So sánh PCR với xét nghiệm miễn dịch sắc kí vμ

Một phần của tài liệu áp dụng kỹ thuật pcr trong chẩn đoán nhiễm chlamydia trachomatis đường sinh dục tiết niệu (Trang 70 - 72)

. Kết quả PCR chẩn đoán lậu cầu với cặp mồi HO1 – HO3 Giếng 1 đến 6: các bệnh phẩm d− ơng tính với PCR, giếng

3.So sánh PCR với xét nghiệm miễn dịch sắc kí vμ

đề xuất quy trình chẩn đoán sớm nhiễm CT đ−ờng sinh dục, tiết niệu.

Ph−ơng pháp miễn dịch sắc kí hiện đang đ−ợc sử dụng rộng rãi để chẩn đoán CT tại các tuyến y tế tỉnh, huyện do có nhiều −u điểm vì đây ph−ơng pháp xét nghiệm đơn giản, không đòi hỏi nhiều trang thiết bị, cho kết quả nhanh trong vòng 45 phút. Tuy nhiên, xét nghiệm miễn dịch sắc kí cũng nh− các test nhanh chẩn đoán CT đều có độ nhạy và độ đặc hiệu rất thấp. Một nghiên cứu tại Philipin cho thấy khi so sánh với PCR, độ nhạy của test nhanh Clearview Chlamydia MF chẩn đoán CT với bệnh phẩm dịch cổ tử cung là 53,5%, với bệnh phẩm dịch âm đạo là 31,1%, còn độ nhạy test nhanh Chlamydia Rapid Test là 71% với bệnh phẩm là dịch âm đạo [64].

Một nghiên cứu ở Anh do tác giả Mahilum-Tapay tiến hành cũng sử dụng test nhanh Chlamydia Rapid Test thấy khi so sánh với PCR, độ nhạy của test nhanh chỉ đạt 81,6% [43]. Một nghiên cứu khác ở Mỹ đã so sánh 3 ph−ơng pháp chẩn đoán CT là PCR, ELISA và ph−ơng pháp tìm kháng nguyên Chlamydiazyme thấy độ so với PCR, độ nhạy và độ đặc hiệu của ELISA là 95,7% và 93,1%; còn độ nhạy và độ đặc hiệu của ph−ơng pháp Chlamydiazyme là 69,6% và 97,2% [74]. Do có độ nhạy thấp nên nhiều tác giả khuyến cáo không nên dùng test nhanh để chẩn đoán CT, kể cả dùng để sàng lọc vì test sàng lọc có thể có độ đặc hiệu thấp, nh−ng độ nhạy phải cao vì nh− vậy mới có thể phát hiện đ−ợc hết các bệnh nhân.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ nhạy của xét nghiệm miễn dịch sắc kí so với PCR là 74,4%, độ đặc hiệu là 71,0% (Bảng 3.9). Chúng tôi thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của miễn dịch sắc kí đều thấp do các nguyên nhân sau:

- Xét nghiệm miễn dịch sắc kí dựa trên nguyên lí kết hợp kháng nguyên và kháng thể, kháng nguyên của CT đ−ợc dùng để phát hiện trong xét nghiệm này là LPS. Để phản ứng d−ơng tính cần phải có một l−ợng t−ơng đối lớn kháng nguyên, nghĩa là l−ợng vi khuẩn trong bệnh phẩm phải nhiều. Do đó xét nghiệm này bỏ sót các bệnh nhân có l−ợng vi khuẩn thấp, dẫn đến độ nhạy thấp.

- LPS là một kháng nguyên rất phổ biến ở vỏ các loại vi khuẩn, bao gồm tất cả các chủng Clamydia, do đó, xét nghiệm miễn dịch sắc kí có thể có phản ứng chéo với tất cả các chủng Chlamydia là có thể cả với các vi khuẩn khác [12]. Do đó độ đặc hiệu của xét nghiệm thấp do chẩn đoán d−ơng tính nhầm với các loại vi khuẩn khác.

Ngoài ra, xét nghiệm miễn dịch sắc kí đ−ợc sản xuất để xét nghiệm ở tất cả các tuyến y tế, đ−ợc thực hiện bởi các tất cả các đối t−ợng nhân viên y

tế, bao gồm cả các kĩ thuật viên ch−a có nhiều kinh nghiệm, điều này cũng ảnh h−ởng đến độ nhạy và độ đặc hiệu của phản ứng.

Nh− vậy, rõ ràng là PCR có nhiều −u điểm hơn miễn dịch sắc kí. Để xác định chính xác nhiễm CT đ−ờng sinh dục tiết niệu thì phải sử dụng PCR. Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật hiện đại, phức tạp, đòi hỏi phải có một phòng Labo chuẩn với trình độ tay nghề cao của kỹ thuật viên. Vì vậy thật khó áp dụng ở tuyến d−ới. Điều này nếu không có một quy trình cụ thể để chẩn đoán sớm, rất dễ bỏ sót nhiều bệnh nhân, dễ dẫn tới biến chứng trầm trọng. Chính vì vậy chúng tôi đề xuất một quy trình nhằm phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, phù hợp với tình hình hiện nay ở tuyến d−ới:

- Đa số ở các cơ sở y tế da liễu, sản phụ khoa, huyết học tuyến d−ới không có các phòng xét nghiệm chẩn đoán CT nên đầu tiên là chẩn đoán sớm thông qua “Tiếp cận hội chứng” (Syndromatic approach) dựa trên các triệu chứng sớm: đái buốt, tiết dịch.

- Chỉ có những bệnh nhân sau khi điều trị không khỏi thì mới làm xét nghiệm miễn dịch sắc kí.

- Hoặc có thể chuyển lên tuyến trên làm PCR. Có nh− vậy mới tránh đ−ợc bỏ sót bệnh nhân, tránh đ−ợc các biến chứng trầm trọng.

Một phần của tài liệu áp dụng kỹ thuật pcr trong chẩn đoán nhiễm chlamydia trachomatis đường sinh dục tiết niệu (Trang 70 - 72)