7. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Cơ cấu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thực tế cho thấy, sự ra đời của chính sách BHXH tự nguyện cũng như việc vận dụng nó vào thực tiễn ở nước ta trong 10 năm qua được xem là một trong những chính sách ưu việt và đầy tính nhân văn cho NLĐ tự do làm việc ở khu vực kinh tế phi chính thức. Bởi tham gia BHXH tự nguyện, người lao động tự do có thu nhập thấp sẽ được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động, góp phần bảo đảm cuộc sống khi về già.
Bảng 2.2. Cơ cấu tham gia BHXH tự nguyện từ 2015 đến 2020 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 Số đối tượng tham
gia BHXH TN 467 552 546 920 1.770 2.781
2 Đối tượng NAM 255 274 278 463 838 1.218
3 Đối tượng NỮ 212 278 268 457 932 1.563
Nguồn: Báo cáo Kết quả công tác năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020 BHXH thành phố Huế
Từ năm 2021, điều kiện về tuổi đời để được hưởng lương hưu mỗi năm tăng thêm nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi. Năm 2020, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt trên 2.781 người; tăng 1.011, hơn gấp đôi so với số tham gia năm 2019, trong đó nữ giới tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm hơn 50 %.
Qua bảng số liệu trên, ta thấy đến năm 2020 số lượng đối tượng có giới tính nam tham gia BHXH tự nguyện đạt tỷ lệ 43,8%, ít hơn so với đối tượng có giới tính nữ đạt tỷ lệ 56,2%.
Như vậy, có thể thấy tỉ lệ nữ giới tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cao hơn nam giới, nguyên nhân là do điều kiện tuổi đời để được hưởng lương hưu luôn thấp hơn nam giới, trong khi tuổi thọ bình quân của nữ giới cao hơn nam giới khoảng hơn 3 tuổi.