7. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của
nguyện của một số địa phương
Kinh nghiệm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của tỉnh Quảng Bình [21]
Xác định công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, BHXH tỉnh Quảng Bình đã tập trung mọi nguồn lực triển khai. Nhờ đó, số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tăng nhanh qua các năm, tạo tiền đề hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
Hết năm 2017, toàn tỉnh Quảng Bình có 72.071 người tham gia BHXH, đạt 14,04% lực lượng lao động; trong đó chỉ có 5.166 người tham gia BHXH tự nguyện. Số người chưa tham gia tập trung chủ yếu ở khu vực lao động ngoài nhà nước và thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Trước tình hình đó, BHXH tỉnh Quảng Bình đã đưa ra nhiều giải pháp tham mưu, tranh thủ sự chỉ đạo của UBND tỉnh, phối hợp với các ban, ngành liên quan; nâng cao hiệu quả, đổi mới công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia chính sách BHXH tự nguyện. Trong đó, tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ đại lý thu BHXH giỏi, chuyên nghiệp; xây dựng mô hình tuyên truyền, vận động phù hợp và đảm bảo tính bền vững của người dân khi tham gia BHXH, nhất là BHXH tự nguyện.
Để nâng cao chất lượng cán bộ đại lý, từ quý III/2018, BHXH tỉnh đã nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng khai thác mới dành cho nhân viên đại lý thu. Chương trình đào tạo tập trung chủ yếu vào thực hành các kỹ năng “mềm” phục vụ công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý sự từ chối, kỹ năng tìm khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng cán bộ đại lý, thời gian qua, BHXH tỉnh Quảng Bình cũng tìm tòi, xây dựng các hình thức tuyên truyền phù hợp với người dân địa phương. Ngoài các hình thức tuyên truyền cơ bản như panô, áp phích, chuyên mục phát thanh tại các thôn, xã, phường, trong năm 2019, BHXH tỉnh đã xác định mô hình “Hội nghị tuyên truyền trực tiếp” là hình thức chủ yếu để tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện. Trong đó, quan trọng nhất là chọn lựa người có tiềm năng để tiếp cận và tư vấn bước 1
trước khi mời đến dự Hội nghị tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện. Sau khi xác định đủ người có tiềm năng do đại lý thu báo cáo, BHXH huyện làm việc với UBND xã, phối hợp với Bưu điện tổ chức Hội nghị tuyên truyền trên địa bàn xã. Tại Hội nghị, người dân đến tham dự sẽ được cung cấp các thông tin cơ bản, giải đáp các thắc mắc về chính sách BHXH tự nguyện. Đặc biệt, những người dân tham gia BHXH tự nguyện tại Hội nghị sẽ được cơ quan BHXH in, cấp sổ BHXH ngay.
Với những giải pháp đó, đến hết tháng 7/2019, số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 11.399 người, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2017 và 1,5 lần so với năm 2018. Đặc biệt, BHXH tỉnh Quảng Bình đã về đích sớm và đạt 108,5% kế hoạch của BHXH Việt Nam giao trong năm 2019 về chỉ tiêu phát triển BHXH tự nguyện. Đây là kết quả cao nhất từ trước đến nay về công tác tuyên truyền vận động, phát triển người dân tham gia chính sách BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Kinh nghiệm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của tỉnh Nghệ An [22]
Nghệ An là tỉnh đầu tiên trong cả nước triển khai BHXH nông dân và sau đó chuyển sang BHXH tỉnh quản lý nên có số người tham gia BHXH tự nguyện khá lớn. Tính đến hết tháng 9/2020, tỉnh Nghệ An có 68.818 người tham gia BHXH tự nguyện, tăng 18.853 người (37,73%) so với năm 2019.
Hiện Nghệ An đang dẫn đầu cả nước về số người tham gia BHXH tự nguyện, chiếm hơn 8% tổng số người tham gia toàn quốc. Trong quá trình phát triển BHXH tự nguyện, Nghệ An đã xây dựng nhiều giải pháp đạt hiệu quả cao như:
BHXH từ tỉnh đã tăng cường công tác tham mưu với chính quyền địa phương; phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện. Chú trọng vai trò của cấp ủy chính quyền xã, phường, thị trấn
trong quá trình triển khai chính sách tại địa phương như: Giao chỉ tiêu phát triển số người tham gia BHXH tự nguyện; đề nghị chính quyền địa phương báo cáo kết quả số người tham gia BHXH tự nguyện theo các thời điểm; phối hợp, chủ trì tổ chức các Hội nghị tuyên truyền, đối thoại chính sách, đại diện cấp ủy, chính quyền địa phương phát biểu chỉ đạo hội nghị. Tận dụng lợi thế, thế mạnh của các ngành, tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể trong công tác tuyên truyền: Tập hợp, quy tụ hội viên tham dự các hoạt động; lồng ghép phát triển BHXH tự nguyện qua các mô hình có sẵn của hội; lựa chọn cán bộ các ngành làm nhân viên đại lý thu, cộng tác viên tuyên truyền; phối hợp tuyên truyền đưa hội viên cấp cơ sở tham gia BHXH tự nguyện.
BHXH tỉnh luôn tận dụng tối đa cơ hội để tiếp cận với từng nhóm đối tượng tiềm năng với cách thức tuyên truyền, vận động phù hợp như: với nhóm lao động là nông dân, tiểu thương: Tổ chức hội nghị, tuyên truyền trực tiếp ngay tại nhà, nơi người lao động đang làm việc. Với nhóm người lao động đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp: Tuyên truyền ngay tại Trung tâm Dịch vụ việc làm. Với nhóm lao động đã nghỉ việc, về sinh sống tại địa phương: Mời tham dự Hội nghị, tư vấn trực tiếp tại nhà và tư vấn ngay tại bộ phận “Một cửa” nơi người lao động đăng ký hưởng BHXH 1 lần. Bên cạnh đó, thời gian qua, BHXH tỉnh đã quan tâm, đẩy mạnh việc sử dụng kênh truyền thông trên mạng xã hội về BHXH mang lại những hiệu quả tích cực, đặc biệt là việc tiếp cận với tầng lớp người dân, lao động trẻ tuổi.
Kinh nghiệm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của tỉnh Sơn La [4]
Bên cạnh những phương tiện truyền thống, ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Sơn La còn có nhiều cách làm hay, sáng tạo nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đưa địa phương trở thành điểm sáng, tiêu biểu của cả nước về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Năm 2018, toàn tỉnh mới có 4.495 người tham gia BHXH tự nguyện, thì đến 31/12/2020 số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 25.226 người, tăng 20.731 người so với năm 2018. Sơn La đã vươn lên đứng trong top 5 tỉnh dẫn đầu toàn quốc về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Tỉnh được đánh giá là một trong những điểm sáng của cả nước về phát triển BHXH, đặc biệt là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Với đặc thù là tỉnh miền núi, kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, phần lớn dân số là đồng bào dân tộc ít người, với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà” tranh thủ thời gian được nghỉ ngơi, ngày nghỉ hàng tuần đi đến từng hộ gia đình nên công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian vừa qua đã mang lại kết quả rất tích cực, Sơn La được đánh giá là một trong những điểm sáng của cả nước về phát triển BHXH, đặc biệt là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Đặc biệt, cùng với đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên của BHXH, BHXH tỉnh Sơn La đã phát huy vai trò của già làng, trưởng bản trong công tác tuyên truyền, vận động, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Đây là cách làm hiệu quả, phù hợp với tập quán sinh hoạt mang tính chất cộng đồng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí không đồng đều. Với cách làm này, những khoảng cách về địa lý, ngôn ngữ đã được xóa bỏ. Thông qua già làng, trưởng bản, người có uy tín trong dòng họ giải thích cho người dân, con, cháu hiểu rõ lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện.
Mới đây, BHXH tỉnh Sơn La đã phối hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện. Ngay sau buổi lễ ra quân toàn tỉnh đã vận động, phát triển mới được 407 người tham BHXH tự nguyện. Đáng chú ý là thị xã Mộc Châu vận động được 98 người tham gia, huyện Mai Sơn vận động được 64 người, huyện Yên Châu vận động được 50 người tham gia.
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng BHXH tỉnh Sơn La vẫn đã chủ động, nỗ lực vượt khó, thực hiện linh hoạt các giải pháp
truyền thông, vận động để khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu “kép”, vừa mở rộng hiệu quả diện bao phủ người tham gia BHXH tự nguyện, vừa đảm bảo đúng các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 với những kết quả tích cực.