7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Giá trị tham khảo cho thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong những năm qua, công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở thành phố Huế đã có những nguyển biến tích cực, số người tham gia năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, số người tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn thấp chưa đạt chỉ tiêu đề ra, chưa tương xứng với tiềm năng đang có.
Từ thực tiễn về kinh nghiệm phát triển BHXH tự nguyện trong thời gian qua ở một số phường của thành phố Huế, rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách BHXH tự nguyện, đồng thời huy động sự tham gia mạnh mẽ của toàn xã hội.
Thứ hai, tích cực tham mưu, tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương; chủ động phối hợp, xây dựng các chương trình phối hợp dài hạn, hàng năm với các Ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện.
Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ trong thực hiện chính sách BHXH tự nguyện; đối với cơ quan BHXH phải thường xuyên nghiên cứu, rà soát các quy định về thủ tục hành chính đối với BHXH tự nguyện, để sửa đổi, bổ sung những thủ tục không còn phù hợp. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ BHXH tự nguyện, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký tham gia BHXH tự nguyện.
Thứ tư, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật BHXH tự nguyện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền cả về số lượng và chất lượng, đổi
mới nội dung, hình thức tuyên truyền, lấy NLĐ làm trung tâm; hoàn thiện, mở rộng hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện, tập trung đào tạo đội ngũ nhân viên hiểu biết về chính sách BHXH tự nguyện, mỗi người là một tuyên truyền viên BHXH tự nguyện, giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia cho các đại lý thu và có cơ chế khen thưởng hợp lý. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ trong thực hiện chính sách BHXH tự nguyện.
Thứ năm, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của các hệ thống đại lý thu, đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHXH tự nguyện.
BHXH thành phố Huế cần xây dựng niềm tin của nhân dân đối với chính sách BHXH qua việc tập trung đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền BHXH chú trọng tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan truyền thông, cơ quan thông tấn, báo chí, cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hiện đại. Qua đó, giúp người dân, người lao động hiểu rõ quyền, lợi ích của việc tham gia BHXH trên cơ sở nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc chủ trương, quan điểm của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, từ đó, tạo sự đồng thuận, chủ động tham gia.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã tiến hành làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về BHXH tự nguyện và phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Là một loại hình nằm trong hệ thống BHXH nói chung nên BHXH tự nguyện cũng có bản chất như BHXH. Bên cạnh những điểm chung, BHXH tự nguyện có những điểm riêng biệt, vì vậy tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến BHXH tự nguyện như: đặc điểm, vai trò, nguyên tắc và các chính sách của BHXH tự nguyện. Đồng thời đề xuất một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về nội dung phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, các chỉ tiêu chủ yếu bao gồm:
- Gia tăng mức độ bao phủ của hệ thống BHXH tự nguyện; - Kích thích nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người dân;
- Hoàn thiện, mở rộng mạng lưới hệ thống đại lý thu BHXH tự nguyện; - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH tự nguyện;
- Đổi mới các chế độ BHXH tự nguyện được hưởng; - Nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện;
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.
Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện của 3 tỉnh: Quảng Bình, Nghệ An, Sơn La; từ đó đưa ra giá trị tham khảo cho thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát về thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số, lao động
Vị trí địa lý
Thành phố Huế là đô thị trung tâm của tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích 265,99 km² (năm 2020); có tọa độ địa lý từ 16030’45’’ đến 16024’00’’ vĩ độ Bắc và từ 107031’45’’ đến 107038’00’’ kinh độ Đông. Thành phố có tổng diện tích tự nhiên là 7.168,49 ha chiếm 1,42% toàn Tỉnh, được tổ chức thành 27 phường.
Thành phố Huế nằm ở trung độ của cả nước, trên trục Bắc - Nam, các tuyến đường bộ, đường sắt. Thành phố nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn đang phát triển nhanh như khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội. Thành phố Huế có vị trí địa lý thuận lợi và có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô toàn Tỉnh cũng như khu vực miền Trung [60].
Điều kiện tự nhiên
Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, đồi Thiên An, Vọng Cảnh.
Thành phố hội đủ các dạng địa hình: Đồi núi, đồng bằng, sông hồ tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên đô thị văn hóa lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch, thể thao khác nhau [60].
Dân số
Theo số liệu thống kê, dân số trung bình toàn thành phố Huế là 652.572 người. Mật độ dân số toàn thành phố năm 2020 là 2.453 người / km2; trong đó mật độ phân bổ dân cư cao nhất là phường Tây Lộc, Phú Hiệp, Phú Nhuận, Phước Vĩnh, Phú Hội, Thuận Thành, Thuận Hòa, Thuận Lộc và thấp nhất là phường Kim Long, Hương Long, Thủy Biều, An Tây. Sự phân bố dân cư trên địa bàn thành phố không đều nên dẫn đến tỷ lệ tham gia BHXH của người dân ở các phường có sự chênh lệch lớn.
Lao động
Trong năm những năm vừa qua, thông qua các chương trình dạy nghề giới thiệu việc làm, các kênh vốn đã phối hợp hỗ trợ góp phần giải quyết việc làm cho 4.575 lao động trên địa bàn thành phố. Trong đó, qua nguồn vốn vay ưu đãi cho người nghèo, vốn vay giải quyết việc làm và các nguồn vốn khác tại Ngân hàng chính sách xã hội thành phố đã tạo điều kiện cho gần 2.687 hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp vay vốn với tổng doanh số cho vay hơn 8,6 tỷ đồng. Từ nguồn vốn vay này đã tạo điều kiện cho nhiều người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện, đảm bảo cuộc sống khi về già.
2.1.2. Điều kiện kinh tế
Về kinh tế
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, tạo nhiều thuận lợi cho người dân có khả năng tài chính để tham gia BHXH nhằm bảo vệ tối ưu hơn nữa quyền lợi an sinh thiết thân của người lao động, hướng tới việc bảo đảm quyền an sinh xã hội của mọi công dân.
Về dịch vụ - du lịch
Trong những năm gần đây kinh tế xã hội của thành phố Huế đã phát triển mạnh, chủ yếu vào lĩnh vực khai thác Dịch vụ - Du lịch, góp phần đẩy mạnh sự phát triển chung của tỉnh Thừa Thiên Huế theo hướng tích cực. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt trên dưới 10% [60].
2.1.3. Điều kiện xã hội
Về chính sách xã hội
Thành phố Huế không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về hệ thống chính sách xã hội, từ đó tạo sự chuyển biến tích cực, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng, đối tượng yếu thế, người nghèo, hộ thuộc diện khó khăn và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Về truyền thông
Công tác thông tin truyền thông được đẩy mạnh tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Đã tập trung thông tin đầy đủ, kịp thời cung cấp cho báo chí hàng ngày trên Cổng Thông tin Điện tử của tỉnh, website, mạng xã hội. BHXH thành phố luôn phối hợp với Đài phát thanh truyền hình thành phố phát sóng các chuyên mục, phóng sự, tin tức để tuyên truyền về chính sách BHXH. [60].
Bản đồ 2.1 Bản đồ Hành chính thành phố Huế
2.2. Thực trạng Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Số lượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Với mục tiêu ngày càng có nhiều người được bảo đảm an sinh xã hội sau khi hết tuổi lao động. Lao động trong khu vực phi chính thức có việc làm bấp bênh, thiếu ổn định, không có hợp đồng lao động hoăc hợp đồng thỏa thuận miệng, thời gian làm việc dài, thu nhập thấp. Tiền lương bình quân của lao động phi chính thức thấp hơn của lao động chính thức ở tất cả các vị trí việc làm nên chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời từ năm 2007 nhằm tạo cơ hội cho mọi người lao động này được tham gia bảo hiểm xã hội, đảm bảo cuộc sống ổn định sau này.
Trong bối cảnh nhiều khó khăn “khủng hoảng toàn cầu” năm 2020, với nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, tạm dừng hoạt động, giải thể tăng cao, việc phát triển nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội cũng gặp không ít khó khăn và thách thức.
Trong khi đó, việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức của người dân, vào mong muốn của nhóm lao động yếu thế được gia nhập vào hệ thống an sinh xã hội nhân văn này. Tuy nhiên, có lẽ càng trong khó khăn, người lao động càng nhìn rõ nguy cơ đe dọa tương lai của mình, họ càng nhận thức sâu sắc hơn việc cần có một điểm tựa an toàn, và lựa chọn chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện là lựa chọn tối ưu và an toàn nhất.
Để có cái nhìn tổng quan về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện của các đại lý thu của phường trên địa bàn thành phố Huế, chúng ta sẽ xem xét thực trạng về bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay trên địa bàn thành phố Huế, cụ thể như bảng 2.1a và 2.1b:
Bảng 2.1a. Số người tham gia BHXH tự nguyện của 16 đại lý thu phía Bắc thành phố Huế từ năm 2015 đến năm 2020
Nguồn: Báo cáo Kết quả công tác năm 2015đến năm 2020 BHXH thành phố Huế
Nhận thức được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nhiều người dân đã tự giác tham gia, bên cạnh đó nhiều lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi nghỉ việc ở các doanh nghiệp có ý thức và lựa chọn tham gia tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện để đảm bảo quá trình đóng bảo hiểm xã hội của chính mình. S T T Đại lý UBND phường
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) 1 Phú Thuận 0 0,0 8 160 0 0,0 0 0,0 0 0,0 18 85,7 2 Phú Bình 3 100 1 20 0 0,0 0 0,0 0 0,0 34 200,0 3 Tây Lộc 9 180 6 116,6 4 57,1 3 17,6 3 12,0 25 52,1 4 Thuận Lộc 13 144,4 16 100 18 90 27 72,9 101 224,4 163 262,9 5 Phú Hiệp 5 166,6 3 60 4 66,6 4 36,3 14 100,0 23 62,2 6 Phú Hậu 2 100 2 50 0 0,0 0 0,0 0 0,0 58 193,3 7 Thuận Hòa 4 133,3 0 0,0 0 0,0 0 0,0 6 42,9 11 29,7 8 Thuận Thành 4 80 7 116,6 4 44,4 8 53,3 9 50,0 8 25,0 9 Phú Hòa 7 233,3 4 80 0 0,0 0 0,0 0 0,0 30 187,5 10 Phú Cát 1 50 0 0,0 0 0,0 0 0,0 23 164,3 34 103,0 11 Kim Long 6 120 8 100 8 66,6 12 75 29 120,8 76 181,0 12 Hương Sơ 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 6 42,9 4 12,9 13 Thủy Biều 12 300 8 160 7 77,7 6 40 6 27,3 40 129,0 14 Hương Long 10 50 0 0,0 0 0,0 0 0,0 8 57,1 46 148,4 15 Thủy Xuân 14 350 4 57,1 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 16 An Hòa 4 133,3 5 125 0 0,0 2 22,2 2 13,3 9 30,0
Bảng 2.1b. Số người tham gia BHXH tự nguyện của 13 đại lý thu phía Nam thành phố Huế từ năm 2015 đến năm 2020
S T T Đại lý UBND phường
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) Thực hiện Tỷ lệ (%) 1 Vĩ Dạ 15 500 9 180 0 0,0 0 0,0 0 0,0 38 82,6 2 Phường Đúc 2 66,6 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 31 106,9 3 Vĩnh Ninh 0 0,0 0 0,0 0 0,0 2 22,2 2 14,3 31 206,7 4 Phú Hội 12 240 15 214 9 81,8 6 35,2 9 40,9 6 21,4 5 Phú Nhuận 13 650 8 133,3 5 50 7 43,7 11 47,0 27 108,0 6 Xuân Phú 6 50 3 60 0 0,0 0 0,0 5 35,7 58 170,6 7 Trường An 19 380 10 142,8 12 133,3 0 0,0 0 0,0 51 137,8 8 Phước Vĩnh 9 450 1 33,3 0 0,0 0 0,0 3 21,4 45 97,8 9 An Cựu 2 66,6 0 0,0 0 0,0 0 0,0 0 0,0 22 44,0 1 An Đông 9 128,5 10 83,3 7 36,8 8 34,7 25 89,3 16 36,4 11 An Tây 4 80 4 50 0 0,0 0 0,0 0 0,0 3 13,0 12 Công ty BH PVI Huế 234 334,2 274 152,2 279 87,1 432 96 645 124 824 101,1 13 Bưu điện Tỉnh TT Huế 138 153,3 167 61,8 186 36,1 278 37,0 1,175 119,8 1,050 97,2
Nguồn: Báo cáo Kết quả công tác năm 2015 đếnnăm 2020 BHXH thành phố Huế
Số người tham gia BHXH tự nguyện không ngừng tăng lên qua các năm, nhưng đối tượng tham gia của 29 đơn vị không đồng đều. Năm 2020, đơn vị phường Vĩnh Ninh đạt 206,7%; Thuận Lộc đạt 262,9%; Phú Bình đạt 200%; Công ty Bảo hiểm PVI Huế đạt 101,1% với tỷ lệ khá cao. Nhưng một số đơn vị thì không phát triển được đối tượng nào hoặc phát triển quá thấp, như đơn vị phường Thủy Xuân đạt 0%; đơn vị phường An Tây đạt 13%; đơn vị phường Hương Sơ đạt 12,9%.
2.2.2. Cơ cấu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Thực tế cho thấy, sự ra đời của chính sách BHXH tự nguyện cũng như việc vận dụng nó vào thực tiễn ở nước ta trong 10 năm qua được xem là một trong những chính sách ưu việt và đầy tính nhân văn cho NLĐ tự do làm việc ở khu vực kinh tế phi chính thức. Bởi tham gia BHXH tự nguyện, người lao động tự do có thu nhập thấp sẽ được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động, góp phần