7. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Khuyến nghị đối với Bảo hiểm xã hội thành phố Huế
Trong quá trình thực hiện công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHXH thành phố nên bám sát các Đại lý thu, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập mà đại lý thu phường phản ánh.
Tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức đáp ứng được yêu cầu và thách thức trong công việc, có cơ hội tham gia các buổi huấn luyện thực tế được tổ chức thường xuyên để mọi người có thể trải nghiệm và học hỏi. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ đại lý thu BHXH tự nguyện hàng năm.
Đưa ra các chính sách khen thưởng, các chính sách phúc lợi, tạo thêm nhiều đãi ngộ thiết thực đối với các đại lý thu khi hoàn thành tốt chỉ tiêu và các nhiệm vụ được giao. Đó là nguồn năng lượng, là động lực thúc đẩy họ làm việc và cống hiến cho tổ chức.
Xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển về BHXH phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển chung của thành phố, đồng thời thể chế hoá những chính sách cụ thể về mở rộng loại hình BHXH tự nguyện.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở chương 2 và nghiên cứu quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước về phát triển BHXH tự nguyện đến năm 2030. Trong mục phương hướng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đến năm 2030, tác giả đã đưa ra qua điểm của Đảng về BHXH tự nguyện; Định hướng phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế; Mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ đó đề xuất 5 giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Cụ thể là các giải pháp về quy định các chế độ BHXH tự nguyện, về mức đóng, tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến về BHXH tự nguyện, nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức; sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các cấp, các ngành với mục đích khuyến khích người lao động tham gia, bảo đảm cuộc sống khi về già.
Đồng thời, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội thành phố Huế, Uỷ ban nhân dân thành phố Huế nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
An sinh xã hội là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển bền vững, đồng thời là vấn đề mang tính cấp bách cho sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia, khu vực. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, BHXH tự nguyện ngày càng giữ vai trò đắc lực trong việc góp phần bảo đảm công bằng xã hội và phát triển xã hội một cách bền vững. Thực tế cho thấy, vai trò của BHXH tự nguyện càng ngày càng chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội.Tuy nhiên hiện nay, số người tham gia loại hình BHXH này vẫn còn rất ít, đòi hỏi cơ quan BHXH thành phố Huế cần có những giải pháp mới nhằm phát triển BHXH tự nguyện nói chung và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nói riêng.
Kết quả nghiên cứu đã được thể hiện ở ba chương của luận văn. Tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, nêu lên thực trạng về phát triển đối tượng BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, làm rõ được những vấn đề như: những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Kết hợp với những kinh nghiệm của các phường trên địa bàn, luận văn nêu lên phương hướng từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển đối tượng BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trách nhiệm nặng nề, cấp bách đang đặt ra đối với các nhà hoạch định và thực thi chính sách BHXH Việt Nam là phải sớm có giải pháp cụ thể và đồng bộ, sửa đổi chính sách, pháp luật về BHXH, nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập, những khó khăn, tồn tại; tiếp tục củng cố, hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách về BHXH nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế trong tình hình mới, đảm bảo BHXH phải phát huy đúng vai trò là trụ cột quan trọng nhất trong hệ thống an sinh xã hội.
Thực tế tìm hiểu về tình hình phát triển BHXH tự nguyện tại thành phố Huế giai đoạn 2015-2020 cho thấy, mặc dù số lượng người tham gia chương trình bảo hiểm này có tăng lên, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch vẫn đảm bảo qua các năm nhưng so với lực lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện trong toàn thành phố thì vẫn còn khá thấp. Kết quả khảo sát các đối tượng chưa tham gia trong thành phố cho thấy, phí đóng bảo hiểm cao, lợi ích của việc tham gia còn hạn chế và thời gian đóng bảo hiểm dài là những lý do chủ yếu dẫn đến tỷ lệ người tham gia vẫn còn là con số rất khiêm tốn.
Hiện nay, BHXH Việt Nam đã có những thay đổi lớn trong chính sách phát triển BHXH tự nguyện liên quan đến mở rộng đối tượng tham gia, cải thiện chính sách hỗ trợ người tham gia cũng như quyền lợi cho người tham gia, chính sách này đã được triển khai rộng rãi đến các tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, để những thay đổi này có kết quả tốt đòi hỏi BHXH cần thực hiện một cách rốt ráo hơn kết hợp với nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến các quy định mới, bổ sung các chính sách ưu đãi để nâng cao nhận thức của người dân lao động về BHXH tự nguyện.
Để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được kết quả cao cần thực hiện các giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách BHXH tự nguyện, tăng cường các giải pháp về tổ chức triển khai BHXH tự nguyện. Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống BHXH và ASXH tiến tới áp dụng chế độ BHXH cho mọi người lao động là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ mới.
Cuối cùng, tác giả đưa ra một số các khuyến nghị với BHXH Việt Nam, BHXH thành phố Huế, UBND thành phố Huế nhằm giúp cho công tác triển khai phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được kết quả cao hơn và đảm bảo tốt mục tiêu an sinh xã hội./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Nghị quyết số 15- NQ/TW của Hội nghị lần thứ năm về việc ban hành Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012- 2020, ngày 01/6/2012.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, ngày 23/5/2018. 3. Báo cáo: “Kết quả công tác từ năm 2015 đến 2020 của BHXH thành phố
Huế, phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2030”, phòng Truyền thông và Phát triển đối tượng BHXH thành phố Huế.
4. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam: Linh hoạt các giải pháp phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Sơn La, ngày 23/01/2021.
5. Bảo hiểm xã hội Thừa Thiên Huế (2017), Về việc triển khai thực hiện Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT theo Quyết đinh số 595/QĐ-BHXH.
6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), Quyết định 959/QĐ-BHXH về Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN.
7. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Quyết định 595/QĐ-BHXH về Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN.
8. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2018), Cẩm nang về chính sách BHXH tự nguyện (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.
9. Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị số 15-CT/TW về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH, ngày 26/05/1997.
10.Bộ Chính Trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (2012), Nghịquyết số 21- NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, ngày 22/11/2012.
11.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mac - Lê nin. “Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
12.Bộ phận thu bảo hiểm xã hội tự nguyện (năm 2015- 2020), Báo cáo tổng hợp công tác thu BHXH tự nguyện thường niên năm từ 2015 – 2020 của BHXH thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
13.Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2016), Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện, ngày 18/02/2016. 14.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nghị định số
12/CP về việc ban hành Điều lệ BHXH Việt Nam, ngày 26/01/1995.
15.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nghị định số 19/CP về việc ban hành Thành lập hệ thống BHXH Việt Nam, ngày 16/02/1995.
16.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Nghị định số 134/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyên, ngày 29/12/2015.
17. Chính phủ (2015), Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015, Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, Hà Nội.
18.Chính phủ (2016), Nghị định 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016, Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội.
19.Chính phủ (2016), Nghị định số 166/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016, Nghị định quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội.
20.Chính phủ (2017), Nghị quyết 125/NQ-CP ngày 06/02/2017, Nghị quyết về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội.
21.Chuyên mục An sinh xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Quảng Bình: Đột phá trong phát triển người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, ngày 29/8/2019.
22.Chuyên mục An sinh xã hội của Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Nghệ An dẫn đầu cả nước về số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện, ngày 30/10/2020.
23.Hoàng Mạnh Cừ và Đoàn Thị Thu Hương: sách “Giáo trình Bảo hiểm xã hội” (2011), Nhà xuất bản Tài chính.
24.Nguyễn Văn Định (2008), Giáo trình An sinh xã hội, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
25.Phạm Ngọc Hà (2011), Các giải pháp tăng cường BHXH tự nguyện cho nông dân ở tỉnh Quảng Nam, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. 26.Mỹ Hoa (2011), Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện: Vì sao ít thu hút
người dân tham gia, Báo Quảng Ngãi.
27.Bùi Thị Hải Hòa (2020), Quản lý nhà nước về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ, Huế. 28.Học viện hành chính Quốc gia (2009), Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã
hội, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
29.Bùi Văn Hồng (2004), Nghiên cứu mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với người lao động tự tạo việc làm, Đề tài khoa học, Trung tâm nghiên cứu khoa học BHXH, Hà Nội.
30.Lê Thị Thu Hương (2007), Bảo hiểm xã hội tự nguyện. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng, Luận văn thạc sĩ Luật.
31.Mai Thị Hường (2019), Báo cáo thực trang và đề xuất các giải pháp mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.
32.ILO (1999), “Social Security in the world”, ISBN 92-2-110736-1.
33.Nguyễn Văn Khánh (2010), “Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện khu vực phi chính thức ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
34.Bùi Sỹ Lợi (2019), Nghiên cứu mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội đối với lao động phi chính thức ở Việt Nam.
35.Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII về “Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội”.
36.Nghị quyết số 528/2018/UBTVQH14 ngày 26/5/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2019-2021”.
37.Nguyễn Tiến Phú (2002), Cơ sở lý luận cho việc định hướng thực hiện loại hình BHXH tự nguyện ở Việt Nam trong thời gian tới, Đề tài khoa học, Cơ quan BHXH Việt Nam, Hà Nội.
38. Dương Thảo Phương (2004), Pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
39.Đỗ Thị Xuân Phương (2010), Đánh giá 3 năm triển khai Luật BHXH, Đề tài khoa học, cơ quan BHXH Việt Nam, Hà Nội.
40.Phạm Thị Lan Phương (2015), Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Luận án tiến sĩ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
41.Trương Thị Phượng, Nguyễn Thị Hiển, 2013, Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động khu vực phi chính thức tại tỉnh Phú Yên, Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, số tháng 02/2013.
42. Lê Thị Quế (2012), Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách BHXH tựnguyện ở Việt Nam, Đề tài khoa học, cơ quan BHXH Việt Nam, Hà Nội.
43.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật số 71/2006/QH11 về việc ban hành Luật BHXH, ngày 29/6/2006.
44.Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2014), Luật bảo hiểm Xã hội, Số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014.
46. Quyết định số 38/2019/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ
sửa đổi, bổ sung Quyết định số60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 quy định cơ
chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
47.Quyết định số 51/2018/QĐ-TTg ngày 25/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2019-2021.
48.Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
49.Đỗ Văn Sinh (2001), Quỹ Bảo hiểm xã hội đảm bảo sự cân đối ổn định giai đoạn 2000-2020, Đề tài khoa học cấp Bộ.
50.Diệp Văn Sơn (2008), Cải cách hành chính - Những vấn đề cần biết. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51.Nguyễn Lưu Tuyết Sương (2019), Phát triển đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, Luận văn thạc sĩ, Huế.
52.Trần Yên Thái (2014), Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng,