả lựa chọn hai nhóm chỉ tiêu khí hậu cơ bản dùng để đánh giá là:

- Nhóm chỉ tiêu chính (yếu tố chính): Bao gồm các yếu tố chủ đạo

ảnh hưởng đến cây dược liệu. Đây cũng là những yếu tố hình thành nên các đơn vị sinh khí hậu: nhiệt độ trung bình năm, lượng mưa trung bình năm, độ dài mùa lạnh, độ dài mùa khô.

- Nhóm chỉ tiêu khác (yếu tố phụ): Nhóm này bao gồm các yếu tố

giới hạn, các trị số trung bình đặc biệt của khí hậu ảnh hưởng đến các cây dược liệu như: độ cao địa hình, tổng số giờ nắng, tổng số ngày có sương muối, độ ẩm tương đối. Đây cũng là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các loại sinh khí hậu và là cơ sở xác định ranh giới phân bố của cây trồng.

3.2. Phương pháp đánh giá

Mỗi loại cây dược liệu có sự thích nghi với những điều kiện khí hậu khác nhau, vì vậy việc đánh giá được tiến hành với từng loại cây khác nhau. Trong quá trình đánh giá tác giả tuân thủ theo các bước sau:

* Bước 1: Nghiên cứu các yêu cầu sinh lí, sinh thái của mỗi loại cây dược liệu đối với các nhân tố khí hậu (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, biên độ nhiệt - ẩm, ánh sáng, gió, các hiện tượng thời tiết đặc biệt…). Sau đó lựa chọn những nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết định đối với từng loại cây, đưa ra các ngưỡng sinh thái để lập bảng tiêu chuẩn đánh giá.

* Bước 2: Tiến hành phân chia các yếu tố khí hậu tham gia đánh giá theo các ngưỡng phù hợp với 3 mức độ thích nghi của cây trồng:

+ Rất thích nghi tương ứng 2 điểm

+ Tương đối thích nghi tương ứng 1 điểm + Không thích nghi tương ứng 0 điểm

Để phân ra được 3 mức độ trên, tác giả đã dựa vào những cơ sở sau: - Căn cứ vào đặc điểm sinh lí, sinh thái của từng loại cây dược liệu: giới hạn tối ưu, giới hạn thích nghi, giới hạn tối đa, giới hạn tối thiểu. Càng xa biên độ tối ưu, càng bất lợi đối với cây trồng.

- Căn cứ vào đặc điểm chung và sự phân hoá điều kiện khí hậu tỉnh Lào Cai theo không gian và thời gian. Tuy nhiên, giữa ranh giới của sự phân hoá khí hậu và ranh giới phân bố của cây trồng được xác định một cách tương đối.

- Căn cứ vào các chỉ tiêu nhiệt, ẩm, độ dài mùa lạnh, độ dài mùa khô, độ cao địa hình đã được phân cấp trong phân loại sinh khí hậu tỉnh Lào Cai.

* Bước 3: Lập ma trận với các cột thể hiện các loại sinh khí hậu còn các hàng thể hiện các yếu tố tham gia đánh giá đã được phân cấp. Giá trị thích nghi được thể hiện bằng các điểm số tỉ lệ tương ứng.

* Bước 4: Tổng hợp kết quả đánh giá

Để đánh giá tổng hợp mức độ thích nghi đối với từng loại sinh khí hậu, tác giả tiến hành xây dựng các công thức đánh giá như sau:

- Tổng tỉ lệ điểm thích nghi đối với các nhân tố chính (∑Sc):

Trong đó:

ST là số điểm thích nghi đối với nhiệt độ trung bình năm SR là số điểm thích nghi đối với lượng mưa trung bình năm SN là số điểm thích nghi đối với độ dài mùa lạnh

Sn là số điểm thích nghi đối với độ dài mùa khô k là tổng số điểm thích nghi tối đa (100%)

- Tổng tỉ lệ điểm thích nghi đối với các nhân tố khác (∑Sk):

Trong đó:

Sh là số điểm thích nghi đối với độ cao địa hình

Ss là số điểm thích nghi đối với tổng số giờ nắng / năm

Sf là số điểm thích nghi đối với số ngày có sương muối Se là số điểm thích nghi đối với độ ẩm tương đối

∑Sk = Sh + Ss + Sf +Se k

ST + SR + SN ++Sn k

- Tỉ lệ thích nghi trung bình đối với các loại sinh khí hậu (S):

Như vây, trong kết quả đánh giá, tổng tỉ lệ điểm thích nghi đối với các nhân tố chính (∑Sc) được tính hệ số 2; tổng tỉ lệ điểm thích nghi đối với các nhân tố khác (∑Sk) được tính hệ số 1.

Ví dụ: Đánh giá mức độ thích nghi của loại sinh khí hậu IVC4a đối với cây thảo quả được tính như sau:

∑Sc = (2 + 0 + 1) / 6 = 3/ 6

∑Sk = (2 + 2 + 0) / 6 = 4/6

⇒ S = (2 . 3/6 + 4/6) . 100/ 3 = 100/ 18 = 55,56%

Vậy, đối với loại sinh khí hậu IVC4a cây thảo quả có tỉ lệ thích nghi trung bình là 55,56% (mức độ tương đối thích nghi).

Một phần của tài liệu đánh giá tài nguyên khí hậu tỉnh lào cai phục vụ phát triển một số cây dược liệu (Trang 79 - 82)