Nhận xét chung về các bệnh nhân nghiên cứu Tuổi và giớ

Một phần của tài liệu áp dụng kỹ thuật pcr trong chẩn đoán nhiễm chlamydia trachomatis đường sinh dục tiết niệu (Trang 64 - 68)

. Kết quả PCR chẩn đoán lậu cầu với cặp mồi HO1 – HO3 Giếng 1 đến 6: các bệnh phẩm d− ơng tính với PCR, giếng

1.Nhận xét chung về các bệnh nhân nghiên cứu Tuổi và giớ

1.1. Tuổi và giới

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng ph−ơng pháp lấy mẫu liên tục trong khoảng từ tháng 8/2006 đến tháng 11/2006, đ−ợc 555 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu, trong đó có 350 bệnh nhân nam, chiếm 63,1% và 205 bệnh nhân nữ, chiếm 36,9%. Số bệnh nhân nam cao gấp 1,7 lần số bệnh nhân nữ (Bảng 3.2 và biểu đồ 3.2). Số liệu này của chúng tôi t−ơng đ−ơng với số liệu của Diệp Xuân Thanh cũng tiến hành tại Viện Da liễu Quốc gia trong 2 năm 1997 và 1998, tỷ lệ nam là 64%, nữ là 36% [3]. Một nghiên cứu ở Đài Loan thống kê trong số 653 bệnh nhân đến khám tại phòng khám các BLTQĐTD, nam chiếm tỷ lệ 72%, nữ chiếm tỷ lệ 28% [14]. Tuy nhiên số liệu này của chúng tôi ng−ợc lại hẳn so với một số thống kê khác trên thế giới. Theo số liệu của CDC thì tỷ lệ mắc các bệnh gây tiết dịch sinh dục ở nữ cao hơn của nam. Năm 2006 tỷ lệ mắc lậu ở nữ giới là 130,1/100.000 dân t−ơng đ−ơng với ở nam là 131,6/100.000 dân; tuy nhiên tỷ lệ nhiễm CT có sự khác biệt lớn, ở nữ là 511,7/100.000 dân còn ở nam là 171,5/100.000 dân [13]. Nghiên cứu của Dhawan ở ấn Độ tại phòng khám BLTQĐTD trong 100 bệnh nhân tiết dịch sinh dục thấy có 83 bệnh nhân nữ và 17 bệnh nhân nam [19]. Theo số liệu của Viện Da liễu Quốc gia trong năm 2007 có 171.273 bệnh nhân nữ và 40.203 bệnh nhân nam mắc BLTQĐTD đ−ợc báo cáo trên toàn quốc. Tuy số liệu này ch−a phản ánh sát tình hình thực tế của BLTQĐTD nh−ng chúng tôi thấy rằng ở Việt Nam tỷ lệ l−u hành BLTQĐTD nói chung và các bệnh gây tiết dịch sinh dục nói riêng ở nữ cao hơn ở nam, t−ơng tự với nhiều nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, khi thống kê ở Viện Da liễu Quốc gia, tỷ lệ bệnh nhân nam cao hơn theo chúng tôi có một số nguyên nhân sau đây:

- Các bệnh nhân nữ ở Việt Nam còn có tâm l ý e ngại khi đến khám bệnh tại các cơ sở y tế, họ th−ờng tự mua thuốc hoặc là đến các cơ sở y tế t− nhân để điều trị.

- Các bệnh nhân nam khi mắc bệnh th−ờng có biểu hiện triệu chứng rõ ràng hơn ở bệnh nhân nữ nên họ th−ờng đi khám bệnh tại các phòng khám BLTQĐTD. Còn các bệnh nhân nữ th−ờng có biểu hiện triệu chứng nhẹ hoặc không có biểu hiện triệu chứng, nhiều bệnh nhân nữ đ−ợc phát hiện khi đi khám tại các cơ sở y tế sản phụ khoa, kế hoạch hoá gia đình hoặc đ−ợc phát hiện thông qua các ch−ơng trình sàng lọc CT.

Vì vậy theo chúng tôi, cần đặt ra vấn đề tăng c−ờng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của các bệnh nhân nữ bị tiết dịch sinh dục, vì nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng cho bản thân bệnh nhân và con của họ.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, độ tuổi các bệnh nhân nghiên cứu t−ơng đối trẻ, độ tuổi trung bình là 32,6 ± 8,57, trong đó độ tuổi 25 đến 29 có tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là nhóm tuổi 30 - 34 (Bảng 3.1 và biểu đồ 3.1). Tuổi là yếu tố rất quan trọng đối với các bệnh BLTQĐTD. BLTQĐTD chiếm tỷ lệ cao ở nhóm tuổi sinh hoạt tình dục mạnh. Lứa tuổi này cũng khác nhau tuỳ từng quốc gia, tuỳ từng khu vực. ở các n−ớc ph−ơng Tây, Mỹ, các n−ớc phát triển, lứa tuổi lần đầu quan hệ tình dục rất sớm và lứa tuổi hoạt động tình dục mạnh cũng sớm hơn so với các n−ớc Châu á, các n−ớc đang phát triển. ở Mỹ, lứa tuổi bắt đầu quan hệ tình dục rất sớm nên ở nhóm tuổi 15 - 19 tỷ lệ mắc các BLTQĐTD là cao nhất (năm 2006 là 647,9/100.000 dân ở nữ và 279,1/100.000 dân ở nam) sau đó giảm dần khi

Nghiên cứu của Chen ở Đài Loan cũng cho thấy lứa tuổi bị bệnh nhiều nhất là < 20 tuổi [14]. Tuy nhiên ở một n−ớc đang phát triển nh− Jamaica, tỷ lệ bệnh nhân đến khám tại phòng khám các BLTQĐTD nhiều nhất ở độ tuổi 20 - 24 (29,1%) tiếp đến là nhóm bệnh nhân 25 - 29 tuổi (19,8%), rồi mới đến nhóm bệnh nhân 15 - 19 tuổi (16%) [21].

Lứa tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn nh−ng có lẽ do lứa tuổi sinh hoạt tình dục tại Việt Nam cao hơn các n−ớc khác, vả lại điều kiện chăm sóc, phát hiện bệnh tại Việt Nam cũng khó khăn và muộn hơn. Bệnh nhân không chăm sóc cho chính bản thân mình nhiều, không nhận biết đ−ợc các biểu hiện của bệnh để đi khám và chẩn đoán sớm.

So với nhiều nghiên cứu của các tác giả trong n−ớc nh− Nguyễn Thị Ngọc Yến, Vũ Tuấn Anh thì lứa tuổi mắc cao nhất là 25 đến 34 tuổi phù hợp với kết quả của chúng tôi [1, 4]. Đây là lứa tuổi sinh hoạt tình dục mạnh và cũng là lứa tuổi sinh đẻ chủ yếu tại Việt Nam. Với tỷ lệ nhiễm CT cao ở lứa tuổi này, CT là yếu tố nguy hiểm ảnh h−ởng tới sức khoẻ sinh sản của ng−ời phụ nữ Việt Nam.

Nh− vậy tuỳ từng nghiên cứu tại từng n−ớc khác nhau mà tỷ lệ nhiễm CT tập trung ở các lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu của các tác giả trên đều cho thấy tỷ lệ nhiễm CT cao nhất ở lứa tuổi còn trẻ là lứa tuổi đang hoạt động tình dục mạnh. Đây cũng là lứa tuổi dễ mắc nhiều bệnh lây truyền qua đ−ờng tình dục khác và điều này càng ảnh h−ởng nhiều đến sức khoẻ sinh sản, ảnh h−ởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh.

1.2. Các đặc điểm khác của bệnh nhân

Trong nghiên cứu của chúng tôi, có tới 27,2% số bệnh nhân không muốn khai báo nghề nghiệp, điều này là do bệnh nhân mắc các BLTQĐTD không muốn bệnh này ảnh h−ởng đến cuộc sống cũng nh− công việc của họ. Nhóm tỷ lệ bệnh nhân là cán bộ chiếm tỷ lệ cao thứ 2 là 22,3% (Bảng 3.3 và

biểu đồ 3.3). Theo chúng tôi, điều này không có nghĩa là đối t−ợng cán bộ có nguy cơ mắc các bệnh LTQĐTD cao hơn các nhóm khác mà có lẽ là do họ có trình độ, có hiểu biết về bệnh nên đi khám và điều trị nhiều hơn so với các nhóm bệnh nhân khác. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Yến [4] và Diệp Xuân Thanh [3], tỷ lệ bệnh nhân làm nghề tự do cao nhất, tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này là 17,8%, thấp hơn nhóm cán bộ. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không nói thật nghề nghiệp của mình nên chúng tôi không đánh giá đ−ợc chính xác yếu tố nghề nghiệp trong BLTQĐTD.

Về trình độ học vấn, chúng tôi thấy rằng số bệnh nhân có trình độ cấp 3 và cao đẳng - đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, lần l−ợt là 38,7% và 35,3% (Bảng 3.4 và biểu đồ 3.4). Điều này một lần nữa cho thấy rằng các bệnh nhân có trình độ sẽ đi khám bệnh nhiều hơn. Mặt khác, tuy Viện Da liễu Quốc gia nhận điều trị các bệnh nhân trên toàn quốc, nh−ng đa số các bệnh nhân đến từ Hà Nội và các vùng phụ cận, nơi có trình độ học vẫn của dân c− cao hơn các vùng khác, còn các bệnh nhân ở vùng sâu vùng xa nơi trình độ học vấn thấp ít khi đến tuyến trung −ơng khám và điều trị nếu bệnh không trầm trọng. Nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh cũng nêu ra nhận định này [1].

Trong số bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nhân có gia đình là 70,1%, bệnh nhân độc thân là 29,4% (Bảng 3.5 và biểu đồ 3.5), tỷ lệ này cũng t−ơng đ−ơng với nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh [1].

Chỉ có 4,7% bệnh nhân không xác định đ−ợc nguồn lây bệnh, khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Yến nhóm này chiếm tỷ lệ cao nhất [4]. Điều này có thể do trình độ học vấn của các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các nghiên cứu tr−ớc đây. Đa số các bệnh nhân tự xác định nguồn lây bệnh là từ bạn tình (38,9%) và vợ hoặc chồng (37,8%), còn tỷ lệ lây qua mại dâm là thấp hơn (18,6%) (Bảng 3.6 và biểu đồ 3.6). Nhóm bệnh nhân lây bệnh qua bạn tình cần đ−ợc quan tâm vì bạn tình của bệnh nhân th−ờng có

nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh, tỷ lệ bệnh nhân lây qua vợ/ chồng chiếm tỷ lệ rất cao (70%), có lẽ là do trong nghiên cứu đó tỷ lệ bệnh nhân nữ cao hơn bệnh nhân nam và họ có xu h−ớng lây bệnh từ chồng do chồng có nhiều bạn tình khác [1]. Trái lại nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ bệnh nhân cao hơn nên tỷ lệ các bệnh nhân này lây bệnh từ vợ là thấp hơn.

Một phần của tài liệu áp dụng kỹ thuật pcr trong chẩn đoán nhiễm chlamydia trachomatis đường sinh dục tiết niệu (Trang 64 - 68)