Nội dung quản lý nhà nước về dân số cấp huyện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 38 - 43)

Một là, tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật và triển khai thực hiện chiến lược, chương trình và đề án về công tác dân số tại địa phương

Ngay sau khi có Pháp lệnh DS 2003, Pháp lệnh DS sửa đổi năm 2008, Nghị định 114/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về DS và trẻ em, Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, tổ chức triển khai pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật về DS, DS- SKSS dưới nhiều hình thức như: tổ chức Hội nghị triển khai pháp luật về DS, phát hành tài liệu phân phát đến cán bộ công chức viên chức từ huyện đến xã và đến địa bàn dân cư. Tổ chức các Hội thi tìm hiểu pháp luật DS, thực hiện đăng tin bài phổ biến pháp luật DS lên website của huyện và của Chi cục DS-

30

KHHGĐ Tỉnh ký hợp đồng với đài phát thanh truyền hình phổ biến pháp luật về DS.

Tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chương trình và đề án về công tác DS theo chỉ dẫn của cấp trên. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện đồng bộ các mục tiêu, giải pháp. Hiện nay QLNN về các lĩnh vực liên quan đến công tác DS toàn quốc thực hiện theo Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011-2020, Các Chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác DS đảm bảo hiệu quả.

Việc thực hiện các dự án, đề án trên thông qua thực hiện các mô hình truyền thông DS, cung cấp dịch vụ DS-SKSS. Xây dựng phân bố kinh phí cho từng dự án, đề án theo chỉ dẫn cấp trên, đồng thời tham mưu UBND cấp huyện hỗ trợ kinh phí bổ sung để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu trong đặc thù riêng của quận.

Triển khai thực hiện chính sách có liên quan đến DS cấp huyện nhằm đảm bảo tác động thay đổi trạng thái DS hiện tại như: về quy mô DS với của huyện miền núi, chính sách hỗ trợ người thực hiện KHHGĐ, chính sách về xử phạt đối với cán bộ, đảng viên vi phạm sinh con thứ 3 trở lên, lồng ghép chỉ tiêu sinh con thứ ba trở lên vào tiêu chí bình xét xã văn hóa, thôn và gia đình văn hóa, chính sách hỗ trợ hoạt động cho bộ máy DS cấp huyện.

Hai là, Tổ chức bộ máy, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên môn về công tác dân số tại địa phương

Sau khi có chỉ dẫn của chi cục DS- KHHGĐ tỉnh sẽ hình thành tổ chức bộ máy QLNN về DS cấp huyện. Vận hành bộ máy để thực hiện QLNN và triển khai thực hiện nhiệm vụ về DS tại huyện. Củng cố BCĐ công tác DS các cấp, hình thành đơn vị chuyên trách QLNN về công tác DS cấp huyện (Phòng DS) ở Trung tâm Y tế cấp huyện trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh.

31

Hệ thông tin quản lý được ứng dụng công nghệ thông tin để thu thập, xử lý, phân tích, tìm kiếm, lưu trữ và cung cấp những thông tin, số liệu cần thiết phục vụ quản lý, điều hành hoạt động và hỗ trợ ra quyết định cho Trung tâm Y tế cấp huyện thông qua Phòng DS. Mạng lưới thu thập thông tin gắn liền với mạng lưới CTV làm công tác truyền thông, thu thập thông tin và cung cấp dịch vụ DS. CTV chuyển đổi cách quản lý DS từ sổ quản lý cố định hàng năm sang sổ A0 giúp cho CTV không phải ghi chép nhiều, theo dõi biến động thường xuyên, cập nhật và lưu trữ thông tin không bị chồng chéo, trùng lặp.

Từ năm 2013, CTV thực hiện phiếu thu tin về DS-KHHGĐ, sau khi cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã thẩm định, thông tin biến động sẽ được cập nhật vào phần mềm MIS. Ứng dụng phần mềm quản lý DS-SKSS trên máy tính (MIS và RMIS) hỗ trợ bộ phận thống kê, tổng hợp, giám sát được chính xác, nhanh hơn, số liệu chuẩn hơn và giảm thiểu được tình trạng thất lạc thông tin.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ DS các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách DSPT. Đưa nội dung DS và phát triển vào chương trình đào tạo, tập huấn, nghiên cứu khoa học.

Thực hiện hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về DS cần thiết cho từng bộ phận chức năng. Tạo điều kiện thuận lợi để nhân sự tham gia đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kiến thức. Trung tâm Y tế cấp huyện thông qua Phòng DS kết hợp với Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách DS và CTV DS xã.

32

Ba là, triển khai hoạt động phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân số với các ban, ngành liên quan trên địa bàn

Thực hiện hướng dẫn công tác phối hợp giữa cơ quan chủ quản QLNN về công tác DS với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác có liên quan việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chương trình DS - KHHGĐ cho các lãnh đạo, cán bộ làm công tác DS - PT, tại cấp huyện, để QLNN về công tác DS có hiệu quả, việc phối hợp giữa các Ban, Ngành cấp huyện mang tính quyết định.

Chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, đặc biệt là sự chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo công tác DS các cấp và sự nỗ lực to lớn của đội ngũ công tác DS sẽ tạo được nhiều kết quả tốt trong hoạt động QLNN về công tác DS.

Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành nhằm tăng cường chỉ đạo, điều phối hoạt động của các ngành, cơ quan có chức năng quản lý các lĩnh vực liên quan tới DSPT.

Phối hợp trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác DS cho cán bộ chuyên trách công tác DS xã , thị trấn và CTV công tác DS thôn, tổ. Phối hợp trong tổ chức, chỉ đạo triển khai chương trình Mục tiêu quốc gia về công tác DS. Hướng dẫn thực hiện kế hoạch các đề án trong lĩnh vực công tác DS.Phối hợp trong công tác truyền thông, vận động, chuyển đổi hành vi, kết hợp triển khai tốt Chiến dịch truyền thông lồng ghép với việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ; tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; sàng lọc trước sinh và sơ sinh; kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; tư vấn và chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Chú trọng những vùng miền khó khăn, các đối tượng khó tiếp cận, nhóm yếu thế nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, thực hành về DS - SKSS. Mở rộng giáo dục về công tác DS, giới, sức khoẻ tình dục trong và ngoài nhà trường. Đưa nội dung công

33

tác DS là một nội dung truyền thông thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương để thực hiện tốt các đề án trên

Bốn là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công tác dân số

Định kỳ tháng, tuần Trung tâm Y tế cấp huyện thông qua Phòng DS giao ban với các cán bộ chuyên trách DS xã, thị trấn để triển khai các nhiệm vụ trong tuần, tổng kết, đánh giá và triển khai nhiệm vụ từng tháng, kịp thời bổ sung các thiếu sót của từng đơn vị, giúp cács xã, thị trấn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tham mưu UBND huyện, Chi cục DS – KHHGĐ Tỉnh thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về DS và các nội dung liên quan đến tuyên truyền, phổ biến và thực hiện lựa chọn giới tính khi sinh dưới mọi hình thức.

Năm là, tổng kết, đánh giá thực hiện quản lý nhà nước và triển khai thực hiện các nhiệm vụ về công tác dân số

Tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả tác động của các chính sách DS đến toàn bộ cấu trúc DS và phát triển để duy trì và bổ sung nhiều chính sách khác đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tác động cần thiết vào các quá trình DS.Tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả bộ máy QLNN về công tác DS để duy trì hay đề xuất mô hình tổ chức bộ máy cho phù hợp để tiếp tục triển khai quản lý đầy đủ các nội dung về công tác DS.

Tổng kết, đánh giá tác động của thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia DS – KHHGĐ tại địa phương về DS để tiếp tục duy trì hay đề xuất phương pháp hoạch định đảm bảo giải quyết toàn diện các vấn đề về DS tại huyện đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo nhân tố con người trong tình hình mới. Tổng kết, đánh giá hiệu quả trong kiểm tra, giám sát để đề xuất các hình thức kiểm tra, giám sát hiệu quả. Tiếp tục nghiên cứu toàn diện về vấn đề

34

DSPT để mở rộng các nội dung thanh tra đảm bảo nâng cao chất lượng DS trong tình hình mới.

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân số

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)