Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về công tácdân số

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 43 - 44)

1.3.1. Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về công tác dân số

Chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, quy định của Nhà nước về công tác DS bao gồm các mục tiêu, chương trình từ định hướng đến cụ thể. Tuy nhiên chủ trương, chính sách về công tác DS có đi vào cuộc sống, đạt được mục tiêu hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và cụ thể hóa của cấp ủy, chính quyền các cấp. Sự quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách DS vào thực tiễn sẽ mang lại hiệu quả trong QLNN về công tác DS tại các địa phương.

Nhận thức về công tác DS là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác DS là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, việc nhận thức tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách DS từ KHHGĐ sang DS- PT một cách toàn diện về cả quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng DS sẽ thúc đẫy kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh phát triển nhanh, bền vững.

Chính sách DS phải bảo đảm cân bằng, hài hoà giữa quyền và nghĩa vụ của mọi người dân; giữa việc tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi với thực thi nghiêm kỷ cương pháp luật; giữa việc mở rộng, ứng dụng các kỹ thuật mới với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân cần sự đầu tư đồng bộ, từ con người cơ sở vật chất đến ưu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế để bảo đảm nguồn lực cho công tác DS.

35

1.3.2. Năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về công tácdân số

Năng lực đội ngũ cán bộ QLNN về công tác DS ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác DS. Cán bộ công tác DS là cầu nối giữa chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước với người dân. Đòi hỏi cần phải có chuyên môn, nghiệp vụ sâu rộng, sự nhiệt tình trách nhiệm để tuyên truyền, phổ biến, vận động và hướng dẫn nhân dân thực hiện và chấp hành tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS, nếu đội ngũ cán bộ công tác DS có năng lực chuyên môn tốt sẽ triển khai thực hiện hiệu quả công tác DS và ngược lại. Tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với trọng tâm công tác DS trong từng thời kỳ, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp uỷ, chính quyền các cấp và sự quản lý chuyên môn, nghiệp vụ.Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác DS theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương, đồng thời thực hiện quản lý chuyên môn thống nhất. Có chính sách đãi ngộ thoả đáng, nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cộng tác viên ở thôn, bản,...

Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về DS. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ, tạo thuận lợi cho người dân. Đẩy nhanh triển khai thực hiện đăng ký DS và cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thống nhất dùng chung đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội. Cung cấp số liệu đầy đủ, tin cậy và dự báo DS chính xác phục vụ việc lồng ghép các yếu tố DS trong xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội. Vì thế đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến QLNN về công tác DS.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số tại huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)