. Kết quả PCR chẩn đoán lậu cầu với cặp mồi HO1 – HO3 Giếng 1 đến 6: các bệnh phẩm d− ơng tính với PCR, giếng
3. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến nhiễm C.trachomatis
− Bệnh nhân nam có tỷ lệ nhiễm C.trachomatis cao hơn bệnh nhân nữ (19,7% so với 10,2%). OR= 2,15 (1,24 – 3,76).
− Bệnh nhân nữ d−ới 25 tuổi có tỷ lệ nhiễm C.trachomatis cao hơn bệnh nhân nữ các nhóm tuổi khác. OR= 7,44. (2,61 – 21,6).
− Bệnh nhân độc thân có tỷ lệ nhiễm C.trachomatis cao hơn bệnh nhân có gia đình (25,8% so với 12,3%). OR= 2,47 (1,51 – 4,02).
− Bệnh nhân lây bệnh từ bạn tình hoặc gái mại dâm có tỷ lệ nhiễm
C.trachomatis cao hơn bệnh nhân lây bệnh từ vợ/chồng (22,2% và 16,5% so với 9%).
Bạn tình/ Vợ, chồng: OR= 2,87 (1,57 – 5,29) Mại dâm/ Vợ, chồng: OR= 1,99 (0,93 – 4,23)
− Bệnh nhân nam tiết dịch đục có tỷ lệ nhiễm C.trachomatis cao hơn bệnh nhân nam tiết dịch trong (27,9% so với 16,2%). OR= 2,0 (1,01 – 3,96).
− Bệnh nhân nam có viêm đỏ ở quy đầu có tỷ lệ nhiễm C.trachomatis
cao hơn bệnh nhân nam không có viêm (25,4% so với 14,4%). OR= 2,02 (1,01 – 4,31).
− Bệnh nhân đã dùng kháng sinh tr−ớc xét nghiệm có tỷ lệ PCR chẩn đoán C.trachomatis d−ơng tính thấp hơn bệnh nhân ch−a dùng kháng sinh (20,7% so với 13,7%). OR= 1,64 (1,01 – 2,66).
− Không có sự khác biệt về tỷ lệ nhiễm C.trachomatis trong hai nhóm bệnh nhân mắc và không mắc lậu (15,4% và 16,5%).
Kiến nghị
Dựa vào các kết quả thu đ−ợc, chúng tôi có 1 số kiến nghị sau:
− áp dụng PCR vào chẩn đoán C.trachomatis thay thế cho ph−ơng pháp miễn dịch sắc ký cổ điển ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện trang thiết bị và nhân lực.
− ở các phòng khám da liễu, đối t−ợng nên đ−ợc chỉ định xét nghiệm bắt buộc để chẩn đoán C.trachomatis: bệnh nhân nam tiết dịch đục, bệnh nhân nam có viêm đỏ quy đầu, bệnh nhân nữ d−ới 25 tuổi, bệnh nhân độc thân, bệnh nhân lây bệnh từ gái mại dâm hay bạn tình.
− Khuyến cáo bệnh nhân không đ−ợc điều trị kháng sinh tr−ớc khi làm xét nghiệm. Đánh giá kết quả chẩn đoán PCR thận trọng nếu bệnh nhân đã dùng kháng sinh tr−ớc đó.