Việc dùng kháng sinh

Một phần của tài liệu áp dụng kỹ thuật pcr trong chẩn đoán nhiễm chlamydia trachomatis đường sinh dục tiết niệu (Trang 77 - 78)

. Kết quả PCR chẩn đoán lậu cầu với cặp mồi HO1 – HO3 Giếng 1 đến 6: các bệnh phẩm d− ơng tính với PCR, giếng

4.5.Việc dùng kháng sinh

4. các yếu tố nguy cơ liên quan tới nhiễm CT

4.5.Việc dùng kháng sinh

Việc dùng kháng sinh tr−ớc khi làm xét nghiệm có ảnh h−ởng đến tỷ lệ nhiễm CT. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trong nhóm bệnh nhân ch−a sử dụng kháng sinh tr−ớc đó, tỷ lệ CT d−ơng tính là 20,7%, còn trong nhóm bệnh nhân đã sử dụng kháng sinh, tỷ lệ CT d−ơng tính là 13,7% (Bảng 3.21 và biểu đồ 3.19).

Nghiên cứu của Dreses-Werringloer cho thấy là khi sử dụng kháng sinh azithromycin số l−ợng thể vùi giảm xuống rất nhanh chóng [22], điều đó cũng có nghĩa là l−ợng DNA CT giảm đi, làm cho tỷ lệ d−ơng tính DNA giảm đi. Do đó nếu bệnh nhân ch−a đ−ợc điều trị tr−ớc đó thì tỷ lệ d−ơng tính CT sẽ cao hơn và chẩn đoán sẽ chính xác hơn. Nghiên cứu của Dreses- Werringloer cũng cho thấy là sau khi sử dụng kháng sinh, CT không chết ngay mà tr−ớc tiên trở thành dạng ẩn hay dạng thể vùi đặc biệt. Sau đó, nếu ngừng kháng sinh thì các CT này lại hoạt động trở lại, có khả năng gây bệnh và lây truyền. Nh− vậy, việc tự ý dùng kháng sinh không đúng cách không chỉ làm giảm giá trị của ph−ơng pháp chẩn đoán bệnh mà còn làm bệnh tái phát, nguy cơ tạo thành các chủng CT kháng thuốc.

4.6. Đồng nhiễm với lậu cầu

Do CT là vi khuẩn ký sinh nội bào, việc chẩn đoán trong phòng xét nghiệm còn gặp nhiều khó khăn. Hầu hết các phòng xét nghiệm, đặc biệt ở các n−ớc đang phát triển không có khả năng chẩn đoán CT bằng nuôi cấy tế

bào hay bằng sinh học phân tử, vì vậy các phác đồ điều trị lậu cầu của WHO [72] hay CDC [13] đều khuyến cáo điều trị đồng thời CT mà không cần xét nghiệm. Quan điểm này đ−ợc ủng hộ vì một số nghiên cứu cho kết quả tỷ lệ đồng nhiễm CT ở những bệnh nhân lậu cao từ 38,4% đến 69,97% [20, 42, 52, 55]. Tuy nhiên, cũng có những nghiên cứu lại cho kết quả ng−ợc lại là tỷ lệ đồng nhiễm lậu và CT rất thấp. Nghiên cứu của Christian tại Nepan trong khoảng 1999-2001 trên 1177 phụ nữ vùng nông thôn cho thấy tỷ lệ nhiễm lậu là 2,3% và nhiễm CT là 1%, đặc biệt là không có ca đồng nhiễm nào [15]. Một nghiên cứu sàng lọc cộng đồng ở Hà Lan phát hiện đ−ợc 166 bệnh nhân lậu, trong số này chỉ có 4 bệnh nhân nhiễm đồng thời CT [6]. Nghiên cứu dịch tễ học lậu và CT tiến hành tại bang Colorado – Mỹ cho kết quả là mỗi bệnh có một tính chất dịch tễ học riêng biệt: bệnh nhân nhiễm CT có xu h−ớng trẻ hơn bệnh nhân lậu, đối t−ợng nhiễm CT có phân bố địa d− phân tán hơn bệnh nhân lậu. Do đó tỷ lệ đồng nhiễm lậu và CT chỉ < 10% [75].

Nh− vậy, vấn đề đồng nhiễm lậu và CT vẫn còn nhiều khác biệt giữa các khu vực địa d−, các quần thể nghiên cứu.

Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả là không có mối liên quan giữa nhiễm lậu và CT: ở nhóm bệnh nhân PCR lậu d−ơng tính, tỷ lệ nhiễm CT là 15,4%, tỷ lệ này ở nhóm bệnh nhân PCR lậu âm tính là 16,5% (Bảng 3.23 và biểu đồ 3.21.

Một phần của tài liệu áp dụng kỹ thuật pcr trong chẩn đoán nhiễm chlamydia trachomatis đường sinh dục tiết niệu (Trang 77 - 78)